TRẬN CHIẾN SAU CÙNG
Của TIỂU ĐOÀN 9 TQLC
Lời
tác giả:
Sau gần 20 năm ngày tàn chiến cuộc, tôi mới có dịp viết về Tiểu đoàn để tưởng
nhớ nhũng người bạn và em út cùng đơn vị đă nằm xuống...
Sự đóng góp xương máu cùng sự sống của các bạn cho một vùng quê hương qúa đỗi
bất hạnh, có lẽ là niềm đau xót trong suốt cuộc đời c̣n lại của tôi.
Thực tế, những câu đàm thoại giữa các đơn vị đều ngụy hóa. Nhưng tại đây đă
đưoơc chuyển sang bạch văn với mục đích để đọc giả có thể đọc và hiểu dễ dàng.
Tân An Đoàn Văn Tịnh
Chiều ngày 27 tháng 3 năm 1975,
Thiếu tá Lâm-tài-Thạnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9/TQLC và tôi Trưởng ban 3
Tiểu đoàn được gọi về dự buổi họp bất thường tại BCH-Lữ Đoàn 369, bản doanh đặt
tại huyện Đại Lộc, Quảng-Nam.
Vẫn như thường lệ mỗi khi về BCH/LĐ để họp hành quân, chúng tôi chào hỏi, tay
bắt mặt mừng với Trung tá Nguyễn xuân Phúc, Lữ Đoàn trưởng và Trung tá Đỗ Hữu
Tùng, Lữ Đoàn phó.
Từ ngày 16 tháng 3 năm 1975, Tiểu đoàn 9 TQLC được lệnh của Lữ đoàn 369 từ giă
chiến trường Quảng-Trị, bàn giao nhiệm vụ và tuyến đóng quân cho các đơn vị Bộ
Binh và Địa Phương Quân, theo Lữ đoàn di chuyển vào Quảng-Nam. Tới Quảng-Nam,
Tiểu đoàn 9 TQLC chia làm hai cánh. Cánh A gồm Đại đội 4, Đại đội 2 pḥng thủ
dài trên dăy núi Sơn Gà do Tiểu Đoàn trưởng chỉ huy.
Cánh B gồm Đại đội 3, Đại đội 1 phân tán trên những dăy núi chạy dài xuống núi
Đất và bên kia bờ sông Vu-Gia cách Tiểu đoàn chừng cây số, thay thế vị trí cho
những đơn vị Nhảy Dù đă di chuyển vào Nam.
Lữ Đoàn có nhiệm vụ chính là đánh chiếm lại đỉnh núi 1062 mà trước đó các đơn vị
Biệt Động Quân, Nhảy Dù đă thay nhau giao tranh ác liệt, đẩm máu với quân Bắc
Việt.
***
Ngày 16 tháng 3 năm 1975.
Trong suốt cuộc đời chiến trận, đơn vị di chuyển từ nơi này đến nơi khác vẫn là
những chuyện b́nh thường. Tuy nhiên lần này nh́n vào sự chuẩn bị quá vội vàng
của Bộ Chỉ huy Lữ Đoàn 369/TQLC, từ việc bàn giao lại nhiệm vụ hành quân, pḥng
thủ cho đơn vị bạn nơi vùng tuyến đầu Quảng-Trị, cũng như lệnh cho các Tiểu Đoàn
tác chiến, Pháo binh TQLC, cùng các đơn vị yểm trợ khiến chúng tôi có nhiều suy
nghĩ và cảm nhận ra một điều ǵ đó vô cùng bất ổn và nguy hiểm:
Lúc 12 giờ khuya hôm qua, đêm 15 rạng ngày16 tháng 3 năm 1975, chúng tôi nhận
lệnh từ Lữ Đoàn, cho đơn vị chuẩn bị và sẵn sàng di chuyển lúc 7 giờ sáng, nếu
những đơn vị bạn không đến kịp để bàn giao th́ cũng bỏ vị trí cho binh sĩ lên xe
nhanh chóng đến điểm tập trung trên Quốc lộ 1 trước làng Cọp Biển, gần cầu Bến
Đá.
Từ giă băi biển Gia Đẳng nơi Tiểu Đoàn
nghỉ ngơi gần một tháng trong dịp tết về,
thực sự có chút chi đó vướng víu trong ḷng chúng tôi. Trên băi cát trắng trải
dài và phẵng phiu vào một sáng mùa Xuân, có chút sóng vỗ và ánh nắng tươi mát
ban mai chiếu lên những con Nuốt trong vắt bị sóng xô mằm phơi trên băi cát, tỏa
ra đủ sắc màu long lanh như những viên ngọc quí hoàn hảo, cảnh vật thực b́nh
yên, xinh đẹp. Song cũng chính nơi vùng biển trời xinh đẹp này lại là vùng chiến
trường đẩm máu với nhiều trận đánh khủng khiếp của Tiểu đoàn 9 TQLC vào những
ngày tháng cuối 1972 và đầu năm 1973, vùng chiến trận kéo dài từ Gia Đẳng qua
Chợ Cạn, đập Linh Quang đến tận Cửa Việt.
Có lẽ đây là điểm mốc thời gian cực thịnh sau hết của TĐ9/TQLC dưới thời Trung
tá Nguyễn Kim Đễ với hệ thống SQ, Cán bộ cũ kể từ ngày thành lập đơn vị vào
tháng 4 năm 1970 cho tới trước khi anh được bổ nhiệm về đảm trách chức vụ Trưởng
Pḥng 3/SĐ/TQLC.
***
Rời Vùng I chiến tuyến địa đầu đất nước về Quảng-Nam.
Vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975, đoàn xe theo thứ tự gồm TĐ6/TQLC,
TĐ2/TQLC, BCH/LĐ369, Pháo binh TQLC trên xe đầy cả các loại vật dụng, vợ con,
gia đ́nh, sau hết là TĐ9/TQLC. Rồi thêm một cái đuôi dài ḷng tḥng lôi thôi lếch
thếch tội nghiệp đằng sau là dân chúng bồng bế chạy theo với hàng chục chiếc xe
dân dụng, tiếng trẻ con khóc la, tiếng kêu réo gọi nhau ơi ới thất lạc, với dáng
mặt thất sắc kinh hoàng.
Ra đi với nhiều âu lo thắc mắc trong ḷng mọi người. SQ và binh sĩ thuộc cấp
trong đơn vị đă nhiều lần hỏi tôi điều này, nhưng tôi đă không thể trả lời họ
một cách rơ ràng như mọi khi. Trong tôi chỉ có linh cảm sẽ mất đất, mất tất cả
Vùng I.
Vào Đại Lộc vài ngày sau đó tôi c̣n nhớ rơ, chiều 26 tháng 3 chúng tôi theo lệnh
Lữ Đoàn tiếp nhận thêm một số đơn vị Đia Phương Quân và Bộ Binh di tản từ chiến
trường Quảng-Trị về. Anh Thạnh bảo tôi giao những đơn vị này
cho Thiếu tá Lộc
phối trí pḥng thủ ở núi Đất.
Trong suốt ngày 26, 27 tháng 3 năm 1975, chúng tôi đă nhận được rất nhiều tin
tức đáng buồn về các đơn vị bạn Tiểu Đoàn 3, 4, 5, 7 /TQLC, TĐ2/PB và ĐĐ Viễn
Thám, bị cắt đứt ở Thuận An.
Cố Thiếu tá Nguyễn Tri Nam, người bạn đồng khóa 22 Vơ Bị đă tử trận trên đường
lui quân tại bờ biển Thuận An, Thiếu tá Đinh Long Thành, K19, TĐT/TĐ4/ TQLC mất
tích và một số bạn bè, thuộc cấp trong những đơn vị cũng đă vĩnh viễn từ giă
chiến trường. Một số đơn vị khác đang cố gắng tránh lưới đạn pháo trong khi
triệt thoái để xuống tàu trước sự tấn công dồn dập của quân Bắc Việt.
Tôi h́nh dung ra một vùng chiến trận tơi bời, thê thảm của những “Hùm thiêng sa
cơ, thất thế”.
Một thời nào đó, chúng tôi đă tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ và đời ḿnh cho đất
nước, nhiệt t́nh hăng hái nung nấu cùng nhau t́m vào nơi gió cát với ư chí
“quyết chiến, quyết thắng”, nhưng trước những mất mát quá đỗi to lớn và bất ngờ
trên quê hương hôm nay, tôi không sao ngăn được tiếng thở dài chua xót, cố nén
gịng nước mắt đau thương đang chảy xuống với nỗi uất hận cuả một người lính
trận.
“Như vậy Quảng-Trị và Huế đă mất!”
Trong buổi họp, vị Trưởng ban 3 Lữ Đoàn và Trung tá Lữ Đoàn trưởng thuyết tŕnh
về t́nh h́nh địch và bạn trong vùng trách nhiệm của Lữ Đoàn, cùng một số t́nh
h́nh của các đơn vị TQLC ở Huế, băi biển Thuận An.
Ra khỏi pḥng họp, tôi hỏi anh Tùng :
- Số đạn dược mà tôi xin Lữ Đoàn th́ bao giờ có?
Anh Tùng trả lời:
- Chiều nay hay ngày mai, yên tâm. C̣n bây giờ th́ uống tí rượu, ông Tướng vừa
mới xuống thăm có cho mấy chai Napoléon đây. Mỗi người một vài ly nhỏ rồi sau đó
chia tay.
Từ giă các anh, trên đường về chúng tôi ghé lại cái quán nhỏ bên đường ăn tô ḿ
Quảng và uống ly cà phê, nhân tiện nh́n sơ t́nh h́nh sinh hoạt của dân chúng
chung quanh.
Nơi đây cũng như ở Quảng-Trị, đời sống của dân chúng nghèo nàn, thiếu thốn quá
nhiều.
Trong căn nhà lá nho nhỏ tạm đặt BCH/TĐ, cạnh con đường đất đỏ trên sườn núi Sơn
Gà, từ đó chúng tôi có thể nh́n bao quát quận Đại Lộc và con sông Vu-Gia.
Anh Thạnh và tôi ngồi hút thuốc nói chuyện, những câu chuyện Sài g̣n, Huế, Quảng
trị. Trong ḷng th́ lo lắng, song chúng tôi cũng không biết nên làm ǵ.
Lữ Đoàn cho lệnh tiếp nhận đạn dược. Tôi gọi cho Thiếu tá Lộc chuẩn bị đón nhận
và phân phối cho các Đại đội, báo cho biết khi xong xuôi.
Anh Lộc trả lời trên máy và hỏi:
- Chúng ta sắp làm ǵ Tân an?
- Có lẽ chiếm lại ngọn đồi 1062.
Anh Lộc vui vẻ tâm sự: “Ông Thiếu úy Hùng mới ra trường mà anh đưa lên cho tôi,
trông tướng tá ngon lành và đẹp trai quá. Anh là người Huế, gia đ́nh ở ngay trên
đường phố Phan bội Châu, Hùng nói rằng từ ngày ra trường chưa kịp đi phép đă
phải ra tŕnh diện đơn vị ngay, bây giờ cũng không biết gia đ́nh ra sao...”
Phải, sáng nay có một Sĩ quan về bổ sung cho Tiểu đoàn, anh tốt nghiệp khóa 27
Trường VBQGVN. Tôi bận rộn quá chỉ giữ Hùng lại ở BCH/ Tiểu đoàn có 1 tiếng đồng
hồ, hỏi thăm người đàn em vài điều về trường cũ, nhờ người lính nấu cho Hùng một
tô ḿ gói, rồi vội vàng đưa Hùng về Đại đội 3 thuộc cánh B. Tôi nghĩ sau này có
th́ giờ sẽ nói chuyện và hỏi thăm Hùng về gia đ́nh và anh em nhậu với nhau vài
chai bơ nhớ.
Nhưng có ai biết những bất ngờ đến với một người lính trận: gặp mặt, chia tay để
rồi sau đó tôi không bao giờ có dịp gặp lại người đàn em tội nghiệp đó nữa.
Anh chưa hề biết chiến trường nơi đâu, chiến trận là ǵ, địch quân như thế nào,
cho đến khi xuôi tay nhắm mắt. Hùng tử trận vào lúc 5 giờ chiều ngày 29 tháng 3
năm 1975 trên bờ biển Mỹ-Khê .
***
4 giờ chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975
Người Sĩ quan phụ tá bảo tôi vào máy gặp Đại Bàng Thái Dương (danh hiệu của
Trung tá Đỗ hữu Tùng), anh Thạnh theo tôi tới pḥng máy.
- Thái Dương đây Tân An tôi nghe.
- Tân An đó hả, nghe tốt không ?
- Tŕnh Đại Bàng, 5 trên.
- Lệnh cho Tiểu đoàn 9: Số đạn dược được tải đến hôm qua trang bị đầy đủ cho mỗi
cá nhân, đạn XM16, đạn phóng lựu, đại liên ..., c̣n lại bao nhiêu chôn xuống tại
chỗ; khi nào xong xuôi Tân An cho biết.
- Đáp nhận Đại Bàng.
Tôi bỏ ống liên hợp xuống và nh́n anh Thạnh, anh im lặng một lúc rồi cầm máy gọi
anh Lộc:
- Lộc Ninh đây Tây Đô.
- Lộc Ninh nghe Đại Bàng.
Anh Thạnh cẩn thận dặn ḍ Thiếu tá Lộc những điều cần thiết, sau đó lệnh cho anh
Lộc thực hiện lệnh của Đại Bàng Thái Dương.
Anh Thạnh bỏ máy xuống và hỏi tôi:
- Như vậy là sao Tân An?
Tôi cười một cách tự tin:
- Có lẽ chúng ta phải lui quân mấy cây số, chờ đánh bom xong là tái chiếm đồi
1062, Đại Bàng yên tâm, số đạn dược trang bị chúng ta đă dư dùng, đánh lên xong
sau đó trở lại lấy để tái trang bị và pḥng thủ, phải không?
Anh Thạnh nghe th́ nghe vậy, cũng như tôi khi nói th́ nói vậy, nhưng trong ḷng
chúng tôi có quá nhiều thắc mắc và nghi ngờ.
Anh Thạnh vô cùng lo lắng, mà tính anh ấy là như vậy.
Thiếu tá Lâm tài Thạnh nhận được lệnh chỉ định về đảm nhiệm chức Tiểu Đoàn
trưởng Tiểu Đoàn 9 TQLC thay thế Trung tá Huỳnh văn Lượm, và tôi được thuyên
chuyển về để đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban 3/TĐ.
Thoạt đầu tôi do dự không muốn, v́ chức vụ này tôi đă qua từ lâu rồi. Tuy nhiên
sau khi suy nghĩ về lại Tiểu Đoàn của chính ḿnh đă thành lập từ ngày đầu, tôi
lại có cảm giác thích thú và tự nghĩ rằng chỉ một thời gian ngắn nữa thôi th́
thế nào cũng sẽ phải có sự thay đổi.
Từ giă Lữ đoàn 258 để về lại Tiểu Đoàn 9/TQLC, lúc đó đang đóng quân ở Chợ Cạn,
quận Mai Lĩnh, Quảng Trị., tuy nhiều bạn bè đă thuyên chuyển qua những đơn vị
khác như Trí, Cự, Tuấn ... song tôi cũng c̣n t́m lại được những người đàn em dễ
thương như: Phán mập, Công, Quang và Ba Gà...cùng những người thuộc cấp cũ của
tôi.
Thiếu tá Thạnh c̣n trẻ lắm, anh xuất thân từ khóa 17 trường Bộ binh Thủ Đức,
tính t́nh ít nói, hiền lành nhưng nghiêm-nghị.
Trong vấn đề chỉ huy đơn vị, tôi phụ giúp anh một cách hiệu quả, tâm đầu ư hợp.
Thực ra đối với tôi th́ các Đại đội trưởng là cấp dưới đồng thời cũng là những
người đàn em rất thân thiết và dễ thương, nên vấn đề điều đông chỉ huy cũng dễ
dàng êm đẹp.
Anh Thạnh thường giao cho tôi thu xếp hầu hết những công việc nội bộ của Tiểu
Đoàn như điều động, hành quân hay tổ chức giải trí cho đơn vị.
Anh Thạnh không yên tâm, anh hỏi lại tôi :
- Tân An nghĩ có đúng không ?
Tôi cười :
- Không chắc, cả hai chúng tôi cùng cười vui vẻ thoải mái. Lo chi, tất cả chuyện
ǵ rồi cũng OK thôi.
Mọi lệnh lạc của Lữ Đoàn, chúng tôi đă thi hành xong và báo cáo về Lữ Đoàn lúc 6
giờ chiều.
***
6 giờ 30 chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975
- Tân An đây Thái Dương,
- Tân An nghe Đại bàng.
- Tôi muốn gặp Tây-Đô.
Anh Thạnh đưa tay cầm máy và ra hiệu cho tôi ngồi xuống bên cạnh.
- Tây Đô nghe Đại Bàng.
- OK, Tây Đô lật tấm bản đồ và nghe cho kỹ.
Tôi giở tấm bản đồ đẩy tới trước mặt anh Thạnh.
- Sẵn sàng rồi Đại Bàng.
- Khi có lệnh, cánh B từ chỗ đóng quân di chuyển xuống và theo chân dăy Sơn Gà
tiến về sông Túy Loan, cánh A di chuyển xuống Đại Lộc gặp BCH/Lữ Đoàn và nhận
lệnh tiếp. Tất cả sẵn sàng khi có lệnh sẽ thi hành. Tây Đô có ǵ cần hỏi không ?
- Tây Đô đáp nhận 5, không Đại Bàng.
- Tân An anh cho mời Thiếu tá Lộc xuống đây .
- Vâng. Sau đó tôi gọi anh Lộc tới họp gấp.
Tiếng nói của Trung tá Đỗ hữu Tùng lạnh lùng và sắc như dao cắt, mặt anh Thạnh
thoáng vẻ lo âu v́ cái lệnh hành quân kỳ lạ này. Lần đầu tiên trong đời lính tôi nghe một cái lệnh lạ
lùng và khủng khiếp.
Ôi ! Sao lại rút lui, rút về đâu, không lẽ kéo xuống Đà Nẵng lập pḥng tuyến
ngay giữa thành phố như Tết Mậu Thân hay lại chạy ra biển vội vàng lên tàu như
các Tiểu Đoàn TQLC ở Huế, lại tiếp tục bỏ Quảng Nam, Đà Nẵng?
Suốt thời gian đợi chờ thi hành lệnh chúng tôi có cảm tưởng đang chờ lên đoạn
đầu đài.
Bữa cơm chiều đă sắp sẵn trên bàn gần chổ ngủ của anh Thạnh.
Các anh Thạnh, Lộc và tôi vừa ăn cơm, vừa nói chuyện, vừa ra lệnh vừa dặn ḍ kế
hoạch chuyển quân, chúng tôi đă thu xếp xong mọi việc. Từ giă anh Thạnh và anh
Lộc trở về pḥng máy làm việc với Phán và Quang, hai anh này đă có mặt đang ngồi
chờ tôi.
Chào nhau xong Phán hỏi :
- Có tin ǵ vui không anh Ba?
- Có, chuẩn bị dọt.
Phán thực dễ thương miệng luôn cười hề hề:
- Tấn công đồi 1062 phải không, anh Ba?
Tôi nh́n Phán rồi nh́n Quang, cảm thấy tội nghiệp hai người đàn em, tôi bảo họ
ngồi xuống. Tôi chỉ những tấm bản đồ mà Trung úy Sơn đă dán lên tường từ mấy hôm
trước, những nét bút màu xanh, đỏ, đen ...dấu hiệu cuả trục tiến quân, điểm kiểm
soát, Đại đội, Trung đội, Tiểu đội, chi chít :
- Vẽ vào bản đồ cẩn thận như Sơn đă vẽ trên bảng, sau đó tôi sẽ nói chi tiết,
OK.
Quang và Phán lật bản đồ vừa vẽ vừa th́ thầm nho nhỏ với nhau:
- Xong rồi anh Ba!
Dặn ḍ xong mọi chuyện tôi thở dài nói với Phán và Quang:
- Không biết có phải vội vàng triệt thoái như những Tiểu đoàn kia không, sao tôi
nghi quá.
- Sao anh Ba nói nghe thê thảm quá vậy?
- Phán và Quang nghe đây “hăy cẩn thận lo cho anh em trong đại đội, các chú phải
nhớ rằng, khi họ ra lệnh lui quân theo kiểu này có nghĩa là nước đến cổ rồi. Cầu
mong sao cho Tiểu Đoàn chúng ta may mắn, an toàn”.
Tôi bắt tay Quang, bắt tay Phán:
- Về đi, nhớ cẩn thận.
Cho xe đưa các anh về lại tuyến đóng quân đại đội, c̣n một ḿnh tôi ngẩn ngơ
nh́n lên dăy núi Sơn Ga, những dăy núi chập chùng nối tiếp nhau chạy về cuối
chân trời xa, giữa bóng chiều quạnh hiu.
Tôi trở về lều nằm lên vơng đu đưa và nghĩ ngợi.
H́nh như có điều ǵ đó không ổn hay một thứ ǵ đó sắp mất mát, tôi mơ hồ cảm
nhận như vậy và miên man trong giấc ngủ quên.
***
12 giờ 10 khuya 28 rạng 29 tháng 3 năm 1975.
Cuối cùng lệnh cũng đă tới, lúc đó 0 giờ 10 phút đêm 28 rạng ngày 29 tháng 3 năm
1975. Anh Thạnh đứng lên anh cố vươn vai hít một hơi dài để có thêm chút sức
mạnh và thở dài nói với tôi:
-Tân An, anh điều động và lệnh cho Tiểu Đoàn Zulu, bảo Đại đội trưởng chỉ huy
lên gặp tôi.
-OK!
Tôi gọi Thiếu tá Lộc:
- Lộc Ninh đây Tân An.
- Lộc Ninh nghe Tân An.
- Lộc Ninh cho con cái sẵn sàng chưa?
- Sẵn sàng rồi Tân An.
- Cho Zulu, và báo cáo, kế hoạch không thay đổi.
- Nhận Tân An 5.
- Sơn, cho gọi ĐĐT chỉ huy lên gặp Thiếu tá.
Cánh B dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Lê văn Lộc men theo chân của dăy núi Sơn
Gà và vùng làng mạc bên trái của trục lộ tiến về sông Túy Loan.
C̣n cánh A gồm Đại đội 4 của Trung úy Lưu minh Quang dẫn đầu, đoạn hậu có Đại
đội 2 của Trung úy Lưu văn Phán, di chuyển xuống chợ Đại lộc để gặp Lữ Đoàn.
Đúng 1 giờ khuya, cánh A đến điểm hẹn. Trước mắt tôi là một băi đất trống, trong
đêm đen tôi vẫn nh́n thấy rơ lỗm ngỗm cây, dây, poncho, thùng đạn, thùng
gỗ pháo
binh.
Tại vị trí cũ của Lữ Đoàn không một bóng người, chỉ chừng nấy thôi tôi cũng đă
hiểu ra t́nh cảnh của chúng tôi trong hiện tại.
Anh Thạnh hỏi tôi:
- Sao vậy Tân An ?
Tôi buồn bực:
- Tôi không hiểu.
- Thái Dương đây Tân An.
- Thái Dương nghe.
Trong suốt đoạn đường di chuyển, cũng như tôi, dường như anh Tùng luôn luôn cầm
ống liên hợp để điều động các đơn vị để cho đơn vị trưởng rănh rỗi giải quyết
các t́nh huống cấp bách.
- Thái Dương ở đâu vậy, ở đây không c̣n ai hết?
- Đúng rồi, anh cho tiến về sông Túy Loan sẽ gặp tôi.
- Đáp nhận.
Trong những lần di chuyển quân, tôi vô cùng thận trọng, lệnh cho Trung úy Quang
chia thành 3 cánh. Trung đội cánh phải tiến trong b́a làng, Trung đội cánh trái
dàn rộng về phía núi để tránh những tổn thất do địch quân phục kích.
Phán gọi máy cho tôi biết:
- Tŕnh anh Ba, sau lưng chúng ta là Bộ Binh, Địa
Phương Quân tùm lum chúng ta phải làm sao?
Tôi dứt khoát:
-Cố gắng điều động Đại đội của anh vững vàng, tuyệt đối không cho bất cứ ai xen
lấn vào hàng quân. Cho Trung đội đi sau giữ khoảng cách xa Đại đội hơn. Hăy tiếp
tục di chuyển, để cho các đơn vị bạn theo sau mà thôi.
Dù không nh́n, chúng tôi cũng dư biết một cái đuôi vô cùng luộm thuộm của các
đơn vị bạn và dân chúng bồng bế chạy theo. Song biết làm sao hơn là cố gắng giữ
vững chủ lực để khi cần lâm trận.
Trong đêm tối, mũi tiến quân vẫn vững vàng.
Không biết ḿnh tới sông Túy Loan để làm ǵ, nhưng trong ḷng chúng tôi vẫn luôn
tin tưởng vào sức mạnh tuyệt đối của một Tiểu Đoàn TQLC thiện chiến, cho nên
trên đoạn đường tiến quân thỉnh thoảng gặp những ổ phục kích việt cộng, các
Trung đội bên cánh dập tắt lẹ làng.
Cuối cùng chúng tôi đă tới bờ sông Túy Loan. Trời vừa sáng, có chút nắng hồng ở
phương Đông, chung quanh vẫn yên tỉnh, cái yên tỉnh cần cảnh giác nguy hiểm. Tôi
cho lệnh các Đại đội bố trí và cẩn thận cho các trung đội yểm trợ nhau vượt sông
an toàn, chỉ có những tiếng súng nổ từ thật xa của địch, tận trong các thôn xóm
với vài viên đạn bắn xẽ, chẳng nghĩa lư ǵ.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn vượt qua cầu Túy Loan, tạm chiếm trường học bên trái đường
lộ và bố trí quân. Nơi đây chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng cuả Lữ Đoàn. Anh
Thạnh bảo tôi gọi Lữ Đoàn, tôi bốc máy gọi Trung tá Tùng:
- Thái Dương đây Tân An.
- Thái Dương nghe.
- Chúng tôi đến sông Túy loan rồi, Thái Dương ở đâu?
- Yên tâm, bây giờ tôi và Lữ Đoàn đang ở bên bờ sông, phía trên cầu De Lattre.
Tân An nói với Tây Đô chỉnh đốn lại đơn vị và kiếm bất cứ loại xe nào, đem Tiểu
Đoàn đến bờ sông Hàn tại tọa độ X.
- Thái Dương, tôi muốn hỏi.
- Tân An cứ hỏi.
- Thái Dương, chúng ta đi đâu vậy, ra tới bờ sông ai đón chúng tôi?
- Tân An yên tâm, khi ra tới đó sẽ có người đón. Chúng ta sẽ lên tàu về Cam
Ranh.
- Trời ơi! Như vậy là chúng ta bỏ Đà nẵng, là mất đất phải không?
- Tân An nghe đây, b́nh tỉnh và làm đúng lời tôi dặn.
- Nhận rơ Đại Bàng trên 5.
Tôi nh́n anh Thạnh, chúng tôi lặng thinh, trong phút chốc kinh dị đó, tôi thấy
h́nh như đất trời sắp vỡ vụn, hết rồi tất cả .
***
7 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Người lính mệt mỏi tuột 2 cái dây đai khỏi vai và đặt chiếc Balô trên cái bàn
nhỏ của học tṛ, móc ra mấy hộp thịt “ba lát”, mở nắp và một bịch nylon đựng
cơm, sắp vội tất cả lên bàn thầy giáo, xong đưa cho
anh Thạnh và tôi mỗi người
một cái muỗng sắt:
- Mời Thiếu tá và Đại uư ăn sáng.
Chúng tôi mỗi người cầm một hộp thịt và dùng muỗng xúc cơm trong bọc nylon, nuốt
vội vàng qua bữa. Anh mời tôi điếu thuốc.
Anh Thạnh và tôi hội ư, anh sẽ ra bờ sông Hàn trước để gặp Lữ Đoàn, c̣n tôi t́m
xe và điều động các Đại Đội ra sau. Anh Thạnh bắt tay tôi với vài lời dặn ḍ rồi
lên xe đi trước.
Trời càng sáng, cảnh vật chung quanh càng rộn ràng, và mọi sự di động của người
cùng xe cộ càng vôi vàng, không biết đi đâu, về đâu nhưng người ta cứ đi, cứ
chạy.
Tôi bảo Hạ sĩ Hoàng hiệu thính viên cho mời ĐĐT/ĐĐ 4 và 1 lên gặp tôi.
Trung úy Quang, Trung úy Công vừa lên tới, Công chào và hỏi tôi :
- Ḿnh đi đâu đây anh Ba?
- Ra Đà Nẵng, bây giờ Công và Quang cho đặt hai trạm gác trên đường chận tất cả
các loại xe cộ và giữ lại, sau đó cho tôi biết có bao nhiêu xe, c̣n dân chúng cứ
để người ta đi tự nhiên luôn cả các đơn vị bạn. Nhưng kiểm sóat canh gác cẩn
thận, coi chừng VC lẫn lộn.
Công và Quang chào và trở lại Đại đội.
Cùng lúc đó, một cánh quân hỗn loạn vừa Bộ Binh vừa Pháo
Binh từ Duy Xuyên chạy
xuống. Đại đội 4 chận lại ngoài tuyến, ĐĐT chỉ huy đưa vào gặp tôi là một vị Đại
tá (Tôi không nhớ tên, nhưng ông là Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn BB đóng ở Duy
Xuyên), Trung Đoàn phó là Trung tá Khai và một Thiếu tá Sĩ quan Tham mưu.
Trung tá Khai chào và hỏi:
- Anh là Đơn vị trưởng?
- Không, tôi là Trưởng ban 3.
- Tôi là Tr/tá Khai, Trung Đoàn phó, bây giờ các anh đi đâu, có thể cho chúng
tôi tháp tùng được không?
Tôi nh́n các anh, gật đầu, tôi biết anh là niên trưởng của tôi:
- Vâng.
Ông Đại tá Trung Đoàn trưởng tỏ vẻ giận dữ:
- Xin lỗi anh nghe, “đ… mẹ” chúng nó bỏ hết chúng ta rồi.
- Đại tá không nhận được lệnh ǵ sao?
- Xin lỗi Đại uư, lũ khốn nạn chẳng có lệnh lạc ǵ cả.
Tôi trấn an các ông:
- Đại tá và các anh yên tâm, theo chúng tôi.
- Bằng tàu hay máy bay?
- Tôi không rơ lắm, nhưng chắc là tàu thủy.
- Cho chúng tôi tháp tùng với.
- Vâng.
Chúng tôi đă dùng đoàn xe của Trung đoàn Bộ Binh, gỡ súng PB, rờ mọt để lại bên
đường, tận dụng tất cả mọi loại xe, điều động các đại đội lên xe thẳng tiến về
bờ sông Hàn mang theo những người lính đơn vị bạn.
- Tây Đô đây Tân An.
- Tây Đô nghe Tân An.
- Tŕnh Đại Bàng, tất cả Tiểu Đoàn đă sẵn sàng trên xe, cho zulu được chưa?
- Cánh B có đủ xe không?
- Tŕnh Đại Bàng, đầy đủ tất cả.
- OK, Tân an cho lệnh di chuyển, cẩn thận v́ ở ngoài này vô cùng lộn xộn và đông
người cũng như xe cộ trên đường; tôi đang ở ngang ngă 3 Trung tâm huấn luyện Ḥa
Cầm.
- Đáp nhận 5, Đại Bàng yên tâm, tôi sẽ đi trước dẫn đường.
- Lộc Ninh đây Tân An.
- Lộc Ninh nghe đây, Tân An cho qua.
- Tôi bắt đầu di chuyển, Lộc Ninh cứ để Ba Xuyên bố trí sau đó chừng nữa giờ cho
lên xe và tiếp tục di chuyển. Khi bắt đầu khởi hành Lộc Ninh cho biết, OK.
- Nhận Tân An trên 5.
Đoàn xe di chuyển vô cùng khó khăn trước cảnh hỗn loạn của dân chúng, các đơn vị
của Trung tâm huấn luyện Ḥa Cầm, và Thương phế binh ở Bệnh viện Duy Tân.
Gần 11 giờ trưa Cánh A mới tới được bờ sông Hàn.
Tôi và anh Thạnh gặp nhau ở đây.
Anh Thạnh bảo:
- Chẳng gặp ai hết, không ai đón, chẳng ai đưa, Tân An hăy liên lạc với Lữ Đoàn
xem.
Đến giờ này tôi đă hiểu ra mọi chuyện, chúng tôi cho lệnh các Đại đội bố trí
rộng bên bờ sông để tránh đạn pháo kích của địch đổ xuống từ phía Ngũ Hành Sơn,
cũng như ngăn chặn địch tấn công từ phía sau. Cường độ pháo kích của địch càng
lúc càng gia tăng và tương đối chính xác.
Tôi dục anh Thạnh qua sông trước để điều động Đại đội 4 tiến lên bờ bên kia, v́
ở đây quá sức nguy hiểm. Có một điều may mắn là chưa ai bị thương.
Một số anh em binh sĩ của Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thuỷ Bộ TQLC c̣n ở lại điều hành
những chiếc xuồng máy đưa chúng tôi lần lượt qua sông. Chúng tôi tận dụng
thêm
tất cả thuyền máy, và luôn cả ghe thuyền trên sông để làm phương tiện vượt sông
Hàn.
Tôi gọi Trung tá Tùng;
- Thái Dương đây Tân An.
- Nghe Tân An tốt, tới đâu rồi?
- Tŕnh Đại Bàng chúng tôi tới được bên này sông Hàn.
- Tốt, anh có gặp một tiểu đội của Hà Nội (danh xưng của Thiếu tá Hợp) đón ở đó
không?
- Không.
Tôi nghe tiếng nói của anh Tùng trong ống liên hợp và chiếc loa nhỏ gắn trên máy
PRC25 không được rơ ràng, lẫn lộn với một loại âm thanh thực quen thuộc - h́nh
như tiếng cánh quạt của trực thăng hay tiếng sóng biển vỗ vào mạn tàu.
- Thái Dương đang ở đâu, trên máy bay hay tàu thủy?
- Sao Tân An lại hỏi vậy?
- V́ tôi nghe có tiếng quạt đập gió hay tiếng oằm oặp của sóng.
- Không tàu cũng chẳng máy bay, đó là tiếng sóng vỗ bên bờ biển.
Tôi nghe tiếng la rất lớn cuả Trung tá Phúc:
- Cho Tân An ngay tần số của Hợp và Hợp có bổn phận đón Tiểu đoàn 9.
- OK, OK. Tân an đây Thái Dương - hảy ghi xuống tần số này và liên lạc với Hà
Nội, để Hà Nội thu xếp đón Tiểu Đoàn 9 lên tàu..
- Đáp nhận Đại bàng 5.
- Chúc may mắn...
Ầm,.. bỗng tôi nghe trong máy một tiếng nổ rất lớn, cắt ngang tiếng nói của
anh Tùng...và chấm dứt cuộc đối thoại.
Đó là lần nói chuyện sau hết của chúng tôi với Trung tá Đỗ hữu Tùng, (trên đọan
đường di chuyển từ Đại Lộc đến bờ sông Hàn, thỉnh thoảng Trung tá Phúc cũng có
lên tiếng, nhưng rất ít chắc anh qúa bận rộn).
Các anh là những cấp chỉ huy trực tiếp từ ngày đầu tôi về đơn vị (Tiểu Đoàn
5/TQLC với danh hiệu Hắc Long), và cũng là những người Niên trưởng khả kính cùng
xuất thân từ trường Mẹ, Trường Vơ Bị Đà lạt.
Trong suốt những năm tháng chiến trận, chúng tôi có nhiều thời gian sống gần
gũi, tôi cũng đă nhiều lần là thuộc cấp của anh Tùng từ lúc làm Trung đội trưởng
th́ anh Tùng là Đại đội trưởng. Khi về làm Trưởng ban 3 /LĐ 258, anh Tùng là Lữ
Đoàn phó.
Ngoài cuộc sống thứ tự cấp bậc, tôi và anh có nhiều dịp tâm sự về đời sống và
gia đ́nh. Nên tuy là Đơn vị trưởng, song anh xử sự với tôi như người anh, nhất
là thời gian chúng tôi cùng ở LĐ-258 của Đại tá Ngô văn Định.
Tôi đă liên lạc được với Thiếu tá Trần văn Hợp danh hiệu Hà Nội, Tiểu đoàn
trưởng Tiểu Đoàn 2/TQLC, xuất thân từ khóa 19 Đà Lạt.
Anh cho biết hiện anh đang ở trên Đại hạm 810 của Hải quân, chỉ huy toàn bộ TQLC
đang ở trên đó, c̣n người hạm trưởng th́ tôi không biết tên nhưng anh Hợp cho
biết tần số của máy và danh xưng là Nam Hổ, tôi ghi xuống cẩn thận những chi
tiếc này.
Tôi báo cho Tây Đô biết điều này và hẹn với anh Hợp chúng tôi sẽ cố chiến đấu.
Anh Hợp hỏi chúng tôi:
- Liệu được bao lâu, Tân An?
- Có thể 2, 3 ngày hay lâu hơn. Tôi trả lời một cách tin tưởng.
Anh Hợp bảo:
- Cố chiến đấu, chừng 9 giờ tối Clear băi và pick up.
- OK, cám ơn Hà nội.
Đó là một sự hẹn ḥ vô cùng quan trọng trong đời tôi, nhưng tiếc thay sự hẹn ḥ
này đă không đến và chẳng bao giờ đến cả.
Chúng tôi đă mất hẳn liên lạc với anh Hợp từ lúc 3 giờ trưa ngày 29 tháng 3 năm
1975.
Sau đó tôi qua tần số của Nam Hổ, nhưng cũng không nhận được một tín hiệu nào
cả.
Sự thật, mọi chuyện đă và đang xẩy ra trước mắt, nỗi hy vọng đưa đơn vị lên được
con tàu để ra khơi hay t́m một lối thoát nào đó, để đơn vị được vẹn
toàn là điều
vô tưởng, không thể làm được.
Tôi linh cảm rằng trong t́nh cảnh này, không c̣n ai muốn bị ràng buộc bởi cái
quyền chỉ huy, lănh đạo nữa mà có lẽ người ta đang chọn việc đào thoát cho bản
thân là chính.
Tôi nghĩ vậy và lấy lại sự b́nh tỉnh.
Sự b́nh tỉnh bây giờ là một yếu tố rất cần thiết cho đơn vị. Những nóng giận, lo
lắng, căm hờn trong ḷng đă ch́m xuống bởi v́ trước sau rồi cũng chỉ một lần.
Tôi đă lựa chọn con đường cho tôi, suốt hơn 7 năm quay cuồng trong chiến trận,
từng phút từng giây giữa hiểm nguy chết chóc vây quanh, giờ đây chẳng cần phải
nghĩ vẫn vơ cho mất th́ giờ.
***
12 giờ trưa ngày 29 tháng 3 năm 1975
Đại đội 4 qua sông trước, Trung úy Quang báo cáo:
- Tŕnh anh Ba không có một đơn vị nào đón Tiểu Đoàn ḿnh hết.
Thực ra đến giờ phút này chúng tôi đă cảm thấy thấm thía mọi vấn đề. Tôi bảo
Quang cứ tiến quân lên khỏi bờ sông chừng 500 mét và bố trí, chờ chúng tôi qua
sông. Trong lúc đó, pháo của Việt cộng điều chỉnh vào vị trí bờ sông tương đối
chính xác, những quả đạn pháo kích từ hướng Non Nước rót xuống liên tục. Giữa
khoảng trống mênh mông này, có tránh cũng vậy mà không tránh cũng rứa thôi, chỉ
làm rối loạn thêm hàng ngũ.
Anh Thạnh qua sông trước và ngồi chờ chúng tôi.
Tôi vừa lên bờ, anh nói :
- Tân An, không có ai ở đây hết. Anh hăy gọi Lộc cho biết đă tới đâu và t́nh
h́nh như thế nào?
- Vâng.
Anh
Lộc gọi cho biết:
- Vừa tới bờ sông với Đại đội 3 đang cho bố trí, địch quân lợi dụng vào dân
chúng để tấn công vào đằng sau, chúng tôi không thể qua sông được.
- Thẩm quyền cho củng cố vị trí và phản công, không cần qua sông vội, bên này
chúng đang pháo kích.
- Đáp nhận Tân An.
Lần lượt Đại đội 4, 1, 2 và BCH Tiểu Đoàn đă qua sông.
Từ bến sông vừa lên tới lộ nhựa, chúng tôi thấy ngay cảnh hỗn loạn của một số
binh sĩ của Đại đội 4 đang chạy ngược trở lại, trên đầu không nón sắt, vai không
balô.
Trung úy Quang cho biết phía trước địch quân pháo kích dữ dội, dân chúng cùng
một số đơn vị khác đang chạy hỗn loạn.
Tôi bảo Quang :
- Chấn chỉnh ngay hàng ngũ, không được tán loạn, cho dàn pḥng tuyến rộng về bên
kia đường, bố trí mặt Đông và Nam.
Anh Thạnh và tôi hội ư:
1- Kể từ giờ phút này không c̣n trông chờ vào một sự tiếp ứng nào khác.
2- T́m một vị trí tốt pḥng ngự để bảo toàn đơn vị.
3- Thiếu tá Lộc và Trung úy Ba, lo điều động Đại đội 3.
Thực sự, trên khắp đất nước từ biển đến núi và những vùng quê xa xôi hẽo lánh,
cho đến miền đầm lầy tận cùng Cà Mâu, Năm Căn … gần như bước chân chúng tôi
không thiếu nơi nào, nh́n vào tấm bản đồ thành phố, chúng tôi cảm thấy xa lạ bởi
chiến trận thực hiếm khi xảy ra tại nơi thành thị như lần này.
Sau khi định hướng và xác định điểm đứng, chúng tôi đồng ư kéo quân lên phía
Bắc của phi trường Non Nước, ở đó có nhiều khu nhà đồ sộ, cạnh bờ biển.
- Phương Dung đây Tân An.
- Phương Dung nghe anh Ba.
- Phương Dung kiểm điểm con cái xong, cho di chuyển tới điểm X, bố trí, mặt quay
ra biển hướng Đông. Hăy báo cáo cho biết khi bắt đầu di chuyển.
- Đáp nhận.
Sau khi chấn chỉnh đội h́nh một cách nhanh chóng, Đại đội của Phán bắt đầu di
chuyển, kế tiếp tới Đại đội 1 của Trung úy Công, BCH/TĐ và Đại đội 4 của Trung
uư Quang bao chót. Khi tới nơi, chúng tôi mới biết đây là khu Chủng viện Thiên
Chúa và những nhà nuôi trẻ em rộng lớn.
Chủng viện Sơn Trà là 1 khu kiến trúc đồ sộ, có khoảng 4, 5 dăy nhà lầu liên
tục, nằm thành h́nh chữ nhật chung quanh có hàng rào cao, cột đúc kiên cố, căng
lưới chống B40. Trong thế trận cấp bách như hiện tại, không thể nào t́m được một
vị trí tốt hơn được. Phía Đông quay ra băi biển, cách bờ nước chừng 200 mét,
phía Nam là khoảng trống mênh mông tiếp giáp với phi trường Non Nước, phía Bắc
là khu dân cư chài lưới, công sở đằng xa về phía Tây.
Toàn bộ khu vực là đất pha cát, việc đào hầm hố và giao thông hào tương đối dễ
dàng mau lẹ với xạ trường rất lư tưởng.
Thiếu tá Thạnh đồng ư tổ chức pḥng ngự trên vị trí này.
Hệ thống pḥng thủ như sau :
1- Đại đội 2: Pḥng thủ phía băi tắm, quay mặt về biển Đông, quan sát tàu bè.
2- Đại đội 1 và 4 lập thành h́nh chữ L quay về phía Nam và Tây.
Chúng tôi dự tính: phía Nam và Tây sẽ phải đối đầu chính diện với địch.
- Chúng tôi vừa tiếp nhận một số quân nhân của Tiểu Đoàn 6/TQLC do Đại úy Hồ ngọc Hoàng
dẫn đầu. Tôi sắp xếp để toán quân của anh Hoàng tạm pḥng thủ về mặt Bắc.
Riêng Đại đội 3 của Trung úy Trương văn Ba (chúng tôi gọi đùa là Ba Gà) và Thiếu
tá Tiểu Đoàn phó Lê văn Lộc bị kẹt bên kia sông Hàn, không thể qua được.
Trong những giây phút sau cùng anh Lộc và Ba đă cho chúng tôi biết rằng Đại đội 3
đang pḥng thủ bên bờ sông th́ địch tấn công và pháo kích dữ dội.
Anh
Lộc bảo:
- Nằm ở đây chỉ làm bia cho chúng bắn và pháo, lưng dựa vào bờ sông kẹt qúa ...
Anh Thạnh cho lệnh:
- Lộc và Ba tự lo liệu lấy, cố gắng chiếm vị trí tốt để giảm thiểu thiệt hại cho
đơn vị.
Chừng nữa giờ sau, anh Lộc đă gọi tôi:
- Tân An đây Lộc Ninh.
- Nghe thẩm quyền.
- Chúng tôi đang lui dần về phía cầu De Lattre, không thể tiến được nữa v́ bị
những con sông nhỏ, không qua được.
- Tân An, Tân an ...
Tôi nghe những tiếng kêu la vội vàng trên máy và từ đó mất liên lạc với cánh
quân này.
(Sau này, khi các anh được địch thả ra từ Trung tâm huấn luyện Ḥa Cầm, tôi gặp
lại anh Lộc và Ba. Các anh đă kể lại cho tôi nghe những biến cố xảy ra trong ngày
hôm đó như sau: Đại đội 3 không thể chịu nổi sức tấn công của địch v́ tuyến
pḥng thủ tạm thời của Đại đội quá chênh vênh không thế dựa, lại nữa pháo
của
địch rót xuống liên tục trong khi đó binh sĩ không nơi trú ẩn tránh pháo kích,
các anh đă cho lệnh rút dọc theo bờ sông về hướng
Đông, phía cầu De Lattre,
nhưng kẹt phải mấy con sông, một số binh sĩ đă chết đuối. Cuối cùng, Đại đội 3
đă tan hàng).
Tại Chủng viện Sơn Trà, các Đại đội đă thiết lập xong hệ thống pḥng thủ. Chúng
tôi cảm thấy rất vừa ư sau khi đi kiểm soát một ṿng chung quanh.
Có lẽ đây là một vị trí chiến đấu lư tưởng.
Chúng tôi đă chọn sẵn sàng cho ḿnh một trận địa để sửa soạn cho một cuộc chiến
đấu cuối cùng của những người lính trận.
Là cấp chỉ huy, chúng tôi thừa biết rằng từ giây phút này tứ bề là địch, cuộc
chiến đấu của chúng tôi sẽ là đơn độc, tuyến pḥng thủ không đường triệt thoái,
không có bất cứ một sự tiếp ứng hoặc yểm trợ hỏa lực nào của các lực lượng bạn.
Chúng tôi sẽ phải chiến đấu cho đến khi bị tiêu diệt.
Có một điều chắc chắn rằng địch cũng sẽ phải trả một giá rất đắt khi chúng tôi
c̣n hơi thở và ư chí chiến đấu.
Ban Chỉ Huy ngồi rải rác chung quanh, tôi ngồi trên bậc cấp cuối của Chủng viện,
c̣n anh Thạnh tựa lưng vào chiếc cột đúc nghỉ ngơi.
Thói quen trong những giây phút gay go chỉ có khói thuốc làm cho tâm trí tỉnh
táo và sáng suốt ra; hai chúng tôi ngồi hút thuốc liên tục.
- Thưa Đại úy, có Bác sĩ Túy xin tŕnh diện.
Tôi quay lại nh́n người lính truyền tin, Hoàng quay mặt về phía cổng vào, tôi
nh́n theo thấy BS Túy đang đứng ở đó, tôi đưa tay ra hiệu cho anh tiến về phía
chúng tôi:
- Thiếu tá, có BS Túy muốn xin tŕnh diện.
Anh Thạnh gật đầu, tôi chỉ BS Túy lại tŕnh diện Thiếu tá Tiểu Đoàn trưởng.
Bác sĩ Túy, người Bác sĩ quân y mới thuyên chuyển về Tiểu đoàn được hơn 1 tháng,
dáng anh nhỏ và hiền lành, ít nói. Anh có vẻ khép nép, chậm chạp tới trước mặt
anh Thạnh đưa tay chào và tŕnh bày hoàn cảnh của anh:
"Quê anh ở quận Duy Xuyên. Anh có người mẹ già, vợ và hai đứa con nhỏ, không
biết bây giờ gia đ́nh ra sao và lưu lạc về đâu. Anh vô cùng lo lắng và muốn xin
phép chúng tôi được trở về quê t́m me, vợ và các con".
Nh́n cảnh hỗn loạn của dân chúng từ những ngày trước c̣n ở Đại Lộc, cũng như
trên trục tiến quân cho đến hôm nay chúng tôi đă hiểu rất rơ tâm trạng vô cùng
hoang mang, đau khổ của thuộc cấp. Chúng tôi rất thông cảm hoàn cảnh của họ,
nhất là dối với những người có gia đ́nh, cha mẹ, vợ con, anh chị em ở vùng này.
Không, chúng tôi không trách ǵ BS Túy, không trách anh thiếu tinh thần
trách nhiệm, bởi v́ những người đáng lẽ có trách nhiệm hơn anh, trách nhiệm to
lớn hơn anh cũng đă im hơi lặng tiếng trốn chạy, bỏ lại những đại đơn vị to lớn
cấp Quân đoàn, Sư đoàn, không chút tiếc thương, không xấu hổ, ngại ngùng, huống
ǵ anh.
Tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn h́nh ảnh của anh có thể gây nguy hiểm cho
đơn vị trong giờ phút hiện tại, nên tôi nói với anh Thạnh:
- Chấp nhận đi Thiếu tá,
Anh Thạnh bảo với BS Túy :
- Tùy anh.
Nhưng BS Túy lộ vẻ sợ hải, v́ có thể anh đang mang mặc cảm phạm tội qúa lớn, tội
này có thể bị bắn bỏ ngay ngoài mặt trận. BS Túy cúi nh́n xuống đất.
Tôi biết rất rơ về người Tiểu Đoàn trưởng của chúng tôi. Sau dáng mặt lạnh lùng
đó, anh rất hiền lành và nhân đạo, đôi khi v́ giầu t́nh cảm khiến anh trở nên
yếu đuối.
Tôi biết trong phút giây này anh Thạnh đang có quá nhiều âu lo, buồn phiền.
Tôi quay lại nói với BS Túy :
- Anh Túy cứ yên tâm đi đi, hăy cẩn thận khi ra khỏi hàng rào, ngoài đó là chỗ
loạn quân, hỗn quan. Chúng tôi mong anh t́m lại được gia đ́nh.
BS Túy chào anh Thạnh và tôi cùng giă từ những người đồng đội quân y và anh đi
về phía khu làng chài lưới. Từ đó chúng tôi không bao giờ c̣n gặp lại người đồng
đội đó nữa.
Anh Thạnh ngồi xuống bậc cấp và đưa tay nắm dây 3 chạc của tôi kéo xuống ngồi
bên cạnh anh và móc gói thuốc mời tôi và nói nhỏ:
- Bây giờ trong đơn vị ḿnh đa số là người miền Nam, họ có gia đ́nh ở trong Nam,
c̣n một số anh em miền Trung cũng tội nghiệp như BS Túy.
Chúng ta có nên gọi họ
lên đây để nói như đă nói với BS Túy không Tân An?
- Thiếu tá nói cũng đúng. Trận đánh sắp tới đây đương nhiên là một mất một c̣n,
có thêm một số anh em hy sinh nữa cũng vậy thôi. Theo tôi cho tập họp tất cả Đại
đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, chúng ta ra lệnh
và các anh ấy về phổ biến lại.
- Đồng ư. Anh Thạnh gật đầu.
Tôi gọi Trung úy Sơn, người Sĩ quan phụ tá :
- Sơn cho gọi toàn thể các cấp từ Tiểu đội trưởng đến Đại đội trưởng lên họp
khẩn cấp; giao tuyến pḥng thủ cho các cấp phó, hăy cẩn thận.
Trung úy Phán tập họp các cấp cán bộ, tŕnh diện lên tôi.
Sau khi kiểm soát lại xong xuôi tôi tŕnh diện cho anh Thạnh.
Anh Thạnh đứng trên bậc cấp của Chủng viện, anh cúi đầu thực lâu, hai vai anh
rung lên.
Cuối cùng anh ngẫng lên nhưng anh không nói được.
Sự tủi nhục và đau đớn làm anh uất nghẹn, anh cố nuốt xuống, nhưng trên đôi mắt
đă tràn đầy nước mắt, anh bước thật nhanh về phía cột trụ và úp mặt lên hai bàn
tay, anh lắc đầu, giọng nói đầy nước mắt :
- Tân An, tôi không nói được.
Toàn thân tôi rung động, những cảm giác chai ĺ của chiến trận bổng phút chốc
tan biến. Đầu óc tôi thực mơ hồ và bồng bềnh, tôi nghiến chặt hàm răng, cố nuốt
những giọt nước thật mặn chạy xuôi về sâu trong ḷng. Tôi bước tới trước hàng
hiên, ngẫng đầu lên thật cao, v́ tôi biết rằng khi tôi cúi thấp xuống, tôi sẽ
không dấu được những gịng nước mắt đau đớn như
anh Thạnh. Hơn nữa Tiểu đoàn này
là đứa con do chính chúng tôi đă cưu mang từ ngày 20 tháng 4 năm 1970, từ ngày
thành lập cho đến hôm nay vừa đúng 5 năm.
Tôi hít một hơi dài và nói lớn :
- Tất cả anh em Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ nghe đây, chúng tôi không c̣n dấu
diếm bất cứ một điều ǵ nữa. Từ Đà Nẵng đến Quảng Trị tất cả mọi đơn vị đă tan
hàng, Tiểu Đoàn 9 TQLC chúng ta là đơn vị duy nhất c̣n lại, và trận đánh sắp tới
đây là trận tử chiến, chẳng thể lùi bước để về đâu được nữa. Do đó, nhờ các bạn
về thông báo lại cho tất cả anh em binh sĩ, ai muốn t́nh nguyện chiến đấu hăy ở
lại, c̣n ai muốn về với gia đ́nh, không chiến đấu cứ yên tâm rời khỏi nơi này
chúng tôi không ép buộc. Riêng bản thân chúng tôi quyết ở lại chiến đấu, sống
chết với Tiểu Đoàn 9 TQLC đến phút cuối cùng.
Tôi cố nói tiếp để khỏi bị xúc động khi ngừng lại:
- Bảo anh em trung đội quân y chia riêng cho mỗi cá nhân một bịch nylon trong đó
gồm thuốc đau đầu, đau bụng, thuốc sốt rét, băng cá nhân, băng keo …cùng những
thứ nào các bạn thấy cần thiết cho anh em binh sĩ trong khi thoát hiểm mưu sinh.
Cuối cùng tôi hét lên:
- Hết!
Tôi định quay mặt đi nhưng Phán mập đă tiến tới trước tôi, anh đưa tay
gỡ chiếc
kính cận, cũng như tôi, nước mắt anh đă đong đầy trên mắt kiếng, anh chỉ nói được
vài tiếng nho nhỏ:
- Anh Ba, anh Ba! và anh quay lại hàng quân đưa cao tay hô lớn:
- Tiểu đoàn 9 quyết tử thủ!
Và tất cả anh em la lớn:
- Chúng tôi quyết tâm ở lại chiến đấu.
- Thôi cho anh em trở về lo tuyến pḥng thủ và sửa soạn tất cả mọi chuyện chúng
tôi đă căn dặn.
BCH/Tiểu đoàn di chuyển lên lầu 1 để dễ quan sát và điều động các đơn vị chiến
đấu. Ban lệnh cho mọi người ăn cơm, nước cho mau để c̣n sẵn sàng đối phó với đợt
tấn công của địch.
***
2giờ 40 ngày 29 tháng 3 năm 1975
Từ Đại đội 1, Trung úy Công báo cáo về Tiểu Đoàn :
- Xa xa về hướng phi trường chiến xa địch xuất hiện cùng với cờ mặt trận giải
phóng.
Từ Đại đội 4 Trung úy Quang cũng cho biết:
- Thiết giáp địch đang tiến về phía chúng ta.
Anh Thạnh cầm máy nghe và bảo tôi:
- Tân An lên lầu quan sát thử coi.
Tôi nắm cây XM.16 và dẫn theo một người lính truyền tin đi thẳng lên sân thượng
của chủng viện rộng lớn để quan sát rơ hơn.
Đưa ống nḥm về hướng phi trường những cuộn bụi và khói kẻ thành từng hàng bốc
lên cao, đoàn thiết giáp địch chừng 5, 6 chiếc giăng hàng ngang chậm chạp tiến
về phía chúng tôi. Tôi cười thầm trong bụng: “Cuối cùng th́ chúng mày cũng tới”.
Chưa bao giờ tôi thấy vui và tỉnh táo như lúc này.
Nh́n ṿng tuyến pḥng thủ từ trên cao thật vững vàng, tôi yên tâm xuống gặp
anh
Thạnh, anh Thạnh hỏi:
- Tân An thấy sao?
- Tŕnh Đại Bàng chiến xa địch có treo cờ mặt trận đang tiến về phía chúng ta,
không c̣n xa .
Anh Thạnh gọi cho các Đại đội sẵn sàng chiến đấu.
Tôi vui vẻ thấy dáng mặt nghiêm trang của anh có chút ít xúc động.
Có lẽ từ ngày về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9/TQLC đây là trận đánh đầu tiên
của anh. Nhưng chúng tôi không ngờ đó cũng là trận chiến sau cùng của
anh Thạnh
trong chiến trận. Anh đứng lên, tay nắm cây súng phóng lựu M.79 đi tới đi lui
trong pḥng; các đại đội 4, và 1 báo cáo về tới tấp.
Tôi bảo:
- Vững tâm, thấy VC th́ nhắm bắn từng đứa cho chính xác. C̣n thiết giáp tới gần
dưới 50 mét ống phóng hỏa tiển và đại bác lo liệu. Chúng khó có thể xông vào đây
được.
Thực ra, tôi cũng như anh Thạnh, chúng tôi có cùng cảm giác và sự nghĩ ngợi.
Trong những giây phút ngắn ngủi đó, biết bao ư niệm phức tạp dấy lên trong đầu
về đơn vị, gia đ́nh, người thân và người yêu, nhưng rồi cuối cùng cũng chẳng
giải quyết được ǵ.
Cuộc chơi nào rồi cũng đến lúc kết thúc, kết thúc bất cứ bằng cách nào. Có lúc
tôi và anh Thạnh nh́n nhau cùng cười, cái cười thú vị của những con người đă
chai ĺ đang t́m ra được một lối đi, một cái cười chấp nhận.
***
3 giờ 15 ngày 29 tháng 3 năm 1975
Những loạt đạn nổ đầu tiên khai mào trận đánh, những loạt đạn địch bay qua lưới
sắt đục lỗ lên tường, kẽ những vạch vô h́nh trong không khí, những quả đại bác
phóng đi từ thiết giáp nổ ầm ầm chung quanh, như pháo tết. Ngoài tuyến pḥng thủ
bắt đầu chống trả.
Chung quanh tôi vang dội những tiếng reo ḥ trên trận tuyến, tiếng reo ḥ qua
những chiếc loa máy truyền tin PRC-25, cùng với tiếng la hét của những người dân
vô tội với vô số trẻ con đang kẹt trong chủng viện v́ những trái đạn lớn rơi và
nổ ngay giữa sân chủng viện.
Chính những tiếng khóc, tiếng réo gọi nhau thất thanh, chính những âm thanh này
đă khiến chúng tôi nao núng.
Trên trận tuyến với khả năng chiến đấu của đơn vị, tôi nghĩ có thể
giữ nổi, dù
rằng không thể được lâu dài, nhưng ít ra cũng được vài ba ngày.
Từ lúc đó, đạn pháo cỡ lớn, đổ xuống sân Chủng viện dày đặc hơn. Sau những tiếng
nổ long trời lở đất là tiếng la hét và khóc thét của đàn bà và trẻ con, tôi vội
phóng lên sân thượng, nh́n t́nh h́nh chung quanh thầm nhủ: “không sao hết, chúng
mày c̣n lâu mới chiếm được”.
Thỉnh thoảng hai Đại đội trưởng Công và Quang báo cáo. Cuộc chiến đấu vẫn tốt
đẹp. Những đợt tấn công của bộ binh địch bị đẩy lui dễ dàng, trên băi cát mênh
mông, những xác người gục ngă và chưa có một chiến xa nào của địch xông vào được
ngoại trừ vài chiếc đă bốc cháy, bốc khói đen mù mịt v́ đạn M72 và đại bác của
ta.
Trận đánh tiếp tục, đạn pháo binh và đạn đại bác từ chiến xa dập vào càng lúc
càng dày đặc hơn, tiếng la khóc vang trời từ dưới những căn nhà đồ sộ của Chủng
viện.
Người truyền tin đưa máy cho tôi và bảo:
- Anh Ba, Trung úy Phán muốn gặp.
- Phương Dung, Tân An nghe đây .
- Tŕnh anh Ba, có 2 chiếc tàu lớn xuất hiện ngoài khơi, anh Ba có thấy không?
Tôi bảo Phán chờ, tôi đi về cuối hành lang của dăy lầu, qua khoảng trống nh́n ra
biển đông mênh mông tận chân trời, trên cái mặt thảm phẳng mà xanh đó, tôi thấy
có 2 chấm đen xuất hiện tận chân trời, tôi bảo người lính cho tôi cái ống nḥm,
tôi nói nhỏ: “Đúng 2 chiếc tàu có lẽ đang di chuyển về hướng chúng tôi.”
- Phương Dung đây Tân An, đúng là 2 chiếc tàu lớn.
- Anh Ba có cho lệnh ǵ không ?
- Chờ đó!
Tôi trở lại căn pḥng chỉ huy, hỏi ư kiến anh Thạnh,
anh Thạnh xúc động mạnh,
anh nói với tôi:
- Anh cứ nói với Phán quan sát và theo dơi kỹ lưỡng và báo cáo.
- Vâng.
Tôi lập lại với Phán ư kiến của anh Thạnh, sau đó gọi Đại đội 1, 4 cho biết t́nh
h́nh, Công và Quang đều cười và trả lời dứt khoát:
- Anh Ba yên tâm lớn, mấy con chuột này chưa làm ǵ được đâu.
Tôi thở dài! Không biết trong giây phút này Công và Quang có hiểu ǵ về thế trận
này không? Ôi thực buồn ḷng, những người chiến hữu thuộc cấp cũng là những
thằng em thân thương như ruột thịt, họ đă sống với tôi trong chiến trận từ ngày
đầu mới ra trường về lập đơn vị cho đến những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng
sau ngày hành quân trở lại phố thị, kéo nhau đi nhảy đầm, nghe nhạc, nhậu nhẹt,
chúng tôi quây quần sống với nhau qua hết buồn vui cuộc đời lính trận. Giờ này
đây là sự sống và cái chết - niềm mơ ước hay nỗi tuyệt vọng, tất cả đang quay
cuồng trước mắt.
Chung quanh đây chẳng c̣n ai, chẳng c̣n ai liên lạc với chúng tôi, và có lẽ cũng
chẳng c̣n ai biết được tận miền trung xa xôi này c̣n có một đơn vị đang cố chiến
đấu, dĩ nhiên là t́m cái sống song cũng là cuộc chiến đấu để “định nghĩa” cho
người ta hiểu thế nào là trách nhiệm của người lănh đạo chỉ huy, thế nào là
trách nhiệm đối với đất nước và đối với thuộc cấp.
Tôi không hề bi quan, tôi không được bi quan, v́ chẳng c̣n ǵ nữa để mà bi quan?
Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng. Nhưng trong t́nh cảnh này mưa sẽ chẳng bao giờ
dứt, khi mà sự chiến đấu của chúng tôi c̣n tiếp tục - nó chỉ dứt khi con Mănh
Hổ
chịu nằm yên, không c̣n hơi thở.
Thứ chiến đấu của người lính chiến đang làm tṛn sứ mạng đối với đất nước. Họ
biết một cách chắc chắn rằng không bao giờ và chẳng bao giờ có bổng lộc nào cho
cá nhân họ như cấp bậc, chức vụ, thăng thưởng. Họ đang chiến đấu lần cuối cùng
với đầy ư nghĩa của một đời làm lính trận....
Tôi cầm ống liên hợp gọi trên tần số mà anh Hợp đă cho:
- Nam Hổ, Nam Hổ đây Tân An.
- Hà Nội đây Tân An.
Chẳng có ai trên tần số này nữa, tại sao? Họ đă đi đâu? Về đâu? Trên mặt biển
xanh, hai chiếc tàu lớn dần, cho đến lúc chúng tôi có thể nh́n thấy buồng lái và
cột cờ.
Phán mập dồn dập xin lệnh, t́nh h́nh trở nên căng thẳng.
Liên tiếp mấy tiếng đồng hồ súng nổ, pháo dập, chiến xa địch tấn công, không làm
cho chúng tôi lúng túng. Nhưng bây giờ nh́n thấy hai chiếc tàu này xuất hiện một
cách lạ lung mà ḿnh vẫn không bắt liên lạc được trên máy truyền tin đă khiến
đầu óc chúng tôi rối tung.
Anh Thạnh và tôi bàn tính:
- Không lẽ hai chiếc tàu đă bị địch chiếm chạy vào đây dẫn dụ ḿnh?
- C̣n nếu sự thực tàu vào đón tại sao lại không liên lạc được?
- Mà lỡ tàu vào đón thiệt và chúng tôi bỏ qua cơ hội này th́ tai hại biết chừng
nào!
Tôi kiên nhẩn gọi Hà Nội và Nam Hổ thêm mấy lần nữa, nhưng tuyệt nhiên không một
tiếng trả lời. Càng về chiều địch quân càng tấn công dữ dội.
Anh Thạnh hỏi tôi:
- Tân An coi được chưa, ra lệnh cho Phán!
Tôi nh́n anh Thạnh và thầm nói với ḿnh:
- “Có bao nhiêu lần như thế này trong cuộc đời chúng ta?”
Tôi nh́n ra hành lang, hai chiếc tàu lớn chỉ c̣n cách bờ nước chừng gần cây số,
tôi nghiến chặc răng và gật đầu đồng ư với
anh Thạnh:
- Phương Dung đây Tân An.
- Phương Dung nghe anh Ba.
- Cho con cái chuẩn bị, khi có lệnh sẽ rời Chủng viện và phóng nhanh ra tàu.
- Nhưng c̣n cái hàng rào vững chắc này th́ làm sao?
- Phương Dung cho tất cả binh sĩ leo lên dằn nó xuống. Nghe rơ không?
- Đáp nhận anh Ba !
Và chiếc tàu chỉ c̣n cách bờ khoảng vài trăm mét, tôi gọi Phương Dung:
- Hạ ngay hàng rào và phóng ra tàu.
- Đáp nhận anh Ba, thi hành ngay.
Từ trên tầng lầu hai của Chủng viện, giữa tiếng đạn pháo của địch, lẫn tiếng reo
ḥ của quân ta, chúng tôi c̣n nghe một tiếng Ầm...thực lớn, hàng rào của Chủng
viện đă bị Đại đội 2 đạp sập. Sự điều động của Phán không c̣n hiệu quả, binh sĩ
di chuyển không c̣n hàng ngũ, chẳng yểm trợ, thi nhau chạy nhanh về băi nước.
- Hồng Hà đây Tân An .
- Hồng Hà nghe thẩm quyền.
- Hồng Hà, anh cho con cái xuống tàu.
- Đáp nhận thẩm quyền.
Đại úy Hồ ngọc
Hoàng, người niên trưởng khóa 19 Đà lạt - Anh nhanh nhẹn đáp nhận và xua quân về
biển nước. (Riêng Hồ ngọc Hoàng thời gian trước khi mất nước anh được thuyên
chuyển về Tiểu đoàn 6 với chức vụ Trưởng ban 3. Nhưng tôi không có dịp để hỏi
anh tại sao trong những giờ phút sau cùng này anh lại dẫn một
toán quân khoảng một Đại đội của TĐ 6 đi về phía phi trường Non Nước. Bất ngờ khi đứng trên sân thượng của
Chủng viện Sơn Trà để quan sát, nh́n ra xa tôi thấy một đoàn quân TQLC đang di
chuyển, cố liên lạc th́ được biết đây là một
đon vị của TĐ6/TQLC và người chỉ
huy là anh Hoàng, nên tôi gọi anh vào trám vào pḥng tuyến phía Bắc, chịu sự chỉ
huy của chúng tôi. Chúng tôi cũng không có dịp nói chuyện với nhau, cho đến gần
6 giờ chiều là lệnh cuối cùng mà chúng tôi cho anh. Và cũng từ đây chúng tôi
không c̣n biết anh đă lưu lạc về đâu nữa.
Theo sự nói lại của một số binh sĩ của TĐ 6 th́ Anh Hoàng đă chết trên biển khơi
khi lội ra tàu. Xin cho tôi có một phút giây tưởng niệm về người Niên
trưởng
không may mắn này và xin lỗi Niên trưởng).
Đại đội 1, đại đội 4 liên tục gọi về Tiểu đoàn xin lệnh, tôi gọi Công và Quan
nghe đầu máy :
- Cho giữ vững pḥng tuyến, chờ Đại đội 2 lên tàu xong các anh sẽ có lệnh.
V́ tôi nghĩ cứ cho chạy bừa ra băi biển th́ có thể cuối cùng sự thiệt hại sẽ lớn
lao vô cùng:
Thứ 1: Chắc ǵ những chiếc tàu này đến đón chúng tôi, có thể do địch đánh lừa.
Thứ 2: Khi mà Đại đội 1, 4 đang lâm trận nặng nề; thực vô cùng nguy hiểm khi
bỏ tuyến lúc này.
Cùng lúc đó 3, 4 quả đạn lớn bay qua khoảng trống nổ ngay giữa chủng viện, anh
Thạnh la lớn:
- Tân An, ra lệnh cho các Đại đội rời khỏi pḥng tuyến và chúng ta đi ngay.
Chẳng c̣n suy nghĩ ǵ được nữa, tôi ra lệnh:
- Đại đội 1, 4,và Đại đội Chỉ huy bỏ tuyến, phóng nhanh về hướng con tầu.
Trong t́nh cảnh bối rối đó thực quá sức nguy hiểm, thực t́nh tôi không hề nghĩ
ra có ngày hôm nay: “Chúng ta bỏ tuyến trận ngay giữa thành phố để bỏ chạy”.
Theo anh Thạnh xuống tầng dưới, ngang qua cửa sổ cuối hành lang, tôi nh́n thấy
các đại đội vô cùng hỗn lọan phóng nhanh về phía 2 chiếc tàu lớn.
Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi chiếc tàu đầu chỉ c̣n cách bờ chừng hơn 100 mét , tự
dưng họ dừng lại và bỏ số de, trong khi trên bờ những binh sĩ TQLC đang chuẩn bị
để xuống tàu, thật lạ lùng, tàu càng lúc càng rời ra xa.
Trời chiều đang xuống thấp, giữa cảnh hỗn loạn đó, tôi thấy những người lính
TQLC vứt bỏ Balô, súng đạn, lội ra biển, càng lội càng xa tàu v́ nó đang rời xa
khỏi bờ biển.
Khi xuống tới sân Chủng Viện, tôi và anh Thạnh lạc nhau.
Trên tay tôi c̣n cây súng XM.16, tôi cũng chạy ra phía biển, những chiếc tàu chỉ
c̣n là những bóng mờ trên mặt biển sẫm tối.
Tôi la lớn:
- Đừng, đừng lội theo tàu nữa. Trời ơi, chúng ta đă bị lừa.
Những người lính chạy gần tôi đứng lại ngạc nhiên hỏi:
- Đại úy nói ǵ? Chúng ta đă bị đánh lừa, tôi đưa tay chỉ về phía Bắc, nơi đó có
khoảng 6, 7 chiếc tàu nhỏ mà chúng tôi gọi là Alpha đang đậu cách bờ nước chừng
50 mét. Tôi chỉ cho tất cả anh em c̣n lại tiến nhanh về băi biển Mỹ Khê.
Nhưng khi sắp tới vị trí của mấy chiếc Alpha, th́ một đơn vị Việt cộng đă phục
sẵn ở đó, chúng từ dưới cát đứng lên và chỉa súng vào chúng tôi. Những toán quân
phía trước dừng lại vừa nổ súng vừa la lớn: “Việt cộng, Việt cộng!”
Tôi vội vàng quay hướng về phía làng mạc cùng với toán quân c̣n lại phóng nhanh,
vượt qua một khu làng và tiến đến một nghĩa trang (sau này chúng tôi mới biết
đây là Nghĩa trang An Hải) rộng mênh mông, nhiều bụi xương rồng, gai góc và
nhiều mồ mă xây, nơi đây có thể tổ chức để pḥng thủ. Chúng tôi ẩn nấp trong đó,
tiếp tục bố trí chiến đấu với số súng đạn c̣n lại ít ỏi của ḿnh.
Đêm tối phủ xuống thực nhanh trên nghĩa trang, chẳng c̣n nh́n thấy nhau nữa. Hỏa
châu của địch lơ lững trên cao, và những quả đạn súng cối rớt xuống nghĩa trang,
chưa có dấu hiệu địch tấn công.
Thất trận, đói khát, mệt mơi và nhất là đau xót ê chề về sự tan ră của đơn vị đă
làm tê liệt ư chí trong tôi...
Tôi đă ngủ quên bên một bia mộ.
Thời gian qua không biết bao lâu, tôi nghe bên tai tiếng ŕ rào nói chuyện, giật
ḿnh tôi la lên:
- Chưa đủ hay sao mà c̣n lớn tiếng dẫn đường cho Việt cộng?
Một người lính ḅ lại bên tôi th́ thầm:
- Đại úy, Đại úy.
- Hoàng hả, chi vậy ?
- Dạ em đây, VC ḅ vào hỏi bọn em: ”cấp chỉ huy đâu?”, chứ không phải bọn em nói
chuyện.
Tôi tỉnh hẳn người sau câu nói của Hoàng, giờ th́ tôi đă hiểu rằng tôi đă mất
tất cả. Chúng tôi âm thầm vượt qua hàng kẻm gai, lợi dụng những vồng rau lan cao
lớn, ḅ về phía ánh đèn xa xa. Sự trốn chạy kỳ lạ này giống như tṛ chơi cút bắt
của những ngày thơ ấu. Chúng tôi c̣n lại bốn thầy tṛ, ṃ mẫm trong đêm tối trở
lại bờ sông Hàn, tới bờ sông nh́n qua bên kia thấy có ánh điện đường, tôi với
hai người lính tuột áo quần lội qua sông, c̣n một người không biết lội ngồi lại
bên bờ này giữ quần áo.
Đồng hồ trên tay chỉ 1 giờ sáng, tôi quyết định vượt sông. Khi tới gần bờ bên
kia tôi lặn một hơi dài và âm thầm nhú đầu lên mặt nước, bỗng nghe tiếng la lớn
của tên VC gác trên cầu:
- Ai đó? Và hắn nổ súng.
Hoàng vội vàng quá nên đă bị lộ, tôi la lớn:
- Trở lại bên kia bờ! Tôi lặn một hơi dài ra tới giữa gịng sông và lội trở lại
bờ bên kia.
May mắn không ai bị ǵ và cũng không thất lạc nhau. Mặc áo quần xong chúng tôi
rời khỏi bờ nước t́m đến một căn nhà có đèn c̣n sáng và
gơ cửa xin vào.
Người đàn bà mở cửa, thấy chúng tôi trong quân phục TQLC, bà ta có vẻ sợ hải,
tôi hiểu và tŕnh bày ngắn gọn, người đàn bà mời vào, đóng cửa cẩn thận.
Trong nhà có thêm một cô gái chừng 16, 17 tuổi. Họ cho chúng tôi ăn uống, sau đó
chúng tôi nhắm mắt trong giấc ngủ chập chờn...
***
9 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1975
Từ trong căn nhà qua đêm ngủ đỡ ở An Hải, chúng tôi đi về hướng cầu De Lattre,
với ư định trở lại vùng chiến trận hôm qua coi có ai c̣n nằm ở đó nữa không để
yên tâm trước khi từ giă nơi này. Nhưng khi ra khỏi nhà chừng nữa cây số th́ một
nhóm người khoảng năm sáu đứa trên chiếc xe jeep, dừng lại vội vă trước mặt tôi
và những người thuộc cấp. Chúng chỉa súng ngay vào người tôi và bảo đưa tay lên
đầu.
Thực lạ lùng, tôi không c̣n môt chút ư niệm về cái sống và sự chết. Đầu óc tôi
như đang vẩn vơ trong giấc mơ, hai chân bước đi nhẹ nhàng như trên sương khói,
tôi cứ tiếp tục đi, bên tai h́nh như tôi c̣n nghe tiếng la hét:
- Đứng lại, đứng lại, anh có phải đơn vị trưởng không?
Tôi mơ hồ:
- Phải rồi.
Chúng vội vàng có đứa nắm tay định làm dữ.
Những người lính của tôi chận lại và xô họ ra:
- Các ông muốn ǵ cứ nói, đừng đụng tới ông thầy tôi ...
Cuối cùng chúng mời tôi lên xe ...
Lúc đó vào khoảng 9 giờ hơn. Tôi bị bắt.
***
Tôi muốn đi về phía băi cát dài, nơi cuộc chiến vừa xảy ra hôm qua để một lần
được nh́n lại dấu vết sau cùng của một đời chiến trận - và được nh́n ra biển
Đông - nơi mà những chiến hữu của tôi đă chọn lựa để gởi gấm thân xác - và nói
với Biển rằng :
“Xin cảm ơn, Biển là nơi chốn trong sạch nhất để tiếp nhận các bạn vào cơi Vĩnh
Hằng - Hởi những người con thân yêu đáng trân trọng của Tổ
Quốc.”
Sacramento , ngày 30 tháng 12 năm 1995
Tân An Đoàn Văn Tịnh
** Ghi chú:
Những tấm h́nh DI-TẢN được chép lại từ cuốn: “VietNam, A complete Chronicle of
War by Michael McLear” Ấn bản 2003 Bởi nhà xuất bản Black Dog & Leventhal
|