Lương châu từ.

Bài ca châu Lương nầy rất được nhiều người ưa thích ở đất Giao chỉ có lẻ nhờ câu kết ăn khớp với khung cảnh chinh chiến mà dân ta dã gánh chịu từ bao nhiêu thế kỷ qua
      Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Từ nghìn xưa tráng sĩ ra đi có mấy khi trở về. Tâm tình nầy rất phù hợp với cuộc đời nhà binh, trong đó làm sao không có anh em đoàn Cọp Biển. Và trong đoàn Cọp Biển đó có một con khi ghi lạ̣i chiến tích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã không quên nhắc lại bài đường thi đó của thi hào Vương Hàn sáng tác vào đầu thế kỷ thứ 8. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông Thanh Nghị ghi là của Lý Thái Bạch trong cuốn Tân Tự Điển Việt Nam Minh Họa của ông. Bài đường thi đó như sau:
 
     Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
     Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
     Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
     Cổ lai chinh chiến kỳ nhân hồi.
 

Chỉ có 28 chữ mà chan chứa biết bao tâm tình. Trong 28 chữ đó có những chữ có vẻ dành riêng cho “nhà binh” nhưng lại không nhà binh chút nào cả. Tuyệt ở chổ đó, mà gây nhiều ngộ nhận cũng ở chổ đó. Thử diễn dịch bài Hán thơ nầy ra tiếng quốc ngữ trứơc khi bàn đến các ngộ nhận đã có từ khuya và sẽ còn có thể có về sau nầy.

Khung cảnh là một bửa tiệc ở “hậu cứ”, vì chỉ ở nơi nầy mới có rượu nho ngon và ly tách quí. Tác giả dùng chữ “mỹ tửu” nghe qua lạ tai vì rượu thì chỉ có ngon cùng không, chứ sao lại đẹp, mà đẹp đến làm cho ly đựng rượu ngời sáng lên. Tôi nghĩ là tác giả khéo léo mượm ánh sáng của ly rượu để ám chỉ cái ánh mắt long lanh “thèm rỏ dãi” của chàng tráng sĩ, cũng như mắt của  mấy anh chàng mũ xanh từ tiền tuyến ra hậu trạm đã từng rực sáng khi nhìn thấy “Johnny đ̣i bộ” vậy. Chữ mỹ còn gợi lên hình ảnh của mỹ nhân, người đẹp Liêu Trai lờn vờn trong lúc nửa tỉnh nửa say làm cho anh lính chiến thèm thuồng nhểu nhảo tùm lum.

Cũng phải ở “hậu cứ” thì mới có nhạc, tuy thời đó chỉ có nhạc thôi chứ chưa có “nhót”. Nhạc tỳ bà chỉ là nhạc thính phòng nhằm thêm men cho rượu, thêm thèm cho khách : dục ẩm tỳ bà...Tỳ bà là loại đàn dây người ta thường thấy trên tay các cung phi, hay tiên nữ, trong tranh xưa Tác giả đã dùng tỳ bà để khách thêm hứng thú khi thưởng thức ly rượu ngon, chứ đâu có ý để cho khách “mã thượng truy phong”, hay thượng mã (dù không có phong). Tự nghìn xưa có bao giờ thiên hạ dùng đàn dây để thúc quân.

“Bóng cờ tiếng trống xa xa” tiển người chinh phu lên đường để cho chinh phụ cảm thấy “Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng”. Kèn trống mới đủ sức để thúc quân, chưa thấy sách nào nói thúc quân với tỳ bà là loại nhạc cụ dùng cho nhạc êm dịu. Thời của Vương Hàn thiên hạ chưa biết nhót, nếu không thì chắc thế nào ông cũng đã có vài câu thơ để đời về nhót chứ không chỉ có về nhậu.

Người tráng sĩ thời đó và chiến binh thời nay, lâu ngày “chay lạt” nơi “sa trường” đã được khuyến khích bởi chủ nhân, kích thích bởi nhạc công nên đã “vô” đến hoắc cần câu nằm ngay đơ cán cuốc ra “sa trường”. Chừng ấy mới giựt mình, ngượng ngập vì nhận thấy mình quá chén trước bao nhiêu quan khách rất ư tư cách chốn hậu phương nên đã chống chế kiểu “ thân trai già cỏi chiến trường”, “ trải chốn nghèo tuổi được bao nhiêu” hay “ra đi chẳng hẹn ngày về”...để mong thiên hạ thông cảm.

Bài thơ chưa tới 30 chữ mà mô tả tâm tình người lính chiến rất mục thâm trầm, thấm thía. Ý thơ đã hay mà chữ dùng cũng rất độc đáo. Độc đáo đến gây hoang mang ngộ nhận cho khá nhiều nhiều đọc giả. Câu  đầu và câu kết thì no problem, nhưng ngay câu thứ hai đã làm thiên hạ té ngựa, hạ mã.

Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Cái bẩy ở đây là hai chữ “mã thượng”. Khi nói đến người tráng sĩ của thế kỷ thứ 8, người đọc bị ám ảnh bởi không khí chiến chinh nên đã hiểu “mã thượng” là “lên ngựa” một cách rất tự nhiên vì tráng sĩ và tuấn mã như hình với bóng ai còn lạ gì.. Hiểu như thế chẳng có gì sai trái nhưng là chỉ hiểu một cách riêng rẻ. Chứ đặc vào khuông khổ của câu thơ khởi đầu bằng hai chữ “dục ẩm” nghĩa là “hối uống”, thì hiểu “lên ngựa” đâm ra lảng quẻ. Chả lẻ giữa bửa tiệc rượu khi được chủ nhân mời uống, tráng sĩ lại lên ngựa “quất mã truy phong?” Quả là vô lý. Vô lý vì ngay câu tiếp theo tráng sĩ đã say mèm nài nỉ thiên hạ đừng chê cười anh đang nằm trên sân cát vì lở quá chén.. Rỏ ràng  là anh đang nằm trên “sa trường” chứ có “lên ngựa” chạy đi đâu được vì đã say rồi chớ đâu chỉ “muốn say”.

Chính cái “sa trường” nầy cũng là một đầu mối gây hiểu lầm. Người chiến sĩ đã thiết tha nhắc nhở quan khách hiện diện (và cho cả các thế hệ về sau) rằng đừng cười anh say sưa, lần nầy còn gặp anh trên “sa trường” nầy, nhưng vì lẽ “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” nên lần sau rất có triển vọng sẽ chỉ thấy…xác anh trên “sa trường”.Cái độc đáo là ở hai cái “sa trường” nầy tuy chẳng ăn nhậu gì với nhau nhưng lại rất khắn khích với nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Các anh em mũ xanh cũng như tôi chắc chắn là thích cái sa trường kia hơn cái sa trường sau nầy. Đây cũng là cái thâm của Hán. (Hán lúc nào cũng thâm, sẽ bàn sau).

Sa trường diễn ra tiếng quốc ngữ có nghĩ là “sân cát”, nhưng chữ Hán cũng có nghĩa là tiền tuyến, là chiến trường. Trong khung cảnh của bài thơ, chẳng trách đọc giả bị mê hoặc bởi hình ảnh người tráng sĩ nên đã nghĩ ngay đến “lên ngựa” phi ra chiến trường. Thực ra “mã thượng” trong bài thơ chỉ có nghĩa đơn sơ là “khẩn trương”, nói theo lề lối của các “đỉnh cao trí tuệ” thời nay. Nói có sách mách có chứng, sau đây là “chứng” để các bạn không bảo là tôi bố láo chớ có ai hiểu lầm như thế bao giờ. Mời các bạn đọc bản dịch của ông Trần Trọng San.
 
Đây rượu bồ đào, đây chén ngọc
Muốn say đàn đã dục ra đi
Ai cười chiến địa mình say ngủ
Chinh chiến xưa nay mấy kẻ về.

 
Tôi không phải nhà văn, lại càng không phải nhà “phê phán” nên chỉ nêu bản dịch nầy ra đây để tùy các bạn có “cái suy nghĩ” (lại bị ô nhiểm văn nói của các đỉnh cao trí tụê).
Mặt khác, ngay trong nguyên văn chữ hán tôi cũng nhận thấy đã có người “tam sao thất bản”(Lại Hán nữa rồi!).
Túy ngọa sa trường quân mạc vấn.
Nếu thay chữ “tiếu” bằng chữ “vấn” thì quả thật là lạc đề trăm phần trăm, vì lẽ có ai lại đi hỏi han chi một người say rượu nằm lăn ra trên sân cát bao giờ, ngoại trừ ai đó cũng xỉn xỉn như ai kia.
Về vụ « tam sao thất bổn” thì trên đây không phải là lần đầu. Tôi xin được trích dẫn ra đây một bài đường thi của Thôi Hộ, cũng đời nhà Đường bên Tàu (sao nhìn đâu cũng thấy Hán , chẳng biết đâu mà rờ!) :
 
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

 
Trên đây là bản diễn dich “chính thức” nghĩa là thường được biết đến là như thế. Nhưng Giáo sư Nguyễn Huy đã diễn như sau:
 
Khứ niên kim nhật đáo môn trung
Phấn diện đào hoa tương ánh hồng
Phấn diện kim niên hà khứ xứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

               
Trích dẫn ra đây chỉ với hậu ý là khi nghe gì, đọc thấy gì thì cũng nên truy cứu lại cẫn thận, đừng có tin ngay (sẽ có cơ...mắc mưu CS!). Xin mạn phép múa rìu qua mắt các thợ, diển nôm nôm na bài đường thi trên:
 
 Năm nao lần bước đến nơi nầy
Hoa đào kề má đỏ hây hây
Đông về người cũ nay đâu tá
Đào xưa còn đó hương ngất ngây.

 
Trở lại với bài Mùa hè đỏ lửa 1972 của MX Trần Ngọc Nam trong cuốn Chiến sữ TQLC, trang 821-829, trong phần dịch ra Anh ngữ, dịch giả có lẻ đã dựa vào bản dịch của Trần Trọng San nên tôi đọc thấy như thế nầy, cũng ở câu 2 và câu 3:
 
Music of a string instrument urging departure
If I’m dead drunk on the battlefield
 
Đọc hai câu trên tôi bắt cười một mình vì tưởng tượng rằng nếu như ở trận Phước Tân năm nào, địch pháo như điên trước khi xung phong mà có anh chàng quái đảng nào đó “say ngủ” trên “battlefield” trong lúc toàn bộ Quái Điểu đều xuống hố cá nhân, thì ĐB Tango sẽ có cười được chăng? Sẽ gắng cho anh ta một anh dũng bội tinh với năm ba nhành hoa liểu vì tính gan lì ngoại hạng? (Chả sợ pháo cũng chẩng ngán Aids)
Không biết các bạn nghĩ sao chứ tôi thấy hiểu bài đường thi nầy đâu đến nỗi nào gay cấn lắm, dù cái vốn Nho chỉ có một đùm. Cái khó hiểu ở đăy lại chính là sự nhầm lẫn của một số đọc giã ái mộ bài thơ của Vương Hàn. Ông viết rõ ràng là “dục ẩm” chớ nào phải “dục hành” sao lại có thể hiểu là “dục ra đi”? Ẩm và Hành là hai việc phân minh hiểu lầm được nghĩ cũng lạ. Thì ra thiên hạ chỉ hiểu theo ý nghĩ, trí tưởng tượng riêng của mình, chứ ít khi chịu tìm hiểu ý thật của lời nói, của sự việc. Thảo nào một lũ giặc cộng hèn hạ đánh thuê, chém mướn, tàn sát đồng bào của bọn chúng theo chỉ thị của Tàu cộng mà thiên hạ vẫn cứ ngang nhiên xem là “anh hùng giải phóng”, và còn muốn tôn vinh tên đầu xỏ đại  gian tặc Hồ Chí Minh lên hàng danh nhân thế giới. Thế mới biết cỏi đời ô trọc!
Khi đọc phần phiên dịch trong cuốn Chiến Sữ TQLC, tôi có viết mấy chữ cho BS Trần Xuân Dũng, người chủ trương, nêu lên ý nghĩ của tôi và đồng thời đề nghị bản dịch do hứng bất tử lúc ấy như thế nầy:
 
Rượu quí bồ đào sáng rực ly
Nhạc từ thôi thúc hảy uống đi
Đừng cười chiến sĩ say trên cát
Chiến chinh sống sót được mấy khi.

 
Bây giờ tỉnh táo hơn, xin điều chỉnh lại đôi chút cho sát nghĩa:
 
Ly rượu nho ngon rực sáng ngời
Nhạc từ thôi thúc hảy uống vơi
Đừng cười chiến sĩ say sân cát
Chiến chinh sống sót được mấy người.

 
Chữ Hán đối với tiếng Việt chẳng khác nào tiếng La tinh đối với tiếng Pháp. Rất nhiều tiếng Pháp xuất xứ từ tiếng La tinh, cũng như tiếng Việt đa số gốc từ chữ Hán. Từ xa xưa người Việt đã có ngôn ngữ nói mà chưa có chữ viết nên đã phải mượn chữ lăn quằn lít quit của Hán, cũng như người Nhựt và người Đại Hàn., nhưng họ chỉ mượn một phần nào thôi. Ngày xưa các cụ rất thích thi phú, làm thơ bằng chữ Nho, hậu sinh đọc chẳng hiểu mô tê gì rạ́o trọi nếu không chịu khó mò mẩm Hán. Chả trách được các cụ, vì tiếng Việt thời nay chỉ có từ khi các nhà cố đạo tây phương đến truyền giáo nghiên cứu và sáng chế ra cách viết tiếng ta với các mẫu tự của tây phương. Suốt khoảng thời gian gần 1000 năm đô hộ, Hán đã ru ngủ dân ta, chỉ cho học chữ Hán, trọng chữ Hán đến độ đem lên bàn thờ. Ngoài bàn thờ, còn khắc lên cây, lên ván sơn son thấp vàng những câu liểng treo tòn ten trên cột giữa nhà, hay lộng kiến treo tường, tôi nhìn đâu cũng thấy Hán, lại chả hiểu trời trăng mây nước gì cả. Cái “chinoiserie” đó khi vào tù, các đồng chì của Bác, Mao vẫn còn giữ, nhưng câu liểng viết bằng tiếng Việt. Bọn tù chúng tôi cũng phải sơn son mấy tấm ván và viết chữ vàng lên đó những câu “kệ” như “không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “Sự nghiệp của Bác sống mãi trong quần chúng ta”...Cứ mỗi lần ngã lưng trên nền đất, ngửa mắt nhìn lên là thấy ngay mấy câu đó và tức khí rủa liền “Tổ cha nhà Bác Đảng”.

Thuở bé mỗi lần tôi vò một tờ giấy có nhiều chữ Hán quăng vào thùng rác hay mang đi cầu, là bị quở ngay, tờ giấy đó phải đem đốt chớ không được đem chùi đít hay vứt bậy bạ. Tôi thắc mắc hỏi nhưng chẳng có ai trả lời vì sao. Chỉ có chữ của Hán mà dân ta đã phải kính cẩn đến như vậy thì bản thân của Hán dân ta đã phải thần phục tới mức nào? Phần dân ta thì trong 20 thế kỷ đã bị đè hết 11 thế kỷ (một kỷ lục chưa có ai phá). Suốt gần 10 thế kỷ Bắc thuộc, dân ta chỉ biết có Hán mà thôi, làm văn làm thi cho hay cả đời nghêu ngao; học cho đổ đạt để mong được một chức quan nhỏ lớn phục vụ cho Hán, phủ phục trước Hán. Chỉ biết có văn hay chữ tốt, lại rất dốt về khoa học kỹ thuật, dốt đến độ chẳng biết trong nước có bao nhiêu thứ cây cỏ, bao nhiêu loài chim muôn, dưới biển có những gì....Đến giữa thế kỷ 20 mà khi chống thực dân chỉ có trên tay mấy cây tầm vong vạt nhọn. Thấy thương và tội nghiệp làm sao! Hán không cho học một tí nào về khoa học, kỹ thuật, cốt ý ru ngủ thuộc địa, kiềm chế dân địa phương không cho biết nhiều sẽ khó trị, khó bốc lột. Nhờ đó mà cái tinh thần học để vinh thân đã kiềm giữ xứ sở trong vòng chậm tiến cho đến ngày nay. Nhìn kỹ lại thấy phe ta có khác gì các dân châu Phi? Dân sống ven biển mà chẳng hề biết đóng tàu, chỉ biết chèo ghe thuyền, chứ máy đuôi tôm cũng phải nhập cảng của thiên hạ. Nói rằng dân ta thông minh nhưng tối dạ có lẻ cũng đúng thôi. Thông minh nên không học thì thôi, mà học là tới nơi tới chốn. Nhưng tối dạ vì không chịu nhìn xa để thấy rộng, không biết tò mò, tọc mạch, tìm tòi, nghiên cứu...để khai phá, phát minh kỹ thuật, tự túc tự cường, tự bảo vệ xã tắc để sống còn... Sau bọn Hán thối kia, lại đến bọn thực dân cũng vậy thôi. Chúng nó cho học nhiều thứ hơn là Hán, nhưng vẫn không cho làm. Những người tốt nghiệp các trường kỹ sư các thứ về nước chỉ được làm công cho thực dân chứ không ai cho phép lập hảng sản xuất có khả năng cạnh tranh với chúng, để chúng nhập cảng hàng từ mẫu quốc bán lại cho dân ta, thu lợi nhiều hơn. Nhưng túi tham không đáy nên thực dân đã trơ trẻn bày ra một thứ thuế hết sức vô nhân, đó là thúê thân: dân ta khi đến tuổi trưởng thành đương nhiên trở thành một món hàng nên phải nọp thuế cho chúng. Trên chính trường thì thực dân đã đào tạo ra hai ông chúa trùm: một ông vua có hia có mão đẹp trai, học giỏi, đổ đạt cao, có đũ danh vị trong hàng trí thức thực dân v.v...Ông thông kim quán cổ (đấy lại mắc vào Hán nữa rồi) nhưng ù ù cạc cạc việc nước việc dân, chăm lo Đại Thế Giới nhiều hơn cái tiểu quốc gia. Và một ông vua láo khoét, vua lưu manh, vua sắt máu, hoàn toàn đối nghịch với ông kia. Ông vua đổ đạt, thuân với lòng trời, đã thua tên vua bịp bợm tơi bời hoa lá, bỏ nước bỏ dân đi chổ khác chơi. Rốt lại cả hai vua ̣đó chỉ có lợi cho người ngoài, chứ dân đen thì vẫn cứ tiếp tục lầm than.

Cho đến ngày nay mà dân ta cũng chỉ biết kéo cày thay trâu, trồng lúa, ăn xong rồi ngủ dù chưa hẳn đã no bụng, đến cái xe đạp cũng làm chẳng nên thân, cây cầu nhỏ trong xóm cũng chưa biết xây, vẫn còn “ ù ơ dí dầu cầu ván đống đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi”!. Trong tình cảnh như vậy liệu có đũ sức để thoát ra khỏi Hán một lần nữa để ngẩng mặt lên nhìn thiên hạ chăng?
 
                                              Đông Vân
                                      Nguyễn văn Dõng