Mặt Trận Cổ Thành Quảng Trị

Mũ Đỏ Trịnh Ân tóm lược

"Đây là một đoạn được trích lại trong kế hoạch hành quân tổng phản công tái chiếm thị xă tỉnh lỵ Quảng Trị, mục tiêu trọng điểm cuối cùng của lực lượng Nhảy Dù là Cổ Thành Đinh Công Tráng. Đó là cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 72 được khai diễn vào ngày N, giờ G (ngày 28/6/1972 vào lúc 5 giờ sáng)".

Cuộc hành quân bước qua ngày N+26, sáng ngày 24/7/1972, tại Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI ở thành Mang Cá (Huế), Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đă có cuộc họp với các Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Trong cuộc họp này, Trung Tướng Trưởng đă cho biết Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu muốn cuộc hành quân Lam Sơn 72 tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị phải hoàn tất trong tháng 8/1972. Tướng Trưởng có cho biết là ông đă báo cáo cho Tổng Thống Thiệu là lực lượng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đă bao vây ba mặt thị xă tỉnh lỵ, chỉ c̣n phía Bắc sông Thạch Hăn. Riêng Cổ Thành, 1 Trung đoàn CSBV đang tử thủ tại đây. Lực lượng Nhảy Dù đă liên tục mở nhiều cuộc tấn công nhưng do địch kháng cự quyết liệt nên vẫn chưa tiến sát đến bờ thành.

Tính đến ngày 24/7/1972, cuộc hành quân Lam Sơn 72 đă bước vào ngày thứ 27. Trong phạm vi trách nhiệm của Sư Đoàn Nhảy Dù, các cánh quân Mũ Đỏ đă kiếm soát được ṿng đai thị xă tỉnh lỵ. Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Trần Đăng Khôi chỉ huy, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu tá Lê Văn Mễ chỉ huy tiếp tục truy kích Cộng quân ở quanh khu vực Thạch Hăn đến ngă ba Long Hưng và khu vực phía Tây thị xă. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, trung Tá Trần Hữu Phú Tiểu Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhỏ Tiểu Đoàn Phó, là lực lượng ứng chiến trừ bị cũng đă kiểm soát được khu vực phía Nam thị xă. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Thành Tiểu Đoàn Phó chỉ huy đă làm chủ được chiến trường ở pḥng tuyến dọc theo sông Thạch Hăn.
Sau một thời gian quần thảo với cộng quân ở ṿng đai Cổ Thành, Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đă quyết định cho tiến hành kế hoạch công thành Đinh Công Tráng bằng hai giai đoạn:
1/- Đưa toán cảm tử thám sát xâm nhập vào bờ thành, toán này sẽ cấm lá cờ VNCH trên mặt Cổ Thành và nằm lại ở đó với nhiệm vụ là toán làm đầu cầu cho cả Tiểu Đoàn tấn công. Giai đoạn này sẽ bắt đầu vào đêm 24/7/1972 và phải hoàn tất trước b́nh minh này 25/7/1972.
2/- Sẽ bắt đầu vào rạng sáng ngày 25/7/1972, cả Tiểu Đoàn đồng loạt tấn công vào Cổ Thành, và trong 2 ngày, phải đánh chiếm lại ít nhất là phân nửa chu vi bờ thành.
Để thực hiện được kế hoạch trên, Trung Tá Hiếu đă quyết định thành lập ngay một toán "thám sát cảm tử" bằng cách tuyển chọn trong các quân nhân t́nh nguyện. Có rất nhiều chiến sĩ xung phong xin nhập vào toán cảm tử này nhưng chỉ có 8 quân nhân được chọn: “Trưởng toán là Hạ sĩ Trần Văn Sáu, c̣n chiến sĩ được giao trách nhiệm cấm cờ VNCH trên mặt bờ Cổ Thành Quảng Trị là Binh 1 Hồ Khang”.

Chiều ngày 24/7/1972, Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu cho tập hợp toán “cảm tử” như muốn để từ giă những chiến hữu thân thương quyết ra đi theo truyền thống “Nhảy Dù Cố Gắng”, dù biết quyền hạn của một Tiểu Đoàn Trưởng ông chỉ có quyền đề nghị thăng cấp mà thôi, nhưng trước chuyến đi này ít có hy vọng trở về của 8 cảm tử quân. Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đă ban quyết định thăng cấp trước cho 8 cảm tử quân mỗi người lên hai cấp. V́ tối đêm nay, toán cảm tử quân sẽ lên đường để đột kích vào Cổ Thành, trận đánh tuy không ác liệt nhưng quyết định sẽ chờ đợi những chiến sĩ "Thiên Thần Mũ Đỏ" trung kiên.

Đêm 24/7/1972, toán cảm tử quân của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù vượt tiến xuất phát đột kích Cổ thành, toán cảm tử có 8 quân nhân t́nh nguyện do Hạ sĩ Trần Văn Sáu làm trưởng toán, Binh I Hồ Khang là chiến sĩ được chỉ định giữ lá cờ và sẽ cắm lá cờ VNCH đó lên trên mặt bờ Cổ Thành. Trước giờ xuất quân, Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đă bắt tay thật chặt từng chiến hữu của ḿnh. V́ ông biết rằng sự hiểm nguy và cái chết đang chờ toán cảm tử quân, có thể sẽ không c̣n một ai trở về an toàn trong cuộc đột kích quyết tử này.

Giờ G đă đến, toán cảm tử quân lao vào bóng đêm. Từ vị trí xuất phát đến mục tiêu c̣n khoảng cách hơn 200 mét. Trung Tá Hiếu và cả Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn ngậm ngùi nh́n theo toán quân cảm tử đi vào bóng tối và chờ đợi. Vào khoảng quá nửa đêm, toán cảm tử quân đă ḅ lên được trên mặt Cổ Thành. Một bóng đen nhô lên giữa bầu trời và tung bay theo chiều gió. Đó chính là lá quốc kỳ VNCH mà Binh I Hồ Khang đă được lệnh mang theo khi xuất phát. Từ xa, một chiến sĩ Nhảy Dù đứng gần Trung Tá Hiếu đă nhận ra và vui mừng la lên:
- "Lá cờ dựng được rồi...?".
Lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Ḥa đă tung bay trên mặt bờ Cổ Thành rồi ḱa. Đó cũng là một tín hiệu của toán cảm tử quân báo cho Trung Tá Hiếu biết là họ làm tṛn nhiệm vụ và đă có mặt trên mặt bờ thành. Như thế, giai đoạn 1 đă kết thúc vào lúc 1 giờ 00 sáng ngày 25/7/1972. Vậy giai đoạn 2 sẽ bắt đầu vào rạng sáng cùng ngày. Trong phút giây trọng đại đó, bỗng nhiên có những tiếng hô dơng dạc từ trên bờ thành vọng đến bên tai những người chiến sĩ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang gh́m tay súng hướng về bờ Cổ Thành chờ đợi và trước mắt họ đă hiện rơ bóng cờ bay. Đó chính là tiếng hô to của Binh I Hồ Khang:
- "Nhảy Dù cố gắng - Nhảy Dù chiến thắng - Việt Nam Cộng Ḥa muôn năm".

Ngay sau tiếng hô lớn của người lính Mũ Đỏ Hồ Khang, Cộng quân trong Cổ Thành đă bắn ra như mưa về nơi vừa phát ra tiếng hô, màn lửa đạn lóe ra ánh sáng đủ để các chiến sĩ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù nh́n thấy được lá cờ vàng ba sọc đỏ vừa được cắm lên trên mặt thành, đă bị rớt xuống phủ lên xác người lính “Thiên Thần Mũ Đỏ Hồ Khang”.
Binh I Hồ Khang đă vĩnh biệt chiến trường ngay trên mặt bờ Cổ Thành Đinh Công Tráng. Anh đă ngă xuống cùng các bạn đồng đội ngay khi đă dựng được lá cờ, sau khi đă hô to "Nhảy Dù cố gắng - Nhảy Dù chiến thắng - Việt Nam Cộng Ḥa muôn năm". Th́ một nơi xa xôi tại trại gia binh củ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù ở Biên Ḥa, có một người vợ trẻ và ba đứa con c̣n thơ dại chờ anh trỡ về sau cuộc hành quân. Nhưng người lính Thiên Thần Mũ Đỏ Hồ Khang đă vĩnh viễn ra đi với 5 chiến hữu, không kịp cùng các động đội Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đánh trận quyết định ở “Giai đoạn 2 vào rạng sáng ngày 25/7/1972”.
2 ngày sau, hai chiến sĩ “cảm tử quân” c̣n sống đă t́m đường về lại Tiểu Đoàn Hạ sĩ Sáu, Binh I Tâm kể lại:
- Chúng em chiến đấu chống trả đến hơi thở cuối cùng, hết đạn, em phá hủy máy AN/PRC25 cùng Binh I Tâm may mắn thoát khỏi trong làn mưa đạn của địch, để lại trên bờ Cổ Thành 6 chiến sĩ anh hùng hy sinh với lá cờ vàng ba sọc đỏ VNCH.
- Tụi em ṃ mẫm đi suốt đêm, ngoài những cánh đồng trống để tránh né pháo binh của bạn và của Cộng quân, c̣n ban này phải chui vào các bụi rậm nằm trốn không cho VC thấy...

Ngày N+27, sáng tinh sương, mặt trời chưa mọc, dù rất đau đớn trước sự hy sinh của các chiến hữu cảm tử quân Mũ Đỏ, nhưng Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu vẫn giữ quyết định tiến hành giai đoạn 2 của kế hoạch tấn công vào Cổ Thành. Đại Đội 51/ND do Đại úy Trương Đăng Sĩ chỉ huy là đơn vị tiên phong của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, được lệnh vượt qua hào sâu quanh bờ thành, bằng mọi cách phải tiến chiếm cho bằng được một góc thành để tràn lên mặt thành dựng lại quốc kỳ Việt Nam Cộng Ḥa một lần nữa.
Theo lệnh của Đại úy Trương đăng Sĩ, (hiện là gia trưởng Gia Đ́nh Mũ Đỏ Việt Nam Liên Bang Úc Châu) toàn thể đại Đội 51/ND bằng mọi giá phải tràn lên, vượt qua lũy hào sâu dưới chân thành tiến đến bờ thành. Để yểm trợ cho cuộc tấn kích này, Pháo Binh Nhảy Dù và Không Quân VNCH đă tác xạ tối đa vào các vị trí của Cộng quân cố thủ bên trong và trên mặt thành.

Khi toán quân Mũ Đỏ đầu tiên của Đại Đội 51/ND tiến lên được trên mặt Cổ Thành để dựng lại cờ, th́ hai phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ do sự lầm lẫn đă chúi xuống trút bom ngay trên đầu của Đại Đội 51/ND. Sự việc xảy ra trước mắt của Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, trong khi ông cùng Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang theo dơi diễn tiến trận đánh quyết tử để sớm kết thúc giai đoạn 2. Trung Tá Hiếu nghe được tiếng la thất thanh của Đại úy Sĩ trên máy truyền tin, nhưng vị Tiểu Đoàn Trưởng này cũng không thể nào ngăn kịp. Muộn rồi!!! Đại đội 51/ND gần như tan nát do sự lầm lẫn tai hại này!!!?. Với những khối bom năng đă thả xuống chính xác làm cho hơn 50 chiến sĩ Mũ đỏ ưu tú của Đại Đội 51/ND bị thương vong. Tổn thất nặng nề đó đă giáng một đờn lên nỗ lực tột cùng của vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, trẻ tuổi có nhiều mưu lược chiến trường buộc phải cho con cái rút về vị trí xuất phát...!!!

Để yểm trợ cho trận đánh quyết tử này “Minh Hiếu” được tăng cường Đại Đội 111/ND của Tiểu Đoàn “Song Kiếm Trấn Ải” do Trung Úy Đinh Viết Trinh “ba búa” chỉ huy đánh trợ lực từ hướng Tây Bắc vượt qua cánh đồng trống, tiến dưới làn mưa pháo địch, đánh thóc vào khu nghĩa địa làng Tri Bưu, chiếm đường Duy Tân để bắt tay với Đại Đội 52/ND do đại úy Hồ Tường chỉ huy và để cùng đồng loạt tiến đánh chiếm lại Cổ Thành bằng mọi giá theo lệnh. Cạnh sườn phía Bắc Cổ Thành có Đại Đội 2/TSND do Trung Úy Trương Văn Út “Út Bạch Lan” chỉ huy tấn kích nghi binh trợ chiến, ngay khi Đại Đội 51/ND do Đại úy Trương Đăng Sĩ chỉ huy tiền phong đột kích lập đầu cầu trên mặt Cổ Thành. Nhưng hỡi ơi!!! Một tai nạn oan nghiệt thay cho Đoàn Quân Mũ Đỏ!!!

Ngày N+28, cuộc hành quân Lam Sơn 72, phản công tái chiếm tỉnh lỵ Quảng Trị do Bộ Tư lệnh Quân Đoàn I/QKI tổ chức và tổng chỉ huy đă bước sang ngày thứ 31. Trước đó vào ngày 24/7/1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đă có cuộc họp với các Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù Trung Tướng Dư Quốc Đống, Thủy quân Lục Chiến Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân để duyệt xét t́nh h́nh chiến sự và đặt kế hoạch tái phối trí lực lượng Mặt Trận Cổ Thành. Tướng Trưởng cho các vị Tư Lệnh chiến trường biết là cộng quân đă đưa thêm 2 Sư Đoàn CSBV vào vùng cận sơn trị thiên. Hai Sư Đoàn này sẽ tung vào mặt trận Quảng Trị làm lực lượng trợ lực cho Sư Đoàn 325/CSBV. Trước những diễn biến t́nh h́nh chiến sự và các cuộc điều quân của Cộng quân. Để chận đứng lực lượng Cộng quân tăng viện vào chiến trường Trị-Thiên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đă cho thực hiện kế hoạch Lôi Phong kết hợp hỏa lực của B-52, phi cơ chiến thuật của Không Quân Việt-Mỹ và Hải Pháo của Hạm Đội 7 tác xạ tập trung vào từng mục tiêu của quân CSBV xung quanh ṿng đai thị xă tỉnh lỵ Quảng Trị. Để có lực lượng chận đứng các cuộc xâm nhập của CSBV về vùng đồng bằng Trị-Thiên. Sau khi bàn thảo giữa các vị Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù và Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh chiến trường, thông báo “kế hoạch tái phối trí lực lượng mặt trận Cổ Thành” theo kế hoạch này:
- Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến sẽ chịu trách nhiệm khu vực duyên hải Quảng Trị và mặt trận Cổ Thành.
- Sư đoàn Nhảy Dù, sẽ chịu trách nhiệm khu vực cận sơn Trị-Thiên. Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, bàn giao khu vực trung tâm thị xă Quảng Trị và mặt chận Cổ Thành cho Lựu Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến.
Trung Tướng Dư Quốc Đống, vị Tư Lệnh khả kính của Binh Chủng Nhảy Dù với nét mặt trầm tư, đôi mắt chớp chớp, h́nh như ông muốn nói những lời tâm huyết với Tướng Trưởng!!!? Nhưng Đại Tá Trần Quốc Lịch Lữ Đoàn Trưởng LĐ-2ND, đă đẩy ghế về phía sau đứng lên với giọng phẫn uất, ông nói lớn: “Như vậy th́ Sư Đoàn Nhảy Dù chúng tôi...?” Tướng Trưởng chận lời: “Tôi nhắc lại, đây là lệnh của Thượng Cấp...!!!”. Đại Tá Lịch nói tiếp: "Lệnh thật bất công!!!?".

Ngày N+29, theo đúng kế hoạch tái phối trí lực lượng mặt trận Cổ Thành, 12 giờ trưa ngày 27/7/1972, các Tiểu đoàn của Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến do Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ đoàn Trưởng chỉ huy được lệnh thay thế các Tiểu Đoàn của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù do Đại Tá Trần Quốc Lịch chỉ huy tại mặt trận Cổ Thành, trong khi trận chiến hai bên đang giao tranh ác liệt giữa Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với 1 Trung Đoàn Cộng quân cố thủ trong Cổ thành và vị trí gần nhất c̣n cách chân tường của Cổ Thành Đinh Công Tráng khoảng 200 mét. Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù cũng lần lượt được thay thế bởi các Tiểu Đoàn/TQLC. Tiểu Đoàn 9 TQLC do Thiếu Tá Nguyễn Kim Để chỉ huy hoán đổi cho TĐ-11ND do Thiếu Tá Lê Văn Mễ chỉ huy tại khu vực phía Nam thị xă, cạnh Quốc Lộ 1. Tiểu Đoàn 5 TQLC do Thiếu Tá Hồ Quang Lịch chỉ huy nhận lănh trách nhiệm thay thế TĐ-6ND tại ngă ba Long Hưng. Tiểu Đoàn 3/TQLC do Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh chỉ huy thay thế TĐ-5ND tại làng Tri Bưu gần Cổ Thành Quảng Trị.

Tại mặt trận thị xă tỉnh lỵ Quảng Trị, cuộc hành quân Lam Sơn 72 “Giai đoạn 1 được kết thúc” Đại Tá Trần Quốc Lịch Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, vị chỉ huy khả ái của lực lượng Nhảy Dù có nhiều mưu trí và kinh nghiệm chiến đấu đă trực tiếp chỉ huy các Tiểu Đoàn Nhảy Dù tại chiến trường. Ông xót xa đưa đôi mắt nh́n về đoạn đường gian lao nguy hiểm mà các chiến hữu Nhảy Dù đă vượt qua và những mục tiêu c̣n lại trước mắt được coi như trong tầm tay. Trong cơn phẫn uất ông thốt lên: "Đời chiến binh...!!!, Lệnh của thượng cấp...!!!, oan nghiệt thay...!!!!. Vậy trong những ngày qua chúng tôi đă...?!!!".

Ở trận địa Cổ Thành, Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, đứng ngậm ngùi đau xót rảo mắt nh́n về phía chân bờ tường, trên mặt Cổ Thành như muốn ghi lại những vết tích máu xương của các chiến hữu thân thương vừa để lại trong trận đánh quyết tử đêm qua c̣n lan động. Ông nghĩ đến hận thù chưa trả, mục tiêu trước mắt chưa chiếm được, nhiệm vụ chưa hoàn thành? Ông nói lẩm bẩm một ḿnh: "Kỷ luật...!!!, lệnh của thượng cấp...!!!, t́nh chiến hữu...!!!. Biết rồi, khổ quá, nói măi..., khốn nạn thật, mẹ kiếp...!!!"

Người lính già Phương Nam