Điểm sách: Khi Đồng Minh Tháo Chạy (phần chót)

Nguyễn Kỳ Phong

Trong KĐMTC tác giả dựa khá nhiều vào những cuộc phỏng vấn để ghi lại những chi tiết cho tác phẩm. Chuyện đó hoàn toàn chấp nhận trên phương diện phương pháp sử. Tuy nhiên, nếu có những cuộc đối thoại nào mà chi tiết đi ngược lại nội dung của những ǵ đă được xuất bản, được nói đến rồi, với vai tṛ một người viết sử, tác giả phải có trách nhiệm tŕnh bày luôn để độc giả thấy được hai mặt trái phải của một sự kiện.

KĐMTC, trang 391-392, tác giả nói về đêm tổng thống Thiệu ra đi. Tác giả tả sơ là tổng thống Trần Văn Hương kư một nghị định chính thức đề cử ông Thiệu làm đặc sứ VNCH, cho phép ông đi Đài Loan để phúng điếu cố tổng thống Tưởng Giới Thạch chết cách đó một tháng. Trong chuyến xe đi ra phi trường, tác giả tả ông Thiệu ngồi giữa băng sau, ngồi hai bên là xếp CIA Pogar và tướng Timmes. Chi tiết này tác giả dựa vào phỏng vấn với Polgar và sử liệu của Frank Snepp (chú thích 34, 35, 36 trong KĐMTC). Nhưng nếu độc giả đọc lại The Palace File (trang 332), th́ thấy tác giả viết và chú khác đi. Frank Snepp trong Decent Interval, thuật lại câu chuyện hoàn toàn khác. Snepp—lúc đó là tài xế—nói ông Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một cận vệ, chớ không phải giữa Timmes và Polgar (Snepp, trang 434-437). Lời của anh nhân chứng tài xế này có lư: V́ như đă nói, Polgar và Timmes được lệnh đi kèm hai ông Thiệu và Khiêm ra phi trường. Nếu hai người này ngồi trong xe với ông Thiệu th́ ai ngồi với ông Khiêm xe kia? Trong The Palace File tác giả chú thêm tài liệu của David Butler (mà tác giả không chú trong HSMDĐL), nhưng đọc Butler th́ thấy Butler tả khác những ǵ được tả trong KĐMTC: chiếc xe đi trước có ông Khiêm và Polgar; xe sau có ông Thiệu và tướng Timmes (đọc, Butler, The Fall of Saigon, trang 351-353). Tác giả đă chú nhiều chi tiết theo tác phẩm của Frank Snepp, trừ chi tiết đó. Đọc cùng trang đă dẫn trên trong sách của ông Hưng và Snepp, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt về những lời trao đổi cuối cùng giữa ông Thiệu và đại sứ Martin. Về chuyện tổng thống Hương kư công hàm cho ông Thiệu rời khỏi nước: Trong sách The Palace File, cùng trang đă dẫn trên, tác giả cho ta thấy không những tổng thống Hương mà cả Polgar đă cung cấp giấy xuất ngoại cho ông Thiệu (một chi tiết mà tác giả không nói đến trong KĐMTC). Nhưng theo Snepp, ông Hương không có cấp giấy, và Polgar th́ quên cấp giấy cho ông Thiệu như đại sứ Martin đă yêu cầu. Snepp nói chính Martin thuật lại chuyện đó cho ông nghe (Snepp; op. cit., ibid.). Một nhân chứng khác, trung tướng Trần Văn Đôn, trong Việt Nam Nhân Chứng, trang 467, nói sáng thứ Sáu, 25 tháng 4, ông Thiệu gọi ông lúc 8 giờ 30 sáng, muốn ông đến dinh Độc Lập gặp ông Thiệu. Trong khi gặp, ông Thiệu nhờ ông Đôn lấy dùm cho bạn ông Thiệu một giấy chiếu khán để đi ngoại quốc (trong thời gian đó, ông Đôn là xử lư thường vụ chức tổng trưởng quốc pḥng; xử lư thường vụ là v́ ông Đôn là tổng trưởng quốc pḥng trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, nhưng nội các ông Cẩn vừa từ chức vài ngày trước). Những sự thiếu sót về sử liệu này có thể gây ra sự hiểu lầm là tác gỉa chỉ trưng bày sử liệu một chiều.

***

Ở phần trên, chúng ta so sánh những sử liệu tác giả dùng; sự chính xác khi dùng; và phương pháp xử dụng sử liệu của tác giả. Phần này, chúng ta nói đến lối viết của tác giả và một số sơ sót nhỏ v́ lỗi của ấn công, hay sự bất cẩn của tác giả, hay cả hai.

Văn phong trong KĐMTC lủng củng v́ có rất nhiều đoạn tác giả dịch từ tác phẩm khác... rồi thay đổi, rồi thêm vào ư của tác giả ... và sự tiếp tục đó không làm cho văn phong tác giả liên tục. Đôi khi tác giả dịch sai—hay cố ư dịch sai và không chú thích—và làm độc giả mất tin tưởng với tác giả. Một vài chi tiết người điểm sách thấy:
Trang 174-175 KĐMTC, tác giả nói về những kế hoạch tiết giảm năng lượng tiêu thụ để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lương năm 1973. Trong hồi kư (Nixon, sđd, trang 984-985), tổng thống Nixon viết rơ là ông đề nghị giảm tốc độ xe di chuyển xuống 50 miles/hour để tiết kiệm xăng. Nhưng khi đề nghị đưa ra quốc hội, quốc hội chỉ hạ xuống 55 miles/hour. Trong sách, không hiểu sao tác giả lại nói Nixon đề nghị 55 miles/hour, dù câu văn nguyên tác đă rơ ràng.

Trang 193 và trang 474, tác giả phàn nàn về hoàn cảnh đă đưa Gerald Ford lên làm tổng thống. Tác giả viết, “Phó tổng thống Ford lên kế vị. Thế là từ một dân biểu ở Hạ Nghị Viện, vừa mới được Nixon đưa lên làm Phó Tổng Thống thay ông Spiro Agnew (phải từ chức v́ bị tố cáo tham nhũng) vài tháng trước, bây giờ nhảy ngay lên ghế tổng thống, không có bầu bán ǵ cả.” Viết như vậy th́ quên đi nguyên tắc thay phó tổng thống viết trong hiến pháp Hoa Kỳ. Phụ Hiến thứ 25 của hiến pháp cho quyền tổng thống đề cử người thay vào chổ trống chức phó tổng thống, với sự đồng ư của lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Hoa Kỳ, tháng 11 năm 1973 ưng thuận cho Ford làm phó tổng thống với số phiếu thuận 93-3 ở thượng viện, và 387-35 ở hạ viện. Và Ford cũng không phải là một dân biểu tầm thường như tác giả viết: đă làm dân biểu 25 năm, Ford là chủ tịch khối thiểu số (Cộng Ḥa) ở hạ viện từ 1965 đến 1973. Chủ tịch một đảng trong quốc hội thường là nhân vật quan trọng hàng thứ nh́, hay thứ ba của đảng. Ford là một ứng cử viên có uy tín nhất mà Nixon có thể t́m được trong thời gian đó. C̣n chuyện Ford thay Nixon khi Nixon từ chức: đó cũng cũng là một quy tắc trong Hiến Pháp Hoa Kỳ mà thôi.

Trang 347, đoạn viết về tiểu sử của đại sứ Martin được tác giả trích theo Frank Snepp (Snepp, sđd, trang 67), nhưng trong đoạn văn nguyên thủy, Snepp không viết ǵ về chuyện mỗi lần ông Martin uống rượu ông đều thú thật với cha ông. Tác giả không nhất thiết phải thêm vào đoạn này mà không có chứng cớ. Cùng trang, tác giả viết (khi c̣n ở Saigon) mỗi lần gặp đại sứ Martin ông thường trao đổi với ông đại sứ về những trận đấu bóng giữa đại học Wake Forest College, nơi Martin theo học, và trường University of Virginia của tác giả. Chuyện này th́ có thể bàn căi được: Wake Forest College—bây giờ là Wake Forest Univirsity—trước khi dọn về Winston-Salem, North Carolina, là một trường đại học nhỏ ở ngoại ô của thành phố Durham, North Carolina. Năm 1965, trường dọn về Winston-Salem và đổi tên trở thành một đại học chính thức. Wake Forest College nơi Martin ra trường năm 1932 và University of Virginia nơi tác giả xuất thân năm 1963 không có liên hệ ǵ với nhau về phương diện thể thao—ít ra là trong thời khoảng đó. Và nói về sự chính xác: ở trang kế tiếp, 349, tác giả viết, “Khi Martin nhậm chức vào hè 1973, t́nh h́nh bang giao Việt-Mỹ rất căng thẳng. Ông Kissinger lại mới kiêm chức Ngoại Trưởng.” Martin tuyên thệ nhiệm chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào 24 tháng 6, 1973; Kissinger nhận chức tổng trưởng ngoại giao 22 tháng 8, 1973.

Trang 405 tác giả tả đêm đại sứ Martin lên phi cơ rời Việt Nam. Đoạn văn này đến từ sách của David Butler (Butler, sđd, trang 462-464) nhưng tác giả lại chú đến từ cuộc phỏng vấn với thiếu tướng John Murray. Đoạn văn của Butler có tả một thiếu tá TQLC Mỹ to lớn vạm vỡ; đoạn văn của tác giả tả anh chàng phi công to lớn vạm vỡ. Butler tả một chiếc C-130 bay cao trên trời, đánh ra một diện tín chung cho tất cả trực thăng đang di tản, và những cơ quan nào c̣n nhận được điện tín viễn liên: Chỉ c̣n 21 phi vụ di tản nữa là chấm dứt. Lệnh của tổng thống Hoa Kỳ là bất cứ phi cơ trực thăng nào liên lạc được với đại sứ Martin, th́ thông báo với ông ta phải di tản ngay trên chuyến bay đó theo lệnh của tổng thống. Trong KĐMTC tác giả viết anh chàng phi công to con, bước xuống phi cơ, trao cho đại sứ Martin một tờ giấy ... nói đây là chuyến bay cuối cùng ... và Martin bơ phờ ôm lá cờ Hoa Kỳ trên tay leo lên phi cơ. Đoạn văn tác giả trích theo không viết như vậy. Một chi tiết khác, rất kỹ thuật, nhưng tác giả quên. Trang 359, tác giả viết, “Vào lúc bốn giờ năm phút sáng thứ Ba, ngày 29 tháng Tư (4:05 chiều 28/4 giờ Washington).” Đúng ra là 5:05 chiều ngày 28 tháng 4 tại Washington. Tháng 4 là tháng đổi giờ ở Mỹ. Ngày đổi giờ là hai giờ sáng ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng Tư. Ngày 27 tháng 4 là ngày Chủ Nhật cuối của tháng. Từ ngày thứ Hai, 28 tháng 4, giờ Saigon và Washington chỉ cách nhau 11 tiếng thay v́ 12 (tháng 4 dến tháng 10 cách nhau 11 tiếng; tháng 11 đến tháng 4 cách nhau 12 tiếng).

Một vài chi tiết bất cẩn khác: Trang 100, 101, và 105, ba chú thích này lộn nhau: chú thích 20 là chú thích đúng cho chú thích 19 của trang 100; chú thích 20 của trang 101 là chú thích 20 của trang 105 (chú thích 19 trích theo The Pentagon Papers. Nội dung The Pentagon Papers chấm dứt vào cuối năm 1967. Nixon chưa xuất hiện (liên hệ về chiến tranh Việt Nam) cho đến hết năm đó. Trang 325-326 KĐMTC cho ghi chú số 5, là trang 436 trong sách của David Landau. Độc giả sẽ không bao giờ t́m được ghi chú này, v́ quyển The Uses of Powers của Landau chỉ có 270 trang! Thật ra, trang mà tác giả nói, nằm trong trang 180 của Landau. Landau chỉ là một anh học tṛ cử nhân ở đại học Harvard, viết một tiểu luận về Kissinger, chứ không phải là một nhà nghiên cứu chiến lược như tác giả nói. Trang giới thiệu về sách của Landau đă đề như vậy. Trang 217, ngày tháng đúng là, 7 tháng 8, 1974; trang 136, ngày tháng đúng là tháng 3, 1972 (tháng 3-1975 làm ǵ c̣n một bộ tư lệnh quân sự Hoa Kỳ nào ở Đà Nẵng). Trang 334, Kissinger nói chuyện với Hiệp Hội Nhật Bản ngày 18 tháng 6, chứ không phải 16 tháng 8 như tác giả viết (đọc lại câu văn tác giả, và đọc, Guenter Lewy, America in Vietnam, trang 517, phụ chú 54). Trang 290, ngày đúng là 9 tháng 8-1974. Trang 114 viết phó tổng thống Spiro Agnew sang thăm Saigon ngày 30 tháng 3, 1973. Ngày đúng là 30 tháng 1, 1973.

Trang 369, “... ngày 8 tháng 3, 1965. Hai sư đoàn TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng.” đúng hơn, chỉ có hai tiểu đoàn đổ bộ (Battalion Landing Team) ngày hôm đó, với số quân khoảng 3.500 người. Battalion Landing Team là loại tiểu đoàn đổ bộ, tự chiến đấu nên rất đông quân và trang bị đầy đủ. (đọc, The U.S. Marines in Vietnam: The Landing and the Buildup, 1965, trang 9-12). Trang 162-164, tác giả nói về cuộc chiến Trung Đông giữa khối Ả Rập và Do Thái vào ngày 6 tháng 10-1973 ... và viết, “Nixon đang bối rối nhưng đằng sau ông đă có Tổng Trưởng Ngoại Giao Kiêm Cố Vấn An Ninh rất tỉnh táo và vững mạnh. Ông Kissinger này lại vừa được giải thưởng Nobel Ḥa B́nh.” Cuộc chiến Yum Kippur mănh liệt nhưng rất ngắn. Bùng nổ ngày 6 tháng mười và kết thúc 17 tháng 10. Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo cho Kissinger giải thưởng Nobel vào ngày 16 tháng 10-1973.

Trang 45, khi nói về ngày ông Thiệu đọc diễn văn ở Lưỡng Viện Quốc Hội nhân ngày Quốc Khánh 1968, tác giả viết, “Sáng thứ Bảy, mồng một tháng 11, một buổi sáng êm ả ở Saigon ...” Mồng một tháng 11, 1968 là ngày thứ Sáu, chứ không phải thứ Bảy (coi lịch, hoặc đọc KĐMTC trang 47, khi tác giả trích Theodore White, trong đó có đoạn, “... người ta thấy rằng vụ ngưng ném bom bắt đầu sáng thứ Sáu [1-11-68]).

***

Những ư nghĩ sau cùng của người điểm sách về Khi Đồng Minh Tháo Chạy. Tương tự như tác phẩm The Palace File/HSMDĐL, Khi Đồng Minh Tháo Chạy được viết theo lối sử kể truyện (narative history). Sử kể truyện hấp dẫn và dễ đọc hơn sử biên niên (chronological history). Một vài thí dụ về những tuyệt tác của sách loại sử kể truyện là, Hell in a Very Small Place: the Seige of Dien Bien Phu của Bernard Fall; The Best and the Brightest của David Halberstam; hay, American Caesar: Douglas MacArthur 1880-1964 của William Manchester.

Sử kể truyện cho người đọc nhiều hứng thú và lôi cuốn người đọc, nhưng rất khó viết. Người viết loại sách này cần có một văn phong lưu loát, trí nhớ chính xác, và một sự phong phú về sử liệu. The Palace File có được vài yếu tố này; nhưng HSMDĐL th́ hoàn toàn không. Hai tác phẩm gần như là một về phương diện sử liệu, nhưng KĐMTC không có văn phong lưu loát như The Palace File. Ở những đoạn văn đầu mỗi chương trong KĐMTC, tác giả cố gắng viết theo lối sử kể truyện nhưng không thành công. Độc giả có thể thấy điều đó ở đoạn văn đầu của các Chương Một, Hai, Ba, Sáu, Chín. Ở Chương Sáu, tác giả giới thiệu những sự biến động của thế giới vào mùa Thu năm 1973 bằng bốn câu thơ bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư là một phản đề không hiểu được.

Ở một vài nơi, tác giả sử dụng sử liệu một chiều: chỉ xài chi tiết trong sử liệu để biện minh cho lư thuyết của ḿnh, mà không thông báo cho độc giả những chi tiết khác ngược lại, để độc giả có thể so sánh. Người ghi lại lịch sử vô tư và không thành kiến là người tŕnh bày hai mặt của sử liệu, chi tiết, sự kiện, rồi tự quyết định một kết luận—nhưng đồng thời cũng cho độc giả kết luận riêng của họ với tất cả sử liệu tác giả đă tŕnh bày.

Như đă nói ở đầu bài viết, Khi Đồng Minh Tháo Chạy là một tác phẩm hữu ích cho giới độc giả — v́ một lư do nào đó —không cập nhật với sử liệu, hay không rành về liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam v́ giới hạn ngôn ngữ. Đa số độc giả sẽ t́m thấy nhiều giải đáp, câu trả lời, về những bí ẩn trong liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam xảy ra trong cuộc chiến. Tuy nhiên, đối với một số độc giả đă quen thuộc với sử liệu và tương đối am tường về những chi tiết của cuộc chiến Việt Nam—nhất là những độc giả đă thưởng ngoạn The Palace File—có lẽ họ phải chờ một tác phẩm khác của Nguyễn Tiến Hưng, một tác phẩm khác hơn là Khi Đồng Minh Tháo Chạy.