Lịch Sử Lá Cờ Quốc-Gia Việt Nam

Trần Vĩnh Tường

Năm 248, khi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khởi binh đánh lại quân nhà Ngô xâm chiếm Cửu Chân, lá cờ của bà màu vàng, dân gian vẫn truyền tụng rằng "đầu voi phất ngọn cờ vàng

Lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Ḥa tuy mới ra đời hơn nửa thế kỷ nhưng đă là sức sống cho thiên anh hùng ca đấu tranh cho tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Thiên anh hùng ca này bắt đầu từ những ngày chống thực dân Pháp, chống Cộng Sản Việt Nam và tiếp tục vang dội trong ḷng những người Việt ly hương.

Theo cuốn Quốc Kỳ Việt Nam của Bác Sĩ Quốc Duy Nguyễn Văn An, (xuất bản tại Rennes - Paris 1992), ghi chép những sự kiện lịch sử do lăo kư giả Văn Lang Trần Văn Ân thuật lại, th́ lá cờ Việt Nam đă ra đời trong t́nh h́nh đất nước như sau.

Cơ Mật Viện (thành lập từ năm 1834 gồm tứ trụ triều đ́nh) vẫn dùng lá cờ nền vàng có một gạch son. Lá cờ ấy tượng trưng cho uy quyền quốc gia trên hai phần đất c̣n lại của triều đ́nh là miền Bắc và miền Trung, c̣n miền Nam lúc ấy vẫn chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.

Năm 1863, triều đ́nh Huế phái ông Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp đ̣i lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị Pháp chiếm. Chiếc tàu của ông treo một lá cờ vàng, trên ghi bốn chữ ĐẠI NAM KHÂM SỨ.

Tháng Ba 1945, Nhật đảo chánh Pháp, trả chủ quyền cho triều đ́nh Huế. Hoàng Đế Bảo Đại ra tuyên cáo lấy lá cờ vàng làm quốc kỳ.

Tháng Tư 1945, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, vẫn giữ lá cờ vàng.

Ngày 6 và 9 Tháng Tám 1945, hai quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima và Nagasaki.

Ngày 14 Tháng Tám 1945 Nhật đầu hàng tạo một khoảng trống chính trị, cho Pháp cơ hội trở lại Việt Nam.

Ngày 04 Tháng Hai 1946, Đô Đốc Thierry d'Argenlieu sang Việt Nam tái lập bộ máy cai trị thuộc địa. Lúc đó người Pháp có ba khuynh hướng:

- Tái lập chế độ thuộc địa như trước 1945.

- Sát nhập Nam Kỳ vào nước Pháp.

- Lập chính phủ Nam Kỳ tự trị.

Giải pháp chót được áp dụng và Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh được mời thành lập Nội Các Nam Kỳ Tự Trị. Nhưng Pháp vẫn tiếp tục đối xử tàn tệ với chính phủ, đến nỗi chỉ 5 tháng sau Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh tự tử. Bác Sĩ Lê Văn Hoạch lên thay cũng không thay đổi được t́nh h́nh. Sau đó Pháp mời Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân đứng ra thành lập nội các mới. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân nói tiếng Việt không rành, nhưng một ḷng thiết tha yêu nước nên được hai tôn giáo lớn của miền Nam là Cao Đài và Ḥa Hảo ủng hộ. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân mời ông Nguyễn Văn Sâm làm Đại Diện Ngoại Giao và ông Trần Văn Ân làm Tổng Trưởng Thông Tin.

Ông Trần Văn Ân là ai? Ông chính là người đă nghĩ đến việc thống nhất Bắc Trung Nam dưới cùng một lá cờ.

Ngày 08 Tháng Mười 1947 nội các Nguyễn Văn Xuân ra mắt, nhưng không dùng danh xưng Chính Phủ Nam Kỳ Tự Trị, mà thay thế bằng Chánh Phủ Lâm Thời Nam Phần Việt Nam. Danh xưng mới này do ông Trần Văn Ân đă bí mật đề nghị với Thiếu Tướng Xuân v́ ông không muốn miền Nam bị chia cắt khỏi miền Trung và miền Bắc. Với những thành phần ngại thay đổi v́ sợ thế nào chính phủ cũng đổ nếu có đổi thay. Ông Ân bảo là "Đổ th́ cho đổ mẹ nó đi chứ để làm ǵ? Ngoài bưng người ta dám đem xương máu ra để giành độc lập, ở đây ḿnh chỉ thúc cùi chỏ một cái mà cũng không dám làm. Vậy th́ đổ mẹ nó đi cho rồi”.

Câu nói bộc trực rất "Nam Kỳ" này đă được toàn thể Hội Đồng Nam Kỳ hoan nghênh nhiệt liệt, v́ Người Pháp rất cay cú trước sự thủ tiêu danh xưng Nam Kỳ Tự Trị nên họ cho ám sát ông Nguyễn Văn Sâm và ông Trần Văn Ân, hai người đầu năo trong việc chủ trương thống nhất đất nước Việt Nam. Hai ngày sau, ngày 10 Tháng Mười 1947, ông Nguyễn Văn Sâm bị ám sát chết. Ông Trần Văn Ân may mắn thoát chết trong một vụ ám sát khác. (Dẫu vậy, chế độ nào cũng gây tai họa cho ông cả, thời Pháp, ông bị Pháp buộc phải rời khỏi Việt Nam. Năm 1959, thời Đ? Nhất Cộng Ḥa, ông và 9 người bạn bị chính phủ Ngô Đ́nh Diệm kết án vừa tử h́nh vừa khổ sai ở Côn Đảo).

Ngay sau khi nhậm chức Tổng Trưởng Thông Tin, ông Trần Văn Ân đă xúc tiến việc chọn cho chính phủ một lá cờ. Vào thời điểm 1947, trong Nam có Chính Phủ Lâm Thời, miền Trung và miền Bắc mỗi miền có một Ủy Ban Quản Trị. Lúc đó có năm lá cờ được tuyển chọn làm quốc kỳ: Bắc Nam Trung mỗi miền một lá cờ, thêm hai lá cờ của Phật Giáo Ḥa Hảo và Đạo Cao Đài. Năm lá cờ này được triển lăm và giải thích về ư nghĩa trong suốt ba ngày liền ở pḥng khánh tiết dinh Gia Long. Kết quả lá cờ của ông Ân được chọn v́ đẹp, dễ làm và có ư nghĩa.

Cuối Tháng Năm 1948 Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân triệu tập một buổi họp khoảng 40 người gồm các chủ tịch Ủy Ban Bắc Trung Nam, các đại diện chánh đảng quốc gia và tôn giáo, cùng nhiều thành viên trong Hội Đồng Nam Kỳ để thành lập Chính Phủ TRUNG ƯƠNG LÂM THỜI VIỆT NAM với lá cờ mới màu vàng ba sọc đỏ. Trong cuốn Le Dragon d'Annam, Cựu Hoàng Bảo Đại có ghi "Ngày 02 Tháng Sáu 1948 chính phủ Nguyễn Văn Xuân chính thức hóa Quốc Ca và Quốc Kỳ Việt Nam: Ba sọc đỏ song song tượng trưng ba kỳ trên nền màu vàng, màu của hoàng triều".

Ngày 05 Tháng Sáu 1948 trên chiến hạm Duguay Trouin tại Vịnh Hạ Long, Cao Ủy Pháp Tại Đông Dương - ông Emile Bolaert, và Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân cùng Nội Các của ông, trước sự hiện diện của Hoàng Đế Bảo Đại, kư kết rằng người Pháp nh́n nhận nền độc lập của Việt Nam.

Tóm lại, sự ra đời của Chính Phủ Lâm Thời Nam Phần Việt Nam với lá cờ vàng ba sọc đỏ năm 1948 là nhát gươm chính trị tuyệt diệu đă làm sụp đổ mưu toan chia cắt Việt Nam của thực dân Pháp và làm viên gạch lót đường cho giải pháp thống nhất quốc gia. Nếu không có Đảng Việt Minh man trá cướp công kháng chiến và cướp chính quyền th́ Việt Nam chắc chắn cũng đă có một nền ḥa b́nh như những nước láng giềng Mă Lai, Thái Lan, Ấn Độ...

Lá cờ vàng ba sọc đỏ có kích thước, màu sắc như sau:

- Lá cờ có nền vàng, h́nh chữ nhật.

- Bề ngang bằng hai phần ba bề dài.

- Ở giữa lá cờ, chạy suốt theo chiều dài là ba băng màu đỏ bề ngang kích thước như nhau, mỗi băng cách nhau một khoảng bằng bề rộng của mỗi băng. Toàn thể ba sọc ngang màu đỏ ấy bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.

- Sau khi lá cờ được chấp thuận, ông Trần Văn Ân đă giao cho ông Lư Thanh Cần thực hiện. Ông Lư Thanh Cần, tức kư giả Nguyễn Kiên Giang - thư kư ṭa soạn báo Đọc Thấy (1946-1947), cũng là một chiến sĩ can trường. Ông theo Thanh Niên Tiền Phong đốt dinh thự, phá cầu chống Pháp. Thật là một vinh dự cho giới cầm bút, tuy vào buổi phôi thai của nền báo chí Việt Nam, nhưng đă thực sự góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ tự do và toàn vẹn lănh thổ.

Ngày 30 Tháng Tư 1975, lá cờ vàng vẫn tung bay trên nền trời Việt Nam Cộng Ḥa bị Việt Cộng hạ xuống. Từ đó, miền Nam tràn đầy máu lệ. Bao chiến bào bốc cháy, bao hoa súng rụng giữa đời, và cũng biết bao linh hồn trung liệt rụng rơi.

Theo tường thuật của cựu kư giả Vương Hồng Anh th́ chỉ nội trong ngày 30 Tháng Tư 1975, tại chiến trường miền Tây, đă có ba vị tướng tự sát. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - Tư Lệnh Quân Đoàn Bốn, Quân Khu Bốn, đă dùng súng lục bắn vào thái dương. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng từ chối không cho vợ chứng kiến cái chết của ḿnh. Ông yêu cầu vợ ra ngoài, đóng chặt cửa lại và nổ súng tự sát. Chuẩn Tướng Trần Văn Hai - Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh mời sư đoàn trưởng Cộng quân vào pḥng để bàn giao. Th́nh ĺnh ông rút súng bắn vào viên chỉ huy Cộng quân, và sau đó, ông dùng súng tự sát. Ở mặt trận ven đô Sài G̣n, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ - Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, sau khi tập hợp quân nhân một lần chót để thông báo là ông không thể tuân theo lệnh bắt đầu hàng và "tôi sẽ chọn con đường riêng”, ông bước ra sân đứng nghiêm dưới cột cờ, ông chào lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa một lần cuối rồi tự sát bằng khẩu súng lục chỉ huy của ḿnh. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Ngoài ra, c̣n biết bao quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đủ mọi cấp bậc và binh chủng, kiên cường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi vĩnh biệt chiến trường (Khởi Hành số 19, Tháng Năm 1998).

Từ đấy đến nay, dù ở ngàn dặm xa xôi, nỗi hận ră đám tan hàng vẫn chưa nguôi nên mỗi Tháng Tư hàng hàng nước mắt vẫn nhỏ xuống, ngậm ngùi khóc lá xanh rơi. Nhưng khóc măi thêm phiền!!! Hai Bà Trưng trước thù chồng nợ nước đă bỏ tang phục khoác chiến y, cờ tang điểm tướng, gươm báu chói ḷa, giựt ải đoạt thành, trả được thù nhà, dưng lại nghiệp xưa. Bà Triệu Thị Trinh cưỡi voi xung trận "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, giết cá ḱnh ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu cúi đầu xong lưng làm tỳ thiếp cho người". Hồn thiêng sông núi ấy khiến năm nay một việc khó tưởng tượng được đă xảy ra và từ đó một niềm hy vọng mạnh mẽ dâng lên như phượng hoàng vươn lên từ đống tro tàn. Đó là nhờ sự kiên tŕ tranh đấu của tập thể người Việt hải ngoại ở khắp mọi nơi, đặc biệt bởi hai người bạn trẻ là Andy Quách và Trần Thái Văn, Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa được công nhận tại hơn 50 đơn vị, từ cấp thành phố đến tiểu bang của nước Hoa Kỳ. Cũng giống như những chiến binh đă hy sinh, lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa tuy đă qua thời oanh liệt phất phới trên ngọn cao của chiến thắng, nhưng những hiện diện ấy trong khoảnh khắc của lịch sử vẫn được những người Việt lưu vong ghi nhớ măi.

Nhưng nếu chỉ ghi nhớ xuông th́ mọi việc sẽ như một chuyến hải hành trong đêm đen không ngôi sao định hướng, đi loanh quanh lại trở về bến cũ, ngồi xuống ngâm thơ vịnh nguyệt mếu máo khóc than. Chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu chỉ việc phất cờ những ngày lễ Tết, rồi yên tâm rằng đă đủ để tri ân chiến sĩ, đă dư để tạ ơn sông núi? Thế c̣n những trang sách giáo khoa viết vội, viết sai về cuộc chiến Việt Nam đang được dạy trong các trường trung học đại học của nước Hoa Kỳ; những cuốn phim “made in USA” về cuộc chiến Việt Nam, vắng bóng chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa; những lá cờ máu của Cộng Sản Việt Nam vẫn được bày bán trong các tiệm sách, và thầy cô giáo người Mỹ vẫn phải dùng trong giảng dạy; những dự thảo luật về nhân quyền cho Việt Nam bị ngâm trong ngăn tủ của dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ? Những người cựu thương binh Việt Nam Cộng Ḥa lây lất kẹt bên kia bờ? Không một bàn tay đơn phương nào có thể làm hết chừng ấy việc nếu thiếu vắng những đóng góp, những chỉ bảo ân cần; nếu không có t́nh đồng đội, không có những tấm ḷng và bàn tay siết chặt trên tuyến đường dài đấu tranh cho sự trường tồn và vinh hiển của một Việt Nam, dù bên này hay bên kia một Thái B́nh Dương ngăn cách.

Trần Vĩnh Tường,
Cựu Nữ Sinh Trưng Vương