[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

THĂM BẮC NINH

Vừa tới điểm tập trung lúc 6: 30 chiều Thứ Bẩy ngày 7/2/09 là Đồ Sơn Ngô Văn Định cùng hai anh Lê Bá B́nh và Trần Xuân Nhàn đi sang thăm Bắc Ninh Nguyễn Năng Bảo ngay, anh em Nam CA gồm Quách Ngọc Lâm, anh chị Huy Lễ, Vơ Thanh Sang, Phan Văn Đuông và tôi phải vội vàng bước theo, không kịp mời các anh vào nhà MX Lâm để sửa soạn lại “dung nhan” sau cuộc hành tŕnh dài từ San Jose’ đến Little Saig̣n.

Bắc Ninh bị ung thư nhiếp hộ tuyến đă lâu, khi hay tin này, Nguyễn Kim Tiền và tôi rủ nhau đến thăm anh, 6 tháng sau th́ anh lại tiễn chân lần cuối thằng em “phá” anh nhiều nhất! Nay chị Kim Tiền đă quá 3 năm để tang chồng, ngoài miệng đă thấy nụ cười nhưng trong ḷng niềm nhớ khôn nguôi vẫn c̣n chồng chất, nhất là khi dự những buổi họp mặt mà vắng Tiền!

Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng nói rằng căn bệnh của Bắc Ninh nó “thích” đi vào xương sống, làm tê liệt 2 chân rồi đi dần lên. Hiện nay Bắc Ninh đang trải qua như vậy!

Tại mục tiêu, Cao Bằng Phạm Văn Chung đón chúng tôi tại chân cầu thang để đưa mọi người lên thăm Bắc Ninh đang nằm ở trên lầu và Cao Bằng cho biết anh Cổ Tấn Tinh Châu tới thăm Bắc Ninh cũng vừa mới ra về.

Đồ Sơn và mọi người lần lượt đến chào và bắt tay Bắc Ninh đang nằm trên giường, ông mỉm cười và “điểm danh” rơ ràng từng người một. Nh́n 2 ông cựu Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng, một ông ngồi một ông nằm, nói chuyện với nhau mà tôi có cảm tưởng hai ông đang thảo luận kế hoạch hành quân tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị trong khi Cao Bằng, TMT/HQ/SĐ ghi chép.

Sau thủ tục chủ khách bắt tay chào hỏi xong, Đồ Sơn trịnh trọng nâng tấm huy chương Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc trước mặt Bắc Ninh để chuẩn bị chụp những tấm h́nh kỷ niệm. Nằm th́ tỉnh táo nói chuyện “như sáo” nhưng khi ngồi dậy để mang huy chương trước ngực th́ ông có vẻ mệt và khó khăn, biết chị Bảo không nâng anh ngồi dậy được, Cao Bằng nói:

- Để Đồ Sơn nâng Bắc Ninh dậy, ông ấy có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Mọi người hiểu ư anh Chung muốn nhắc đến việc anh Định săn sóc nâng giấc hiền thê trong hơn chục năm nên mọi người cùng cười vui. Và quả thật anh Định đă nâng anh Bảo ngồi dậy thật gọn ghẽ nhưng chẳng phải nhẹ nhàng ǵ. Bắc Ninh dựa lưng vào mấy cái gối có hiền thê sát cánh trái, bên phải là chiến hữu Đồ Sơn choàng vào cổ anh tấm huy chương cao quư.

Khi nghe Đồ Sơn yêu cầu anh mang huy chương để chụp h́nh th́ anh Bảo có vẻ ngại ngùng với lư do không ngồi dậy được và không có quân phục cho hợp. Nhưng làm sao đổi ư được người bạn đă vượt cả ngàn cây số để mang tấm huy chương này xuống cho anh, áo veston thay cho quân phục, ngực mang Đệ Tam Đẳng BQHC, “dựa lưng vào cơi chết”, anh Bảo cười thật tươi để chụp h́nh chung với đồng đội.

Một h́nh ảnh cảm động có một không hai làm tôi ứa nước mắt, nhưng cái tật méo mó nghề nghiệp, tôi thầm nghĩ buổi chụp h́nh này nếu sớm hơn, vào cái ngày 23 tháng Chạp khi ông Táo về Trời tŕnh diện Ngọc Hoàng th́ vui kể ǵ, v́ hôm nay anh Bảo mặc áo veston mà không có quần! Đây có phải là ư Ngọc Hoàng muốn báo rằng “táo Bảo” cũng sẽ phải về tŕnh diện ngài khi có lệnh, không được bịn rịn thê nhi mà trễ phép. Năm nay lỡ chuyến rồi, thôi để năm tới hay những năm tới nữa.

Tuy phải “ngọa triều” để tiếp bạn và đàn em nhưng giọng ông cứ sang sảng như ngày c̣n ra lệnh xung phong. Có lẽ để xác định lại sự tỉnh táo và can đảm của bạn, Đồ Sơn nói:

- Nào, bây giờ ông kể lại cho chúng tôi nghe chuyện ngày xưa xem nào.

Thấy Bắc Ninh hơi khựng lại, tôi liền chích (tiêm) cho anh một mũi nên xía vô:

- Chuyện hành quân hay là chuyện khác..

Chị Nguyễn Năng Bảo mỉm cười, nụ cười thật tươi với mái tóc bạch kim và gương mặt phúc hậu mà anh Định nói trông chị giống bà Bush, nhưng với câu nói thật trẻ trung:

- Nếu không phải chuyện hành quân th́ để tôi đi xuống ...

- Chuyện hành quân chứ, tôi bảo đảm với chị là ông này không có bà nội nào cả.

Nghe Đồ Sơn cười vui và thanh minh cho bạn, tôi vui lây lại nhẩy vô nói leo:

- Không có bà nội th́ bà ngoại.

- Đúng đấy.

Chị Bảo tiếp lời rồi lại cười khiến mọi người cười theo, không khí trong pḥng mà người bệnh vừa mới gửi lời chào vĩnh biệt đến đồng đội cứ vui như tết. Không có bất cứ một dấu hiệu nào của bệnh tật, không thấy có thuốc men hay y cụ nào trang bị để tiếp sức cho bệnh nhân, nhưng bên cạnh chỗ anh nằm là một bản tiểu sử để sau này đọc trước “áo (ông) quan”, cái điện thoại và xấp h́nh của anh chụp với những khách đến thăm, trong đó có một vài cựu cố vấn Mỹ của anh khi xưa mà có vị sau này đă là cấp tướng.

Nếu như Đồ Sơn từ San Jose xuống thăm, nếu như Cao Bằng lúc nào cũng sẵn sàng bên cạnh Bắc Ninh để cùng vui buồn đời “hậu quân ngũ”, nếu như các đàn em Mũ-Xanh đến thăm anh là chuyện b́nh thường th́ những cựu cố vấn Mỹ, sau gần 40 năm, từ xa xôi cũng đến thăm một bạn đồng minh ngày xưa là điều đáng cho chúng ta suy nghĩ, phải chăng chính Bắc Ninh là cấp chỉ huy giỏi, thắng thắn và trong sạch khiến họ phải mến và nể phục.

Chuyện vui như pháo giữa 2 ông từ thời c̣n là trung đội cho đến cấp lữ đoàn được nhắc lại từng chi tiết cùng với cấp chỉ huy là “ông già hự” Nguyễn Thành Yên, cựu TLP/SĐ/TQLC, trên mọi nẻo đường đất nước từ Bến Hải tới mũi Cà Mâu rồi tiến ra hải đảo Hoàng Sa trở lại Cao Nguyên Hạ Lào 1971 rồi hai ông là “tài tử” chính trong mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và chiến dịch 55 ngày đêm tái chiếm cổ thành Quảng Trị.

Nói đúng ra là Đồ Sơn hỏi, gợi chuyện để Bắc Ninh nói, ông nói với niềm vui, thỉnh thoảng Đồ Sơn lại chuyển đề tài, hỏi chuyện 13 năm tù CS của Bắc Ninh và lư do nào ông bẻ gẫy mấy cái “antena”, Ông nói:

- Hai thằng đó* nó lớn con nhưng hỗn, bắt nạt anh em và tôi nên tôi túm cổ đập, tôi tuy hiền nhưng không nhịn những thằng lớn (?) làm láo.(*nói rơ tên và đơn vị)

Chúng tôi ngồi nghe như đă từng nghe những chuyện đơn vị cũ chiến trường xưa, chuyện trong ngục tù, nhưng thê-nhi của Bắc Ninh th́ say mê lắng tai nghe như lần đầu và lần cuối được thưởng thức môt bản nhạc tuyệt vời, thỉnh thoảng mỉm cười, cười ra tiếng, hănh diện những việc đă làm đúng của chồng của cha, một người lính già sắp chết “nhưng không bao giờ chết”.

Nếu không mắt thấy, tai nghe th́ khó, rất khó mà tưởng tượng nổi như đang xem một màn kịch hay:“Hạnh Phúc và Khổ Đau” trên sân khấu, nhà đạo diễn sành tâm lư và kinh nghiệm như đă từng trải qua nhiều hạnh phúc và bi ai.

Tôi hiểu ư của Đồ Sơn, v́ tôi cũng vừa mới trải qua một hoàn cảnh tương tự khi đến thăm chị Đoàn Trọng Cảo (tôi gọi là chị Cả). Xin phép mở dấu ngoặc ở đây để nhắc lại:

Chị Cả c̣n rất tỉnh táo và sáng suốt mặc dầu bác sĩ cho biết chị sắp đạt được mục tiêu cuối cùng, chị nói tên tôi và c̣n “khôi hài” không nói tên vợ tôi mà lại bảo đó là “người nấu cơm” cho tôi ăn, tôi đùa lại:

- Chị dậy đi, c̣n mấy xấp vé số gây quỹ TPB bị ế, chờ chị đi bán kia ḱa.

Chị cười thật tươi và đưa tay ra cho tôi bắt, tay chị như ấm lên, h́nh như nhớ lại cảnh chị em tôi gặp nhau trên đường đi bán vé nhạc hội gây quỹ TPB của chị Hạnh Nhơn. Bữa đó tôi đă “trách” chị là cạnh tranh nghề nghiệp, chị chiếm khách hàng của tôi.., rồi cùng cười.

Chị Cả đang cười th́ có nhóm người đến thăm và đọc kinh cầu nguyện ngay bên giường chị Cả! Là con chiên ngoan đạo, chị im lặng, khép mi mắt như để “thông công”!Dù là con chiên, nhưng tôi không thể cùng đọc kinh với họ mà bỏ ra ngoài! Không hiểu điều đó đúng hay sai, tôi liền gọi điện thoại hỏi vị linh mục, ông tế nhị trả lời:

- Hăy nói những ǵ bệnh nhân muốn nghe và muốn nói.

Từ lời khuyên này, tôi đề nghị ai đó khi thăm người sắp ra đi nhưng c̣n rất sáng suốt và tỉnh táo, nếu muốn cầu nguyện th́ nên ḍ ư thân nhân người bệnh trước, hay tốt nhất là đọc âm thầm, Chúa ở khắp mọi nơi, đừng đi một đường biểu diễn khiến “tang gia tương lai” bị sốc như trường hợp Can Trường bị. Và một đề nghị cũng cần lưu ư là khi đến thăm, có nên nhăn nhó đau khổ kể lể bệnh t́nh của ḿnh cho người đang nằm nghe hay không?Tôi đă chứng kiến nhiều trường hợp như thế! Kể lể để xin được người sắp ra đi cứu chữa hay muốn xin “đi theo”!

Hôm nay ĐS, người bạn chiến đấu thân nhất của Bắc Ninh cũng đă có những cử chỉ tế nhị trùng hợp với lời Rev Đức hướng dẫn cho tôi, không chỉ Bắc Ninh muốn nói muốn nghe mà thê nhi của anh cũng ước ao được nghe. Những người lính thương gia đ́nh có bao giờ muốn kể chuyện chiến đấu sống chết cho vợ con nghe đâu, trừ những chuyên viên chế tạo C4.

Chuyện chiến trường của hai anh đang hấp dẫn th́ bị tiếng chuông điện thoại ngắt quăng, tôi liếc đồng hồ lúc đó là 7:56 pm, Bắc Ninh vẫn nằm ngửa, vội quơ tay ra cầm điện thoại, hồi lâu sau khi thăm hỏi, anh kết thúc vui vẻ: “cám ơn em, cám ơn em”, bỏ máy xuống anh nói:

- Có em ngày xưa là hạ sĩ quan của tiểu đoàn từ lúc tôi là TĐT, vừa mới hỏi được số điện thoại nên gọi từ bên Houston đến thăm. Chú ấy tên là Trịnh Văn Tằng!

Tôi biết có rất nhiều, nhiều điện thoại đă gọi đến vấn an Bắc Ninh, toàn là bạn bè, đồng đội và cấp thân quen, thế nhưng một đàn em HSQ từ hồi anh c̣n là tiểu đoàn trưởng, ít nhất cách nay cũng vài chục năm, từ xa xa lắm vẫn nhớ tên anh và gọi đến thăm sức khỏe “ông thầy” th́ là chuyện ít có!

Quư biết chừng nào! Giữa cái bắt tay của các cựu cố vấn và lời hỏi thăm của một thuộc cấp đă quá lâu, hiện ở quá xa, đều là những “T́nh Cảm Bội Tinh”, những minh chứng về khả năng, cách xử thế của Bắc Ninh. Gieo giống tốt, được trái ngon, ngược lại gieo gió gặp băo.

Đă muộn, khách cáo từ ra về và hẹn tái ngộ. Sáng Chúa Nhật 8 tháng 2, tại Café Club “Trâu-Già”, những ly café’ thơm hơn, ngon ngọt hơn những Chúa Nhật trước, giữa Đồ Sơn, Bắc Giang, Nhàn, cùng NM (anh em) caféviens vừa cạn là phái đoàn tới “Bảo gia trang”.

Vừa tới cửa, thấy Cao Bằng vội vă đi ra và nói rằng về nhà lấy cho Bắc Ninh cái mũ xanh. Trên giường Bắc Ninh đang nằm ngay ngắn, mặc áo field-jacket rằn ri, cấp bậc đại tá TQLC kim tuyến trắng trên 2 vai, Bảo Quốc Huân Chương đeo trên ngực, thoạt nh́n tôi thót tim nhưng thấy anh mỉm cười làm tôi an tâm nhưng không khỏi phân vân, chuyện ǵ đây?

Nhớ lại tối qua, sau khi Đồ Sơn choàng huy chương qua cổ và để nằm ngay ngắn trên ngực, mắt anh Bảo sáng hẳn, tay run run anh nâng huy chương lên ngắm nghía rồi nói:

- Đây là lần đầu tiên tôi được cầm huy chương này dù đă có quyết định từ lâu.

Thấy nhiều anh em có vẻ ngạc nhiên, Cao Bằng giải thích:

- Tháng 9/1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến Quảng Trị gắn đệ tam đẳng BQHC cho 2 ông Định và Bảo, nhưng v́ không có sẵn huy chương nên TT mượn BQHC của ông Tư Lệnh Lạng Sơn gắn cho ông Định đứng trước, c̣n ông Bảo đứng sau th́ không có ǵ dù đă có nghị định đàng hoàng. Tấm huy chương gắn cho ông Định th́ sau đó phải trả lại cho ban tổ chức.

Tôi đă buồn khi Trung Tá Lê Hằng Minh, TĐT/TĐ2 tử trận mà không thấy ai đề cập đến việc vinh thăng đại tá! Nay Cao Bằng giải thích trường hợp của Bắc Ninh! Chao ôi! Nghe sao thấm thía “đời nhà binh, t́nh nhà ..” và tôi bái phục sự chịu đựng của ông thầy!

Gần 40 năm sau, cho đến khi nằm chờ tŕnh diện Ngoc Hoàng, mới được người bạn đă từng sống chết với nhau cho mượn để nh́n mặt cái huy chương lần đầu và cũng là lần cuối! Và Bắc Ninh không để ư ǵ đến “mặt sau” của tấm huy chương cao quư này.

Nhớ chuyện tối qua khi ra về Đồ Sơn và Cao Bằng nói với nhau: “phải có quân phục”, sáng nay đứng ngắm Đại Bàng Bắc Ninh trong quân phục TQLC chỉnh tề từ thắt lưng trở lên, Bảo Quốc đệ tam để bên cạnh tôi mới hiểu cao kiến của hai ông, đeo huy chương với quân phuc.

Bắc Ninh được nâng ngồi dậy ngay ngắn, Đồ Sơn tay nâng Bảo Quốc Huân Chương, đến bên giường rồi im lặng, cả pḥng im lặng, nghe ĐS nói “Anh Bảo” rồi lại im lặng, lau nước mắt,cuối cùng nghẹn ngào:

- Anh Bảo! Anh và tôi đă cùng bên nhau mấy chục năm trên chiến trường và nay th́ chúng ta sắp xa nhau (BN khóc, ĐS nấc nghẹn). Tháng 9/1972 tại Quảng Trị, anh và tôi đă được Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu ân thưởng đệ tam đẳng BQHC, nhưng cho đến nay anh vẫn chưa một lần thấy và đeo huy chương này! Hôm nay tôi mang đến và xin được choàng lên ngực anh để nhắc rằng chúng ta được hănh diện mang tấm huy chương cao quư này là nhờ công lao và sự hy sinh của biết bao anh em chiến sĩ, chúng ta phải trân trọng và biết ơn các TQLC ấy như anh đă nói trong lời vĩnh biệt…!.(lại im lặng).

Chúng tôi đứng ngoài mà c̣n nghẹn lời th́ Đồ Sơn khó có thể tiếp tục và dù muốn nói với anh Bảo bao nhiêu đi nữa cũng không đủ lời nên tôi thấy Đồ Sơn ngước mặt lên, lắc lắc cái đầu rồi đổi giọng vui gượng:

- Năm 72, sau khi gắn huy chương xong là tôi phải trả lại ban tổ chức nên khi sang đây tôi mới mua được tấm huy chương này và có ư định sẽ tặng lại cho viện bảo tàng ở San Jose, để sau này con cháu chúng ta biết TQLCVN đă góp công bảo vệ dất nước như thế nào. Nay tạm thời cho anh mượn và tôi sẽ cố gắng nhờ t́m mua tặng anh một tấm khác để sau này chị treo bên di ảnh của anh.

Quay về phía chị Bảo, Đồ Sơn nói tiếp:

- Tôi cảm phục chị đă chu toàn bổn phận đối với anh ấy trong suốt cuộc đời chinh chiến và mười mấy năm trong ngục từ CS và nay th́ vẫn là nơi cho anh dựa lưng ...

Đồ Sơn dứt lời, 2 ông cùng cười làm “những con tim cùng vui trở lại”, các máy h́nh lại thi nhau chụp, Bắc Ninh lúc này có nụ cười rạng rỡ và sung sướng nói thật như từ cơi ḷng:

- Tấm nào đẹp th́ dùng làm "portrait" (h́nh để bàn thờ).

Bắc Ninh cười hạnh phúc, Đồ Sơn cười, Cao Bằng cười, mọi người cùng cười, chị Bảo và con cháu cũng cười. Tôi chưa thấy một trượng phu nào chuẩn bị ngày ra đi mà “vui” như cựu Đại Tá Nguyễn Năng Bảo LĐT/TQLC.

Trong lời giảng về luân hồi theo Phật Giáo, Thượng Tọa TPQ đă nói với các tu sĩ rằng ai làm ơn mà không kể công (Công giáo th́ nói tay phải làm phước th́ không nên cho tay trái biết) th́ khi chuẩn bị “ra đi” sẽ thấy nhẹ nhàng thanh thoát, những ai hy sinh hạnh phúc cho tha nhân th́ sẽ được về cơi phúc nhanh chóng, không bị níu kéo ở lại cơi ta-bà này để đời trả công nợ.

Tôi không hiểu hết lư lẽ cao siêu này nhưng thấy trường hợp của Bắc Ninh trùng hợp với lời giảng dạy của vị cao tăng và đi xa hơn, những chiến sĩ đă hy sinh hạnh phúc gia đ́nh và ngay cả mạng ḿnh cho tha nhân th́ các anh đă ra đi nhanh chóng, trong chớp mắt trên khắp các chiến trường, nếu đúng vậy th́:

“Thưa Bắc Ninh! Một mai đây Anh sẽ gặp lại đồng đội như các Anh Lê Hằng Minh, Anh Dương Hạnh Phước, các đàn em, thuộc cấp của anh như Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng, Trần Ba .. cùng các chiến sĩ TQLC đă hy sinh trên khắp chiến trường và nhất là hơn BA NGÀN lính chiến Mũ Xanh, trong 55 ngày đêm, đă gục xuống để đồng đội cắm được lá cờ lên Cổ Thành Quảng Trị. Bắc Ninh sẽ gặp lại các anh hùng vô danh ấy trên Thiên Quốc”

MX Tô Văn Cấp

Xem slide show về buổi thăm Bắc Ninh

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]