Nỗi Ḷng Biết Ngỏ Cùng Ai?

cavanto

Nhân dịp về dự đại hội TQLCVN tại Dallas vào những ngày 3 và 4 tháng 9 năm 2011, tôi bị một người “nhiều chuyện” là MX Nguyễn Kha Lạt đè ra hỏi những điều thắc mắc nhưng khó trả lời đối với những giới chức có thẩm quyền. Tôi cũng thắc mắc như Lạt nên cùng đem ra thảo luận trong chỗ anh em để ghi lại làm tài liệu, nhưng Lạt Ma phổ biến lên youtube. Liền sau đó có nhiều emails gửi than phiền là tôi nói quá vắn tắt khiến họ lại thắc mắc thêm. Khi xem lại tôi thấy nhận xét quá đúng, thêm phần âm thanh và h́nh ảnh ở youtube của Lạt Ma không ăn khớp, v́ vậy tôi xin ghi lại ít ḍng sau đây để bổ sung cho phần thiếu sót mà Ma đă phổ biến.

Lạt hỏi: Trước kia tôi ở đơn vị nào và những ngày tháng sau cùng ở đâu?

Gốc của tôi là TĐ2 TQLC, tháng 6/1969 bị thương, 1971 về căn cứ Sóng Thần. Ngày 19/3/1975, tôi được lệnh tŕnh diện hành quân, nhưng v́ đang lu bu t́m tung tích 4 người thân trong gia đ́nh mất tích trên liên tỉnh lộ 7B khi QĐ II rút khỏi BMT nên tôi báo cho CHT là Trung Tá Nguyễn Đức Ân là tôi sẽ chỉ tŕnh diện hành quân được vào ngày 21/3. Chiều ngày 21/3/1975, khi vừa đến căn cứ Non Nước Đà Nẵng th́ Đại Tá TMT hứa hẹn sẽ cho tôi ra ṭa án quân sự mặt trận v́ tŕnh diện trễ 2 ngày và lệnh tiếp theo là liên lạc với Trung Tá Nguyễn Văn Phán TĐT/TĐ/THD để pḥng thủ căn cứ Non Nước. Không t́m đủ 5 yếu tố wwwww để thi hành lệnh, không ai sai bảo ǵ nữa, tôi tự động chui vào trung tâm hành quân (TTHQ) để phụ với anh em. Tổng quát là tôi thuộc TTHQ/SĐ nên mới có dịp theo dơi và mục kích những ǵ xảy ra cho TQLC tại Huế và Đà Nẵng

Lạt Ma hỏi: Anh biết ǵ về LĐ.147/TQLC vào những ngày cuối tháng 3/1975 tại Thuận An Huế?

Sau trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, 2 lực lượng tổng trừ bị (TTB) của QLVNCH là ND và TQLC “được” biến thành Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của QKI. Vào thời điểm tháng 3/1975, ba LĐ 147, 258, 369/TQLC giữ đất vùng QT, Huế, ba LĐ 1, 2, 3/ND trấn thủ vùng Đà Nẵng, có nghĩa là quân đội không c̣n lực lượng TTB nữa.

Khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 11/3/1975, thượng cấp tá hỏa tam tinh vội vàng kéo ND từ ĐN về Saigon. Kéo LĐ258 và 369/TQLC đang giữ đất ngoài Huế vào Đà Nẵng thay thế Dù, chỉ để lại LĐ147 giữ Huế. Cái lỗ hổng do 2 Lữ Đoàn TQLC rút đi chỉ được trám bằng lực lượng TK Quảng Trị và Liên Đoàn 14/BĐQ với quân số khoảng 1400 người. Chuyện ǵ sẽ xảy ra cho lực lượng Tiền Phương của Tướng Tư Lệnh Lâm Quang Thi nói chung và LĐ147/TQLC nói riêng? Ư định bỏ Huế của thượng cấp như thế đă rơ khiến dân chúng hoảng loạn, lực lượng Tiền Phương hoang mang, địch không bỏ lỡ thời cơ ép sát tấn công, không có lực lượng trừ bị, việc bỏ Huế chỉ c̣n là sớm hay muộn mà thôi.

Trưa ngày 24/3/1975, Tư Lệnh Tiền Phương Lâm Quang Thi họp tại căn cứ Thuận An với Tướng Điềm TL/SĐ1BB, Đại Tá Duệ TKT Thừa Thiên và Đại Tá Nguyễn Thành Trí TLP/TQLC để duyệt xét t́nh h́nh. Tướng Thi quyết định tŕnh lên Tướng Tư Lệnh QĐI Ngô Quang Trưởng kế hoạch rút quân khỏi Huế và đă được thượng cấp chấp thuận.
Lệnh rút như thế nào?

Trong phạm vi bài viết này, tôi không nói đến việc rút quân của SĐ1BB mà chỉ đề cập tới Lực Lượng Tây-Bắc Huế do Đ/Tá Nguyễn Thành Trí TLP/TQLC chỉ huy mà thành phần chính là LĐ147/TQLC. Theo lệnh hành quân của Tướng TL Tiền Phương Lâm Quang Thi, Tango Nguyễn Thành Trí viết:

Lực lượng Tây-Bắc Huế do tôi chỉ huy sẽ rút về Thuận An, sau đó đi chuyển về cửa Tư Hiền. Tại đây, Hải Quân và Công Binh/QĐI sẽ phối hợp thiết lập cầu phao để các cánh quân vượt sông nhanh chóng và dễ dàng (TT2/TQLC).

Lệnh hành quân rất rơ ràng, nhưng khi biết Hải Quân và Công Binh đă không phối hợp để thực hiện cầu phao, cũng không đánh ch́m một tàu để làm cầu cho quân TQLC vượt qua cửa Tư Hiền để tiến vào Đà Nẵng th́ Tướng Tiền Phương ra lệnh LĐ147/TQLC dừng quân tại băi biển để tàu HQ vào bốc.

Nhưng khốn khổ thay, tàu HQ của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đă không chấp hành nghiêm chỉnh lệnh của Tướng Tiền Phương, chuyện ǵ sẽ và đă xẩy ra với LĐ.147/TQLC, đoàn quân bách chiến bách thắng này?

Ngoài LĐ147/TQLC với quân số hơn 3 ngàn người, cộng với một số các đơn vị bạn và nhiều dân chúng chạy theo, giờ đây tất cả bị nhốt trên băi cát, trước mặt là biển Đông, sau lưng là đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai, phía Bắc là cửa Thuận An, phía Nam là cửa Tư Hiền, địch đang đuổi theo tấn công, chạy đi đâu, rút đi đâu khi tứ bề là nước? Tứ bề bốn bên là nước nhưng quân dân ta lại không có nước uống, không có thực phẩm và đặc biệt là không c̣n đạn để chống lại địch quân, hậu quả gây cho LĐ147 thật là thảm khốc, phần tử trận phơi thây trên băi cát, phần xác ch́m xuống biển Đông, phần khác ngồi quây quần trên bải cát để chia nhau một trái “măng cầu”! Thành phần c̣n lại th́ bị địch bắt.

Đầu đuôi và diễn tiến đoàn quân LĐ147/TQLC xảy ra như thế nào trên “pháp trường cát” Thuận An?
Có độc giả trách chúng tôi rằng tại sao lại gọi băi biển Thuận An là pháp trường cát trong khi những người chiến đấu ở đó là những chiến sĩ Mũ Xanh? Họ có là tử tội đâu?

Xin thưa “pháp trường cát” là nơi ngày xưa Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ lập ra ở bùng binh Saigon để trói tay và xử bắn một tên 3-Tàu đầu cơ tích trữ buôn lậu gạo là Tạ Vinh. LĐ147/TQLC bị thượng cấp đẩy ra đảo cát Thuận An, thiếu thực phẩm và nước uống là chuyện b́nh thường của lính chiến, nhưng không c̣n đạn, không tiếp tế đạn th́ lấy chi mà chống lại địch quân trong khi chúng đang xả đạn vào họ! Lính không đạn th́ có khác chi họ bị trói tay chịu hứng đạn thù? Thuận An pháp trường cát là vậy, một sự so sánh đau đớn mỉa mai dành cho người “có chức”, có quyền, có trách nhiệm trong kế hoạch bẻ gẫy súng của LĐ147/TQLC.

Mọi diễn tiến xảy ra từng giờ từng phút từ ngày 25/3 đến ngày 27/3/1975 của LĐ147/TQLC trên băi biển Thuận An đă được những nhân chứng sống, những người trực tiếp chiến đấu kể lại hoặc viết lại bằng máu và nước mắt ở từng vị trí khác nhau, thời gian khác nhau, nhưng giống nhau ở những tiếng thở dài, tiếng chửi thề không hiểu tại sao lại bị “đem con bỏ chợ”, bị lănh cái hậu quả đau thương đến thế! Muốn biết sự thể th́ xin đọc:

1/ Ngày Tháng Không Quên 8/3/75-30/4/75 của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, người chỉ huy LL Tây-Bắc Huế.
2/ TĐ7/TQLC Từ Một Cuộc Di Tản 23/3/1975: tác giả Th/Tá TĐT Phạm Cang, XLTV/LĐ147.
3/ Người Lính Sau Cùng ở Pḥng Tuyến Sông Bồ 23/3/75 của Th/Úy Phan Văn Đuông TĐ5/TQLC.
4/ Tháng Ba Gẫy Súng: tác giả Tr/Úy Cao Xuân Huy ĐĐP/ĐĐ3/TĐ4/TQLC
5/ Người Lính Bị Bỏ Rơi: của QY Phạm Vũ Bằng, y sĩ trưởng LĐ258/TQLC.
6/ Tháng Ba Buồn Hiu: tác giả Tiểu Cần, ATV của TL/TQLC.
7/ Những Hồn Hoang & Pháp Trường Cát …Philato

Những người trở về từ cơi chết này sau khi ghi lại những đau thương trên đường lui binh, họ đă đóng “bộ nhớ”, không muốn nhắc đến nữa, v́ mỗi khi nhắc đến “pháp trường” họ lại nh́n thấy đồng đội quằn quại giữa băi cát, xác bập bềnh dưới biển, xung quanh là máu và nước mắt nên khó mà kềm để không buột miệng chửi thề đ.m.! Chửi ai? Và cá nhân tôi, không trực tiếp tham dự cuộc hành quân này, không bị đẩy ra pháp trường cát nên không thể có cái nh́n chính xác, không có cảm xúc nh́n đàn em bị đạn vỡ đầu, trào máu họng, th́ làm sao diễn tả cho đúng, cho hết cái bi thương và phẫn uất. V́ thế tôi sẽ không nhắc lại diễn tiến những ǵ xẩy ra trên băi biển. Nhưng từ TTHQ chúng tôi đă theo dơi, chúng tôi đă nh́n thấy những cái trái khoáy kỳ cục khó hiểu của những cái lệnh và lạc từ trên ban xuống nên chỉ biết hỏi “Tại Sao?” Thắc mắc th́ biết hỏi ai? Bắc thang lên hỏi ông trời chăng? Không cần bắc thang, những vị mang danh hiệu truyền tin “mặt trời, mặt trăng” c̣n đây, nhưng quư vị ấy đă quay mặt đi để nh́n để viết về một trận chiến mà ngài không có mặt tại đó, để phê b́nh phân tích ưu khuyết điểm một trận chiến không thuộc trách nhiệm của ngài. Thắc mắc biết tỏ cùng ai?

Có nhiều quân tử gia-hỏi nói rằng chuyện cũ nhắc lại làm chi, bới ra chỉ tổ làm lợi cho địch và mất đoàn kết t́nh huynh đệ chi binh. Điều này có thể đúng với những ai buông súng trước khi địch đến, nhưng anh em tôi, đồng đội tôi đă gục xuống v́ những lệnh lạc khó hiểu, những oan hồn c̣n vất vưởng thôn An Dương cần được biết để sớm siêu thoát.

Lệnh-Lạc: Quyết định bỏ Huế không hẳn là trách nhiệm của Tư Lệnh Tiền Phương (TLTP) mặc dù do ông đề nghị lên thượng cấp, nhưng kế hoạch lui binh là trách nhiệm của TLTP và ông đă chọn đường lối hành động là rút theo bờ biển Thuận An, vượt qua cửa Tư Hiền để vào Đà Nẵng. Đây là kế hoạch hành quân tuyệt vời, nhanh chóng, an ninh và bảo toàn lực lượng NẾU như lệnh hành quân (LHQ) được soạn thảo rơ ràng, thành phần tham chiến và yểm trợ hoàn thành nhiệm vụ.

Ch́a khóa tối quan trọng để mở kế hoạch này thành công là: Cầu vượt sông ở cửa Tư Hiền.
Nhiệm vụ này do Công Binh và Hải Quân phối hợp thực hiện, nhưng trong buổi họp ban lệnh hành quân vào lúc 14 giờ 30 ngày 24/3/1975 tại căn cứ HQ Thuận An th́ các giới chức có thẩm quyền của 2 đơn vị này không có mặt th́ ai nhận lệnh? Ai thi hành? Khi ban lệnh thực hiện cây cầu phao th́ TLTP có cho thám sát, nghiên cứu địa h́nh địa vật, thủy triều, phương tiện và thời gian thực hiện là bao lâu không? Chắc chắn là không, tại sao? Bởi v́ lệnh cho thi hành chiều ngày 24/3, cả đoàn quân đă vượt qua cửa Thuận An đi về hướng Tư Hiền rồi th́ đến 10 g 30 sáng ngày 25/3 mới biết là kế hoạch cầu phao không thực hiện được nên TLTP cho lệnh LĐ147/TQLC dừng quân trên băi cát để chờ tàu HQ vào đón!

Thực ra th́ hai đơn vị có nhiệm vụ thi hành (CB&HQ) không thèm để ư đến lệnh hành quân của Tướng TLTP, họ chưa làm và không làm ǵ hết, ngay cả cái giang đoàn, duyên đoàn bảo vệ cửa Tư Hiền cũng không c̣n ở đó nữa! Vậy th́ cái ch́a khóa “mở cửa thiên đàng” vào ĐN của Lâm Tướng Quân ban cho đoàn quân Cọp Biển đă bị Satan lấy mất, nói cho đúng th́ cầu của Lâm Tướng Quân là cầu vồng, cầu Ô-Thước cho đoàn quân ma, và khi bừng con mắt dậy mới biết ḿnh nằm mơ, mới biết là ḿnh đă “đem con bỏ chợ” nên ông đánh ván bài liều, cho Cọp Biển ăn bánh vẽ “chờ tàu”! Nhưng c̣n lâu, tại sao?
Tàu Hải Quân Vào Đón!

Đây lại là một sáng kiến tuyệt vời! Lực lượng vận chuyển và chiến đấu trên mặt nước của HQ&CB vùng I là vô cùng hùng hậu, chỉ cần vài chục tàu “há mồm” vào bờ như đă từng há mồm khi đổ quân lên bờ cát th́ nay đón quân từ trên bờ xuống tàu th́ quá tốt đẹp! Thế nhưng chẳng có ǵ! Bởi v́ người ban lệnh lui binh đă “vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy”, đă đếm cua trong lỗ, đă bán da gấu trước khi đi săn, bởi v́ ngài ra lệnh cho HQ làm cầu mà Tướng HQ không có mặt tại buổi họp khi lệnh lui binh được soạn thảo nên ổng đă bị chạm tự ái, đă không nghe lệnh ngài bắc cầu th́ nói chi tới chuyện cho tàu (nào?) vào đón! Tàu thuộc quyền của Tư Lệnh HQ vùng I là Hồ Văn Kỳ Thoại mà!

Những tréo ngo-ngoe trên đây khiến chúng tôi nghi ngờ và đặt câu hỏi là “CÓ hay KHÔNG” phối hợp giữa Tướng Thi va Tướng Thoại? trong lệnh hành quân lui binh CÓ hay KHÔNG viết ra kế hoạch này? Nếu có th́ tại sao Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại không thi hành lệnh của Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn Ngô Quang Trưởng? (v́ lệnh này đă được Ngô Tướng Quân chấp thuận). Nếu không th́ tại sao một cuộc hành quân lui binh cấp sư đoàn (SĐ1/BB + LĐ147/TQLC) dọc theo đường biển lại không có sự tham dự của lực lượng yểm trợ TỐI QUAN TRỌNG này? (thành công hay thất bại cho cuộc lui binh này hoàn toàn tùy thuộc vào HQ.) Vậy mà tại sao?

Xin mời Lâm Tướng Quân và quư độc giả đọc “Can Trường Trong Chiến Bại” của PĐĐ HVKT (trang 200&204)
"Tướng Thi và bộ Tham Mưu của ông khoảng 100 người lên soái hạm HQ5 vào buổi trưa ngày 24/3/75, tại đây Tướng Thi ra lệnh cho Tr/Tá Uyển, chỉ huy liên đoàn đặc nhiệm, bằng tiếng Mỹ:“Go South”. Nhưng không được Tướng Thoại chấp thuận. Lúc 4 giờ 20 chiều ngày 25/3/75, Tướng Thi lên HQ715 để về Đà Nẵng!"

Có thật không đây thưa nhị vị tướng quân, tướng quân-hỏi, tướng quân-huyền?
Và mời đọc giả đến băi biển Thuận An xem tàu HQ của Phó Đề Đốc Thoại vào đón LĐ147/TQLC như thế nào theo lệnh của Tướng TLTP Lâm Quang Thi:
10g30 sáng 25/3/1975 t́nh h́nh c̣n yên tĩnh, LĐ147/TQLC dàn quân pḥng thủ trật tự để chờ tàu. Ngoài khơi một tàu lớn bỏ neo, người từ trong bờ trông rơ chữ HQ 801, như vậy khoảng cách không xa, ngoài ra có 5 chiếc LCM chạy ṿng ṿng, c̣n TQLC th́ vẫn chờ, và chờ tới 5 giờ chiều vẫn không có tàu nào vào đón! Địch quân đă đến bao vây quân ta trên băi cát! Hơn 6 tiếng đồng hồ chờ đợi, nằm ôm súng ngắm tàu diễn hành và cũng là thời gian đủ để địch đuổi kịp quân ta và dĩ nhiên băi đáp đă mất an ninh." (NLBBR- Bằng Phong Phạm Vũ Bằng).

Và c̣n ǵ nữa?
Sáng 26/3/1975 đă có một chiếc LCU vào đón được BCH/LĐ147, tử sĩ và thương binh cùng một số TQLC. Rủi thay LCU này bị trúng hỏa tiễn AT3 của VC khiến một số tử thương và bị thương, trong đó có Đại Tá Lương, c̣n chiếc LCU thứ 2 th́ bị mắc cạn và KHÔNG C̉N chiếc nào vào nữa”! (NTKQ-Tango Nguyễn Thành Trí)

Nhưng trong hồi kư “Can Trường Trong Chiến Bại” Tướng Thoại khoe rằng tại vùng biển Thuận An, lực lượng đặc nhiệm của Tr/Tá Lê Thành Uyển có 4 LCU và 18 LCM8, là những lọai tàu đáy bằng vào được sát bờ để đổ quân hay bốc quân, một LCU chở được 400 quân, một LCM8 chở được 200 quân. Nhưng không vào đón TQLC được v́ có sóng ngầm và sóng cao 1/2m (!)

Ối zời cao đất dầy ơi! Từ lệnh của Tướng Tiền Phương đến việc thi hành kế hoạch hành quân của Tướng HQ cứ như mớ ḅng bong, tôi mà hiểu được th́ “chết liền”, v́ thế mới có câu hỏi “Tại Sao?”. Nếu lệnh ban ra đúng, thi hành đúng th́ chắc chắn không xẩy ra thảm họa Thuận An. Nhưng thảm họa Thuận An đă xảy ra chỉ v́ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, lệnh th́ lạc, người thi hành th́ lệch! Nói ǵ th́ nói, viết ǵ th́ viết, một trong hai vị Tướng phải là người chịu trách nhiệm về sự thất bại thảm thương khi lui quân theo đường biển Thuận An, một trong hai vị phải giải thích cho những bộ xương TQLC, của quân dân nằm lại trên bờ, dưới biển dọc theo đường lui quân. Quư vị nói ǵ viết ǵ th́ người sống không biết đúng sai, nhưng những hài cốt biết hết. Một vị th́ viết “Hell in An Lộc”, viết về một mặt trận ông không có mặt tại đó, không thuộc quyền chỉ huy của ông! Một vị th́ viết “Can Trường Trong Chiến Bại”, cả hai nói chuyện trên trời dưới đất mà không can đảm có một chữ “sorry” về chính cái thảm họa Thuận An dưới quyền chỉ huy và điều động của quư vị. Nói ǵ th́ nói, viết ǵ th́ viết, chỉ cần liếc qua sự phối hợp hành quân và nghệ thuật chỉ huy của quư vị, những người trần mắt thịt như chúng tôi đă thấy có sự lủng củng trong thượng tầng chỉ huy, tự ái cá nhân, ganh tị, “trên bảo dưới không nghe” trong kế hoạch lui quân này mà gây nên bao cảnh oan khiên cho lính tác chiến. Các ông đă đánh trận trên bản đồ, trong pḥng có gắn máy lạnh, có Martell. Sống chết mặc bay, rượu ngon này ông nốc!

Trong một lần nói chuyện trên SBTN về “Tháng Ba Gẫy Súng” sau khi TQLC Cao Xuân Huy quy tiên, nhà văn Huy Phương đặt câu hỏi với tôi:

- Nếu có mặt Đại Tá Lương LĐT/LĐ147 tại băi bốc th́ t́nh h́nh có thay đổi không?

Xin thưa: Đại Tá Lương cùng đơn vị của ông đă ngồi chờ tàu từ 10 giờ sáng ngày 25/3, và chỉ một con tàu cặp bờ vào sáng 26/3, tức là gần 24 giờ đồng hồ, tức là địch quân có dư thời gian đem hỏa tiễn AT3 đến sát bờ biển rồi và dĩ nhiên con tàu này biến thành con tàu ... ma! Ông Đại Tá Lương bị thương rời chiến trường th́ có ông Tá tài ba khác thay thế. Quyền điều động LĐ đă được trao cho một Tiểu đoàn trưởng tài giỏi và đầy kinh nghiệm, đó là Phạm Cang, một cấp chỉ huy quyết sống chết cùng đơn vị*, nhưng không có tàu, bộ binh th́ đứng giữa ḥn đảo, bao quanh là nước và VC đang tấn công th́ dù Lương hay Cang cũng bó tay, không thay đổi được t́nh h́nh! Ngay cả khi có mặt của Tướng Bùi Thế Lân TL/TQLC đi nữa th́ t́nh h́nh cũng không khác, bởi v́ các cấp chỉ huy bộ binh không có quyền điều động lực lượng HQ, cấp chỉ huy BB không có tiếng thét vào lỗ tai những con tàu điếc. Chỉ khi nào Tướng Tư Lệnh HQ là Hồ Văn Kỳ Thoại, hoặc Tướng tư lệnh chiến trường Lâm Quang Thi có mặt trên biển, trên trời, nơi đang có tiếng súng th́ “may ra**” mới gọi được những con tầu sắt không có lỗ tai vào bốc TQLC. May ra lúc ấy th́ t́nh h́nh mới thay đổi khá hơn. Nếu như hai ông Tướng có mặt, có tiếng nói th́ những con tàu há mồm của Tướng Thoại sẽ theo lệnh của chủ tướng mà vào đón TQLC ngay trong ngày 25/3, và nếu được như thế th́ mọi việc xong xuôi an toàn. Nhưng khốn thay, mặt không thấy, tiếng cũng tắt!

Chắc đă có lúc các tướng quân cầm ly rượu ngồi rung đùi nóng ḷng ngồi chờ một bông hoa rồi than như ông vua dê ngày xưa: “Đêm Xuân mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh” th́ quư tướng lănh cũng hiểu rằng tại chiến trường, những người lính ngồi chờ tàu cũng thốt lên :
“Ngồi mỏi mắt chờ tàu mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các tướng quân ơi”.
(** sẽ chứng minh tại sao lại nói “may ra”).
(*10 giờ sáng ngày 25/3, Thiếu Tá Trần Văn Thao, chỉ huy đoàn tàu quân vận LCM từ Đà Nẵng ra Thuận An để đón LĐ14/BĐQ, nhưng không liên lạc được mà Th/Tá Thao chỉ liên lạc được với bạn đồng khóa là Th/Tá Phạm Cang TĐT/TĐ7 và Thao bảo Cang chuẩn bị để vào bốc TĐ7/TQLC. Với 5 LCM, mỗi chiếc chở hơn 200 quân th́ Cang và toàn thể TĐ7 sẽ vào Đà Nẵng an ṭan, nhanh gọn. Nhưng Cang đă cám ơn Thao và ở lại trên băi cát với LĐ 147, với đồng đội. (TĐ7/TQLC Từ Một Cuộc Di Tản 23/3/1975-Phạm Cang- trang 487/TT2TQLC).

Có người đặt vấn đề trách nhiệm về Tướng TQLC? Có chứ, không trực tiếp th́ gián tiếp, nhưng LĐ147 đă đặt dưới quyền điều động của Trung Tướng TL Tiền Phương và dĩ nhiên, theo hệ thống chỉ huy hành quân, ông Tướng TQLC không thể, không có quyền điều động LĐ147/TQLC của ḿnh nữa. Thế nhưng trách nhiệm th́ vẫn có, vẫn c̣n, nên khi được Đ/úy chánh văn pḥng báo cho ông biết lệnh của Tướng Thi là rút quân theo đường biển, th́ ông đă kêu trời:

-  Thế này th́ chết lính tao rồi!

Và sau đó, v́ không có quyền trực tiếp điều động lực lượng đă tăng phái, nên Tướng TQLC đă sai chánh văn pḥng mang mật lệnh cho Đại Tá Lương. Đại Úy Nguyễn Quang Đan, đă gửi email cho tôi như sau:
Thưa niên trưởng, Một buổi sáng tháng 3/75, tôi quên ngày rồi, tôi đọc lệnh hành quân từ Tướng Thi gửi xuống, tôi tŕnh ngay lên Thiếu Tướng Tư Lệnh và xin ông đọc ngay. Đọc xong, ông than:“thế này th́ chết lính tao rồi!”. Sau đó Thiếu Tướng Tư Lệnh liên lạc với Đại Tá Trí tại TTHQ/SĐ. Ngày hôm sau, tôi được lệnh lấy trực thăng C&C của Tư Lệnh bay ra Thuận An đưa tận tay lá thư của TT Lân cho Đ/Tá Lương, kèm theo lời dặn của TT/TL/SĐTQLC: “T́m ra quốc lộ 1 mà đi”.

Nhưng đă quá trễ, lính TQLC đă bị chôn … chân trên băi cát rồi. Thay đổi kế hoạch nửa chừng, dù là cấp đại đội đă là khó, huống chi đây là cấp lữ đoàn, sư đoàn. Hơn nữa LĐ147 đang nằm trên hải đảo th́ đi đường nào, phương tiện nào để đổi hướng từ biển sang QL1? Nếu hành quân trên đất, trên núi, trên rừng th́ chuyện đổi hướng tiến là chuyện quá b́nh thường. Tại sao thượng cấp không nghĩ đến trường hợp này khi thảo luận kế hoạch hành quân?

Thông thường một lệnh hành quân dù nhỏ hay lớn luôn có nhiều đường lối hành động, ít nhất là 2. Ở đây, v́ vội vàng hay v́ lư do ǵ mà chỉ có một đường duy nhất là ỷ y vào cầu, vào tàu, một khi bị rút cầu là chết. Thực tế cụ thể đă chứng minh. Tại sao một cuộc hành quân, nhất là hành quân lui binh, khó gấp trăm lần hành quân tấn công th́ phải có nhiều kế hoạch, v́ sao vị Tư lệnh Tiền Phương lại quá vội vàng, phải nói là quá hấp tấp khi ra lệnh lui binh nên đă không nghĩ đến điều này?

Từ cái mật lệnh “t́m ra QL1 mà đi” cho thấy Tướng TQLC đă nghĩ đến đường lui binh theo QL1 để vào Đà Nẵng là khả thi và hữu hiệu, nhưng rất tiếc ông đă không góp ư, không được góp ư, không tham dự buổi họp để đưa ra kế hoạch B lui binh. Vậy với sự hiểu biết của một người “lính”, chúng ta thử đưa ra 2 đường lối hành động lui binh “Biển & Bộ” rồi phân tích, đánh giá chọn lựa ... xem sao nhá.

Lui theo đường biển: Ưu điểm là nhanh, an toàn. Khuyết điểm là “tuyệt lộ” và thực tế đă chứng minh. Tôi phải nhấn mạnh ở điểm này là lui theo đường bờ biển có nhiều lợi thế với điều kiện chắc chắn phải có cầu, có tàu. Nếu không sẽ là tuyệt lộ và tuyệt lộ đă xảy ra chỉ v́ ông TLTP không nắm vững, không điều khiển được thành phần trợ chiến là Hải Quân của Tướng Thoại.
Lui theo đường bộ, lấy QL1 là trục lui binh: Khuyết điểm là chậm, vất vả, và sẽ đụng địch nhẹ hay nặng, sẽ có thiệt hại nhiều hay ít. Nhưng ưu điểm là ḿnh chủ động chiến trường, linh hoạt và không bao giờ gặp tử lộ. Nói rơ hơn cho dễ hiểu th́ ... nếu lui binh, tŕ hoăn chiến theo đường bộ, lấy QL1 làm trục chính, phân chia ranh giới, SĐ1BB một bên, TQLC một bên, rút theo thế chân vạc, theo nấc thang th́ sao?

Chắc chắn là đụng địch, và có thiệt hại nhiều, nhất là địch chiếm vùng đồi núi và các cao điểm phía Tây, địch dễ vận động chiến từ dăy Trường Sơn ra. Nhưng với SĐ1BB, TQLC, BĐQ, Thiết Giáp những đơn vị thiện chiến th́ lại là dịp để diệt địch và KHÔNG BAO GIỜ địch có thể bao vây, cầm chân, trói tay quân ta được, ta hy sinh 1 th́ chúng chết 10. Chiến cụ nặng như Thiết Giáp Pháo Binh di chuyển theo để yểm trợ trực tiếp mà không bị bỏ lại như đi theo biển. Cái ƯU THÊ TUYỆT ĐỐI của ta trong cuộc hành quân lui binh này là dùng hỏa lực yểm trợ của Pháo Binh, của Không Quân, của Hải Quân ngăn chặn tiêu diệt địch quân một khi chúng đuổi theo. “Xạ trường” dọc theo QLI tương đối trống trải, địch dễ bị lộ diện, bị làm bia sống.

Hải Quân: Vùng I Duyên Hải là mạnh nhất, hải pháo khủng khiếp nhất, v́ lúc nào họ cũng phải sẵn sàng để đối phó với giặc phương Bắc, vị Tư Lệnh HQ Vùng I là tài ba, hải pháo luôn di động để yểm trợ hỏa lực cho quân trên bộ, ít nhất là cánh quân phía Đông, gần bờ biển.

Không Quân: Sư Đoàn I KQ của Tướng Khánh chiếm ưu thế tuyệt đối trong trận chiến này, SĐ1 Không Quân của Tướng Khánh vẫn c̣n nguyên vẹn, hùng mạnh là yếu tố thành công cho cuộc hành quân lui binh. Bắn chặn hậu yểm trợ Bộ Binh, tấn công tiêu diệt VC bên hông và ở các cao điểm phía Tây. Từng đàn trực thăng vơ trang làm mưa gió trên đầu địch, tải thương, tiếp tế yểm trợ quân ta.

Với những yếu tố thuận lợi như vậy mà kế hoạch lui binh theo QL1 không được nhắc đến. Nếu đi theo đường bộ, thiệt hại chưa thể biết thế nào, nhưng chắc chắn không gặp tuyệt lộ. Nhưng, lại nhưng, không có bất cứ một phi vụ oanh tạc nào lên đầu địch trong cuộc hành quân lui binh này, dù là theo bờ biển hay QL1! Thưa Tư Lệnh Khánh KQ, những phản lực cơ đă bay đi đâu? Thả bom ở đâu, hay phục kích trên mây? Những trực thăng vơ trang là tử thần đối với VC, trực thăng tiếp tế tải thương là thần hộ mạng cho lính bộ binh, thực tế trên khắp các chiến trường đă chứng minh điều đó (nếu cá nhân tôi không nhờ trực thăng tải thương kịp thời th́ mất xác từ lâu rồi). Trực thăng vùng I vô số kể, vậy mà họ được lệnh bay đi đâu cho đến nỗi không có một chiếc để gửi tặng con cháu ba-ác vài tràng rockets, không có một chiếc để tải thương và tiếp tế cho đoàn quân đang phơi ḿnh trên băi biển? Trực thăng C&C của Tướng TLSĐ1/BB bị nạn, đáp khẩn cấp mà không có trực thăng nào khác đến yểm trợ tiếp cứu mà vô t́nh được C&C của TL/TQLC, trên đường đi tiếp tế gạo sấy cho anh em ở băi biển Thuận An, bay ngang bèn liều mạng đáp xuống cứu bồ. Tiểu Cần ghi lại như sau:
Đại Úy Nguyễn Quang Đan, chánh văn pḥng TL/SĐTQLC và tôi, âm thoại viên, được lệnh dùng trực thăng C&C của Tư Lệnh TQLC chở gạo sấy để tiếp tế cho LĐ147 tại băi biển Thuận An. Chúng tôi cố nhét cho thật nhiều, nhưng chỉ một chiếc trực thăng như thế này th́ phải bay bao nhiêu phi vụ để tiếp tế gạo cho gần 4000 người trong khi thời gian th́ quá ít. Đến địa điểm, Đại Úy Đan và tôi đẩy những thùng gạo sấy xuống cho các anh em ở dưới rồi quay về gấp làm chuyến khác. Khi chuyến thứ 3 vừa xong, từ Thuận An bay về Non Nước th́ phi công báo là trực thăng của Tướng Điềm TL/SĐ1/BB bị nạn cần cấp cứu, họ xin ư kiến Đại Úy Đan và anh Đan đă OK, mặc dầu không phải nhiệm vụ. Trực thăng đổi hướng phải, rồi hướng Bắc, phát hiện trực thăng Tướng Điềm nằm gần QL1, phía Bắc Lăng Cô chừng 10 km. Khi chúng tôi vừa chạm đất th́ phi hành đoàn, Tướng Điềm và một Thiếu tá chạy về phía chúng tôi và cũng là lúc VC từ b́a làng khai hỏa. Chuẩn Tướng Điềm chạy khập khiễng trên cát, chúng tôi đă chạy lại d́u ông lên trực thăng của Lạng Sơn và đưa họ về Đà Nẵng, rồi trực thăng đi đổ xăng và chấm dứt tiếp tế gạo sấy cho anh em”!!!. (Tháng Ba Buồn Hiu-Tiểu Cần)

Có thật không đây hả Tiểu Cần? Nếu đọc giả không tin lời của một âm thoại viên về việc những con chuồn chuồn “chuồn” th́ thử nghe lời than của vị TL Lực lượng Tango gồm LĐ147 và các đơn vị tăng phái khác:
Chiều đă xuống, tôi (Đại Tá Nguyễn Thành Trí) đă gọi bất cứ hệ thống vô tuyến nào có thể xen được vào để xin gửi tầu đến băi bốc, nhưng mọi trả lời nhận được đều bi quan và tuyệt vong! Một chiếc trực thăng CÔ ĐƠN nào đó bay cặp theo bờ biển từ hướng Đà Nẵng, ngang qua các lực lượng trên bờ rồi sau đó vội vàng quay trở lại về hướng ĐN mất dạng. Sau này tôi biết trực thăng đó là C&C của TL t́m cách liên lạc và tiếp tế cho LĐ.147”. (Ngày Tháng không Quên-Tango Nguyễn Thành Trí, trang 541)

Dùng trực thăng chỉ huy của tư lệnh để đi tiếp tế gạo sấy cho hơn 3 ngàn người lính, nếu chia đều th́ mỗi người được… có hai hột. Nghe cứ như chuyện trong thánh kinh, Chúa Giê-Su có 5 chiếc bánh và 2 con cá mà cho 5 ngàn người ăn no, phần dư thu được 5 thúng. Tại sao lại không có máy bay? Ai “bắn” máy bay?

Từ lúc c̣n là thằng bé ỏng bụng ở truồng, tôi đă bị ông anh phá đám “chuồn chuồn có cánh th́ bay, có thằng ỏng bụng tḥ tay bắt chuồn”. Tháng 3/75, tức 35 năm sau, h́nh như lại nghe tiếng “ông anh KQ”:
Chuồn chuồn có cánh th́ bay, có thằng du kích VC tḥ tay bắt mày”.

Thế là chuồn chuồn “chuồn” theo lệnh tướng KQ. Trực thăng bay đi đâu? Ngày giờ nào? Để làm ǵ? Cho ai? Mà không c̣n một chiếc, không cần tiếp tế thực phẩm, nước uống, mà để tiếp tế đạn và tải thương cho lính TQLC đang đánh giặc dưới đất! Thằng em “khốn nạn” của tôi Tô Thanh Chiêu bị thương, không có chuồn chuồn tải thương.. . nên nó… chết. Chết… nhưng không có trực thăng tải xác… nên … mất xác! Nó chỉ là một trong hằng trăm đồng đội khác của TĐ4, của TĐ3, TĐ5, TĐ7, TĐ2PB thuộc LĐ147/TQLC. Anh em chúng tôi là lính đánh giặc thực sự, coi cái chết trước địch quân đ… ra cái ǵ cả, nhưng do tài điều quân của quư vị, bắt chúng tôi chết ở pháp trường cát giống như tên 3-tàu đầu cơ lúa gạo Tạ Vinh th́ đau quá, đ.m đau quá! Xin những đạo-đức-gia-hỏi đừng trách chúng tôi sao lỗ măng. Xin cho tôi đập cái ly café xuống mặt bàn để hạ hỏa.

Thảm họa LĐ147/TQLC tại Thuận An nói măi nói hoài cũng không hết, nói tới chết vẫn chưa nguôi một khi những câu hỏi “Tại Sao” chưa được giải đáp. Quư vị độc giả, quư vị chỉ huy và quân nhân các đơn vị bạn nếu đă nghe, đă đọc ở đâu đó rồi th́ cũng chỉ thở dài, nghe qua rồi bỏ, nay có gặp bài viết này th́ cũng xin thông cảm, đó mới là một hạt muối của biển mặn đau thương Thuận An.

- Thôi nhá, người bạn trẻ Lạt Ma, đừng hỏi tại sao nữa.

- Khoan khoan, chút xíu nữa thôi, tí nữa đi anh, chuyện TQLC với Đà Nẵng, Vũng Tàu?

TQLC Từ Đà Nẵng Về Vũng Tầu.

Sau khi bỏ Huế th́ Đà Nẵng là cái túi, cái rọ chứa những con cá chuẩn bị lên thớt, khi đi tuần tiễu ngoài phố, tôi đă trông thấy rơ một cái tàu buôn đậu xa bờ để không ai leo lên được, rồi dùng cần cẩu thả lưới xuống sàn xi măng cầu tàu, đồng bào tranh giành, xô đẩy chen nhau đứng vào cái lưới đó, nó kéo lên như kéo một mẻ lưới cá rồi thả xuống sàn tàu, hầm tàu! Có những “ngư nhân” bám ngoài lưới, lủng lẳng trông tức mà không cười được.

Nhưng TQLC th́ vẫn vững tay súng, mất LĐ147 tại Thuận An th́ c̣n c̣n LĐ468/TQLC trấn thủ án ngữ vùng đồi núi đèo Hải Vân, phía Bắc Đà Nẵng. LĐ369/TQLC án ngữ phía Tây vùng quận Đại Lộc và LĐ258/TQLC tại Non Nước, tất cả đều trong thế bắn tại vị trí. TQLC là tổng trừ bị, đi hành quân 4 mùa, 4 vùng nên không lệ thuộc bận bịu với thê nhi đi theo, gia đ́nh họ chính là đồng đội nên không có chuyện bỏ “gia đ́nh”, bỏ “gia đ́nh” là tịch. Chứng minh:

Những ngày 27, 28/3, tôi được lệnh mang xe đi tuần tiễu ngoài đường phố Đà Nẵng để hốt những con cọp lạc đàn, nhưng chỉ hốt được 2 ông đội nón beret xanh, mặc quân phục Bộ Binh ủi thẳng nếp, lưng đeo ba lô. Tôi toan hét vào mặt 2 ông tại sao ăn mặc bê bối th́ thấy các ông ngơ ngác, coi giấy tờ mới biết 2 ông là thiếu úy mới tốt nghiệp, sau 15 ngày nghỉ phép, ra tŕnh diện đơn vị, nhưng “où est Robert” đánh đu? Tôi bèn xách cổ 2 chàng về TTHQ trong Non Nước. Phải nhắc một chút chi tiết này để dộng vào họng những cái miệng thối đồn thổi những tin tầm bậy láo khoét về kỷ luật của TQLC.

Chiều 28/3, Tư Lệnh TQLC đi họp với Tư Lệnh Quân Đoàn Ngô Quang Trưởng cùng các Tư Lệnh khác tại BTL/HQ ở Tiên Sa, buổi họp nửa chừng th́ VC pháo kích vào ĐN, vào sân bay Non Nước và mục tiêu chính là nơi quư tướng lănh họp, vào sân trực thăng và thế là … buổi họp tan hàng, mỗi vị đi một nơi. Trực thăng của Tư Lệnh TQLC bị đạn pháo, hết bay, không c̣n phương tiện trở về BTL tại Non Nước, ông đă cùng đoàn tùy tùng và Tướng HQ phải lội bộ men theo ven biển quanh dưới chân núi Sơn Chà để t́m tàu vào đón, và hai ông đă bắt liên lạc được với một tàu nhỏ vào bốc. Nghe có vẻ nghịch lỗ tai, nhưng đây là sự thật, v́ từ pḥng họp đi ra, những tàu của ông Tư Lệnh HQ đă đi đâu mất! Không c̣n ai chờ ông Phó Đề Đốc. Đó là lư do tại sao tôi dùng chữ “may ra**” ở phần trên, tức “may ra” tàu HQ mới nghe lệnh Phó Đề Đốc!!!

Khoảng 11g30 đêm 28/3, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đă đến và nghỉ qua đêm tại TTHQ/TQLC trong căn cứ Non Nước và sáng hôm sau tức 29/3/1975 khoảng 7 giờ vị Tư Lệnh Quân Đoàn I đi giữa những lính TQLC để bơi ra tàu. Trong số lính TQLC bao quanh Ngô Tướng Quân có Đại Tá TLP/TQLC Nguyễn Thành Trí và anh em nhân viên TTHQ chúng tôi.

Hai tàu LSM đậu song song cách nhau 300m và cách xa bờ từ 300m đến 500m. Ngô Tướng Quân và Đại Tá Tư Lệnh Phó bơi ra tàu phía tay trái, tàu này gần bờ hơn, c̣n chúng tôi dùng poncho cuốn lại làm phao như những lần hành quân vượt sông.

Mọi người t́m đủ cách để bơi ra tàu, nhưng sóng to gió lớn, nhiều người bị trôi dạt tứ tung, càng dùng phao nổi càng chết. Khi được những người trên tàu quăng dây xuống kéo lên, biết c̣n thở, tôi móc bịch nylon bọc gói Ruby Queen và quẹt zippo làm một điếu, mời Thiếu Tá Phạm Văn Sắt một điếu. Từ trên tầu nh́n xuống mặt nước, những xác người bập bềnh trôi quanh con tầu như những đám lục b́nh, v́ nước biển mặn nên xác vừa chết cũng nổi lên ngay. Đại Úy Nguyễn Văn Hưởng K17 Thủ Đức được kéo lên nửa chừng th́ “tơm” trở lại mặt nước và bị cuốn hút vào đáy tàu!

Đạn VC pháo kích trên băi biển bụi mù, những người c̣n trên bờ tán loạn tránh pháo và dĩ nhiên có nhiều người thăng thiên trong giây phút đó, vài trái nổ rơi quanh tàu phụt nước lên cao. Hải Quân trên hai tàu liền gài số de, kéo theo những người đang ngoi ngóp ra khơi và dĩ nhiên họ ngưng thở sau đó. Ngó đồng hồ tôi biết lúc đó là 9 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975. Tức là lúc Tướng Tư Lệnh Quân Khu rời Đà Nẵng, Đà Nẵng bị bỏ ngỏ, địch quân chưa tới, mới chỉ có pháo kích.

Có nhiều đồn đăi về trường hợp Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc LĐT và Đỗ Hữu Tùng LĐP/LĐ.369. Trước khi lội ra tàu, tôi c̣n chào hai anh và Trần Văn Hợp ở trước cửa TTHQ, tức là vào khoảng 7 giờ, và hai anh vẫn c̣n ở lại trên bờ để điều động Tiểu Đoàn 9/TQLC của Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh đang từ xa rút dần về Non Nước, khi Trung tá Tùng đang liên lạc máy với Đại Úy Đoàn Văn Tịnh Ban 3/TĐ.9 th́ có tiếng Trung tá Phúc xen vào ra lệnh và liền sau đó một tiếng nổ lớn dội vào ống liên hợp bên tai Tịnh và Tịnh mất liên lạc với hai anh ngay sau đó. Đối chiếu bài viết của Tịnh th́ tiếng nổ đó trùng vào thời gian trên bờ bị pháo kích và tàu HQ gài số de. Chúng tôi chỉ biết hai anh Phúc va Tùng mất tích sau đó, c̣n chuyện ǵ xẩy ra với hai anh chúng tôi không chứng kiến nên không xác định. Nhưng lại có tin đồn là các anh lên trực thăng và trực thăng rớt, tôi hỏi người cho tin là thấy hay nghe? Th́ câu trà lời là “nghe họ nói”! Họ là ai th́ không có câu trả lời. Cái đáng tiếc là có người dựa vào tin đồn này mà viết thành “sự thật” như chính mắt ḿnh thấy! Thật đáng trách.

Tại sao Ngô Tướng Quân đến với TQLC trong giờ phút cuối cùng bỏ thành phố Đà Nẵng và chung quanh ông không có một cấp sĩ quan nào khác ngoài một tùy viên và âm thoại viên? Gặp thời thế thế thời phải thế! Và rồi ông đi đâu, đến đâu không phải là đề tài tôi muốn nói đến. Đề tài chính với câu hỏi “tại sao” đă chết trên băi biển Thuận An rồi. C̣n TQLC làm ǵ ở Vũng Tàu ư? Thay cho lời kết bài này tôi xin rất vắn tắt:

SĐ/TQLC xuôi Nam, đổ bộ lên Cam Ranh để nhận nhiệm vụ mới tăng cường cho mặt trận Khánh Dương nơi LĐ3 Dù đang quần thảo với địch. Nhưng rồi thượng cấp đổi ư cho lệnh TQLC lên tàu, kéo về đến Vũng Tàu chiều ngày 1/4/1975, đóng quân tại căn cứ Úc Đại Lợi, sát ngay băi sau Vũng Tàu để bổ sung quân số, tái trang bị vũ khí. Trong thời gian này Tư Lệnh TQLC được chỉ định kiêm nhiệm Quân Trấn Trưởng đặc khu Vũng Tàu.

Hẳn mọi người c̣n nhớ, chính thời điểm này, các dân cử, tướng tá đánh giặc trong pḥng lạnh ở thủ đô Saigon đang t́m cách chui kẽm gai vào DAO, leo rào vào ṭa đại sứ Mỹ để t́m đường “trốn nước, trốn làm” một cách nhục nhă, trong khi đó th́ lính TQLCVN lại súng đạn lên vai, một-hai-ba-bốn, một-hai-ba-bốn, trước bước. Tất cả tiến ra mặt trận Long Khánh, Biên Ḥa, rồi tử thủ tại căn cứ Sóng Thần Thủ Đức.

Vào sáng 30/4/1975, trước khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các quan đầu năo đ.. ra quần th́ ngay tại cửa ngơ vào thủ đô, hằng mấy chục anh hùng Quái Điểu TĐ1/TQLC chiến đấu tới cùng và đă gục xuống không cần ai biết, không thiết ai hay.

Nói thật với quư vị, khi ông tướng Tư Lệnh kiêm quân trấn trưởng, kiểm soát mọi tàu bè xe cộ lưu dưới nước trên bộ, c̣n quân sĩ của ông th́ một chân trên băi biển, một chân dưới biển, không có bất cứ đơn vị quân đội nào có điều kiện “thiên thời, địa lợi” như TQLC. Nếu muốn ra đi th́ không sót một người, vào thời điểm đó, không có bất cứ giới chức nào của chính phủ, của quân đội cản được đường “trốn nước” ra đi của anh em chúng tôi. Thế nhưng chúng tôi đă tuân lệnh các ông tiếp tục lên đường chiến đấu ngăn quân thù để quư ngài rộng đường trốn! C̣n chúng tôi, từ Tư Lệnh Phó, đến các Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng v.v.. bị đẩy vào lao tù xiềng xích của CS. Người ít nhất là 3 năm, người nhiều là 17 năm và nhiều hơn nữa là ở tù vĩnh viễn như các LĐT Nguyễn Đằng Tống, Huỳnh Văn Lượm, TĐT Trần Văn Hợp, các Trung Tá Nguyễn Văn Nhiều, Nguyễn Hữu Cát, Đoàn Thức v.v.. nhiều lắm, nhiều lắm, kể thêm thêm đau ḷng.

Vận nước tới hồi mạt vận là trách nhiệm chung của mọi người, càng cao danh vọng, càng nhiều quyền lực th́ càng nặng nợ, nhưng những người lính, nói chung, cầm súng chiến đấu tới giờ phút cuối cùng th́ họ đă làm tṛn nhiệm vụ như những anh hùng đă trả nợ xong cho Tổ Quốc. Vậy th́ những ai vô trách nhiệm, đă xô đẩy anh em vào chỗ chết vô ích, đă đem anh em ra “pháp trường cát” th́ nên bớt nói, nếu c̣n hơi th́ nên nói một câu tiếng Mỹ “sorry”. Đừng chối, đừng đổ trách nhiệm cho ai, không nói dối được với người đă khuất.

MX Tô Văn Cấp