Tướng Trưởng và Lữ Đoàn 369 TQLC Vương
Hồng Anh tổng hợp
Tổng lược tình hình chiến sự tại phòng tuyến Mỹ Chánh trong 3 ngày
đầu tháng 5/1972
Sáng ngày 3 tháng 5/1972, được sự yểm trợ của Không quân Việt-Mỹ,
các đơn vị của lữ đoàn 369 TQLC đã đẩy lùi được các đợt tấn công
bằng chiến xa và bộ binh CQ. Riêng tại tuyến chiến đấu của tiểu đoàn
9 TQLC, các tổ chống chiến xa bằng M 72 của tiểu đoàn và Không quân
chiến thuật đã bắn hạ hơn 20 chiến xa địch quân. Chiều ngày 3 tháng
5/1972, theo kế hoạch của bộ chỉ huy lữ đoàn, các tiểu đoàn TQLC
thống thuộc đã rút về phía Nam sông Mỹ Chánh và lập tuyến phòng thủ
dọc theo bờ sông từ Đông lên đến núi ở phía Tây. Trước khi Quân đoàn
1 khởi động cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị thì phòng tuyến
Mỹ Chánh trở thành tuyến đầu của QL/VNCH ngăn chận CSBV. Nhận được sự yểm trợ hỏa lực mãnh liệt như vậy, lữ đoàn 369 nhanh chóng chọn ngay khoảng 20 mục tiêu cho B 52 oanh tạc như: các vị trí nghi ngờ là kho tiếp vận, điểm trú quân của CQ, các cơ sở chỉ huy cấp bộ cao của đối phương quanh khu vực gần Quốc lộ 1 phía Bắc sông Bến Hải, cùng các mục tiêu khu vực sát Quốc lộ 9 (từ Đông Hà lên đến Lào), cửa ngõ chuyển quân của CSBV từ đường mòn Hồ Chí Minh (trong địa phận Lào) xuống các đỉnh cao ở phía Tây Quảng Trị.
Không quân chiến thuật được tự do đánh phá tất cả các mục tiêu di
động. Các phi công được tự do không kích, oanh tạc khi phát hiện có
sự di động dưới đất mà không cần phải liên lạc hỏi lại bộ chỉ huy
hành quân ở khu vực mà họ tăng phái, ngoại trừ các làng mạc, thị xã
giới hạn từ bờ Bắc sông Thạch Hãn đến sông Thạch Hãn. Từ phía Nam
sông Thạch Hãn đến cầu Ô Khe, Không quân chiến thuật oanh kích theo
yêu cầu của đơn vị bạn dưới đất và có sự liên lạc trên tần số
không-lục để điều chỉnh và hướng dẫn mục tiêu. Theo lời kể của đại tá Phạm Văn Chung, trung tướng Trưởng đã bất thần đáp trực thăng xuống ngay bộ chỉ huy nhẹ của lữ đoàn 369, lúc đó đại tá Chung đang bận áo thun do trời quá nóng, ông không kịp chào đón vị tư lệnh Quân đoàn 1 theo đúng nghi thức quân cách. Đại tá Chung chào tướng Trưởng và xin lỗi vì không biết trước nên không tiếp đón nghiêm chỉnh. Trung tướng Trưởng vui vẻ gật đầu, sau đó vị tân tư lệnh Quân đoàn 1 yêu cầu đại tá Chung trình bày tình hình và diễn tiến các sự kiện đã xảy ra sau khi Sư đoàn 3 BB và các đơn vị tăng phái triệt thoái khỏi Quảng Trị.
Đại tá Chung đã thuyết trình cặn kẽ và cũng xin lỗi về sự thay đổi
về chiến thuật trong ba ngày vừa qua mà không được lệnh của Quân
đoàn, từ kế hoạch chuyển quân từ hàng dọc để phối trí thành hàng
ngang như hiện nay, đồng thời vị lữ đoàn trưởng 369 TQLC cũng trình
bày lý sao vì sao ông đã làm như vậy. Trung tướng Trưởng khen đại tá
Chung: Anh làm vậy rất đúng. Sau đó, vị tư lệnh Quân đoàn 1 hỏi lữ
đoàn trưởng lữ đoàn 369 TQLC: Đại tá Chung đã từng hành quân dưới quyền chỉ huy của trung tướng Trưởng nên vị tướng này hiểu rõ khả năng của ông: khi tướng Trưởng còn là tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, thì ông là tham mưu trưởng lữ đoàn 258 TQLC (đại tá Tôn Thất Soạn là lữ đoàn trưởng lữ đoàn này). Thời gian trung tướng Trưởng giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 tại miền Tây Nam phần, đại tá Chung có nhiều lần điều động quân tăng phái cho Quân đoàn 4 để hành quân bảo vệ kiều bào Việt Nam ở Căm Bốt. Trung tướng Trưởng xuất thân khóa 4 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức-khóa Cương Quyết, ra trường vào đầu tháng 6/1964 (cùng một đợt với khóa 10 sĩ quan hiện dịch Đà Lạt); đại tá Chung nhập ngũ sau trung tướng Trưởng vài tháng và được gọi theo học khóa 4 phụ Sĩ quan Trừ bị (khóa Cương Quyết 2), nhưng do trường Thủ Đức không còn chỗ, nên khóa này có khoảng 300 sinh viên sĩ quan (trong đó có ông) được gởi lên Đà Lạt theo học chương trình đào tạo sĩ quan trừ bị như ở Thủ Đức. Trở lại với kế hoạch phòng thủ tại tuyến thép Mỹ Chánh, sau khi ghé thăm lữ đoàn 369 TQLC, trung tướng Trưởng trở về bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 1 đặt trong trại Mang Cá (trước 1972 là bản doanh của bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB). Ngày 4 tháng 5/1972, trung tướng Trưởng khởi động một kế hoạch tổng quát để giữ vững tuyến Mỹ Chánh và bảo vệ Huế. Nỗ lực chính chận địch ở hướng Bắc Thừa Thiên và khu địa giới hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên là Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Tại tuyến Mỹ Chánh, ngày 5 tháng 5/1972, lữ đoàn 258 TQLC (lữ đoàn trưởng: đại tá Ngô Văn Định) được điều động án ngữ phía Tây Quốc lộ 1 từ sông Mỹ Chánh đến vùng núi, lữ đoàn 369 TQLC trách nhiệm phòng thủ phía Đông của Quốc lộ 1 ra đến bờ biển. Hai lữ đoàn này được lệnh chuẩn bị cuộc phản công vượt sông Mỹ Chánh vào trung tuần tháng 5/1972. |