Lữ Đoàn 147 Mũ Xanh Phạm Văn Tiền LTG: Bài viết này xin dành tặng các chiến hữu TQLC, những người v́ nhiều lư do đă không hiện diện tại mặt trận phía Bắc vùng đất trách nhiệm của SĐ/TQLC vào những ngày cuối cùng tháng 3 năm 1975 buồn thảm. Tôi kể lại những ǵ mắt thấy tai nghe về những đau thương, mất mát, cay đắng, nghiệt ngă của cuộc lui binh lịch sử ngoài khả năng hiểu biết của một người lính mà sự khổ đau, thua thiệt chịu đựng quá nhiều, c̣n niềm hy vọng sống c̣n chỉ là điều hiếm mọn ít oi. Đầu tháng 3 năm 1975, CS Bắc Việt dốc toàn lực lượng tấn công hầu cưỡng chiếm toàn bộ miền Nam. B́nh Long, An Lộc thất thủ. Thị xă Ban Mê Thuộc sau đó cũng bị bỏ ngơ hoàn toàn với sự rút quân ồ ạc như nước vỡ bờ của Quân Đoàn 2 về Nha Trang và nhiều nơi khác. Trong khi đó pḥng tuyến pḥng thủ phía Bắc do SĐ/TQLC đảm trách vẫn c̣n là một vùng đất yên tĩnh trong sự cẩn thận, dè dặt chờ đợi lẫn nhau. Sau sự phối hợp nhịp nhàng của 2 SĐ tổng trừ bị thiện chiến nhất là Nhảy Dù và TQLC, với thế đánh gọng ḱm liên tục từ 2 phía Đông Tây, đă buộc địch phải tháo chạy với nhiều tổn thất nặng nề, bằng chiến thắng t1i chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 14-9-72. SĐ Nhảy Dù được điều động về mật trận Đức Dục, Quảng Nam. SĐ/TQLC ở lại chịu trách nhiệm trên một tuyến khá rộng trải dài từ bờ biển Đông sang tận những mỏm núi tận cùng phía Tây thuộc dăi Trường Sơn, qua các vùng Mỹ Thủy, Long Quang, Bích La, Triệu Phong, Nam sông Thạch Hăn, Như Lệ, Tích Tường, La Vang, Động Ông Đô, Barbara, Anne, Cổ Bi, Hiền Sĩ, Thanh Tân, Lồ Ồ... Liên đoàn 911 và các đại đội biệt lập ĐPQ tiểu khu Quảng Trị được đặc dưới quyền điều động của BTL/SĐ/TQLC hành quân trong việc pḥng thủ này. Mặc dù là đơn vị được giao nhiệm vụ pḥng thủ, nhưng SĐ/TQLC vẫn luôn chứng tỏ khả năng cơ động tấn cộng tận sào huyệt địch, như cuộc đổ bộ vượt sông Thạch Hăn của TĐ6/TQLC vào tháng 10 năm 72, cuộc hành quân thần tốc tái chiếm cửa Việt tah1ng 1 năm 1973 trước giờ ngưng bắn có hiệu lực của hiệp định Paris và đạc biệt Lữ Đoàn 258 TQLC đă hạ một tàu vận tải lớn tiếp tế địch đang mon men ngoài khơi bờ biển Mỹ Thủy tháng 6 năm 1973. Ngược lại, địch quân chưa có lần nào dám liều lĩnh tấn công vào các đơn vị TQLC. Có chăng chỉ là những hành động phá hoại lén lút, đặc công, giật ḿn lẻ tẻ trên các trục lộ giao thông tiếp tế. Phải nói rằng đây là pḥng tuyến pḥng thủ vững chắc nhất, thưà sức ngăn chận mọi cuộc xâm lăng từ phương Bắc xuống của CS Bắc Việt.
Do t́nh h́nh xáo trộn chung của đất nước và v́ nhu cầu đ̣i hỏi cấp bách của chiến trường lúc này, bộ TTM - QLVNCH đă quyết định điều động phân lớn các lục lượng TQLC về Nam gồm các LĐ-258, LĐ-369 và LĐ-486 vừa mới được thành lập. LĐ-147 do Đại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy gồm các Tiểu đoàn 3, 4, 5, TĐ Pháo binh, 2 đại đội Viễn Thám và Tiểu đoàn 7/TQLC thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm Tango do Đại Tá Tư Lệnh Phó trực tiếp chỉ huy đang nằm sẵn trên các tuyến. Thay vào lỗ hỏng to lớn trên là 2 Liên Đoàn BĐQ với trang bị quân số thiếu hụt. Đây là khởi điểm cho tất cả sự bỏ ngỏ sau này ở mật trận Bắc Quảng Trị. Măi đến chiều tối ngày 7/3/1975, địch bắt đầu mở cuộc tấn công đầu tiên thật mănh liệt vào một trung đội tiền đồn tại đồi 51 thuộc căn cứ Tư Tưởng, hướng Tây Quốc Lộ 1, cây số 23. Đơn vị này được chỉ huy bởi Trung Úy Sàng ĐĐP/ĐĐ1 tiểu đoàn 4 TQLC đă chiến đấu thật can cường, đẩy lui nhiều đợt xung phong biển người của địch. Lần liên lạc sau cùng qua máy PRC-25 vào lúc 4 giờ sáng, anh đă yêu cầu pháo binh chụp thẳng trên đầu ḿnh v́ vị trí bị địch tràn ngập. Anh đă tử thương sau đó trong cuộc cận chiến bằng lựu đạn với kẻ thù. Sáng sớm ngày 9/3/75, Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn TĐT/TĐ4/TQLC điều động toàn bộ lực lượng c̣n lại, nhờ có sự yểm trợ thật chính xác của các phi vụ A-37 thuộc không lực vùng I chiến thuật, ta đă hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh. Xác địch nằm ngổn ngang trong các băi ḿn của hàng rào pḥng thủ, một số đồng bọn khác đang lẩn tránh trong các bụi rậm bị ta bắt sống. Cũng cùng trong đêm đó, tại một nơi khác, tiểu đoàn 121/ĐPQ Tiểu Khu Quảng Trị đă tóm nguyên trung đội địch khi chúng t́m cách tiến về hướng quận Hương Điền. Ngày 22/3/75, đoàn xe tiếp tế cuối cùng của đơn vị rời hậu trạm Máng Cá Huế vào vùng hành quân. Chúng tôi được biết hầu hết dân chúng đă di tản vào Đà Nẵng và hậu trạm cũng được BTL/SĐ mang tất cả trang thiết bị về cửa biển Thuận An chờ lệnh. Tôi chỉ thị cho các đại đội thu gọn lại các trang bị và phải gấp rút di tản các thương bệnh binh đi theo chuyến tiếp tế này. Ngày 23/3/75 vào lúc 3 giờ chiều, sau khi đồng loạt pháo kích dữ dội vào tất cả các vị trí, địch từ thượng lưu sông Bồ, xung phong tấn công vào các tuyến của ĐĐ2/TĐ5/TQLC. V́ quá bất ngờ và thiếu cảnh giác nên 2 Trung đội tận cùng cánh trái của đại đội này bị bung tuyến. Tôi liên lạc với Đại-úy Trần Văn Loan ĐĐT hăy cố gắng gom con cái lại và chỉnh đốn đội h́nh, đồng thời báo cáo t́nh h́nh này về BCH Lữ-đoàn. Đại Tá LĐT ra lệnh là phải bằng bất cứ giá nào cũng phải chiếm lại vị trí vừa mất. Chấp nhận mọi hy sinh thiệt hại, ĐĐ4 của Đại-úy Nguyễn Văn Hai được tăng cường và đă hoàn tất nhiệm vụ vào lúc 6 giờ sáng ngày 24/3/75. Cũng trong thời gian này, hầu hết tất cả các đơn vị Biệt Động Quân, Địa Phương Quân tự động ră ngũ bỏ tuyến pḥng thủ Bắc Quảng Trị kéo về Huế thật hỗn độn. Thị xă Quảng Trị coi như bị bỏ ngỏ hoàn toàn. Tiểu đoàn 4/TQLC được điều động về làm nút chặn tại phía Nam cầu An Lỗ. TĐ7/TQLC trấn dọc sông Mỹ Chánh từ cầu Viên Tŕnh ra biển Đông, pḥng tuyến cao nhất phiá Bắc của miền Nam. Khoảng 4 giờ chiều cùng ngày, nhận dược lệnh về tham dự cuộc họp khẩn cấp tại BCH/LĐ. Đại-tá Lương, LĐT cho chúng tôi biết rơ t́nh h́nh tổng quát và nhiệm vụ phải thi hành đêm nay là một cuộc di tản chiến thuật cho tất cả các lực lượng về cửa biện Thuận An, vùng đất từ Bắc đèo Hải Vân trở ra rồi sẽ lọt vào tay địch...Cũng như thành phố Quảng Trị bị vất bỏ một cách vô tội vào sáng hôm nay khi mới chỉ có một vài loại pháo kích lẻ tẻ đâu đó. Thế là hết, c̣n ǵ đâu hào quang chiến thắng "Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu..." máu của hàng vạn đồng bào, máu của hàng vạn đồng bào, máu của chiến hữu nằm xuống cho vùng đất hồi sinh và ngay bây giờ, từ tối nay Huế cũng sẽ chịu chung số phận. Cố Đô đầy niềm kiêu hănh tự hào dân tộc rồi sẽ bị nhuộm đỏ bởi lũ người khát máu CS. Hàng trăm nấm mồ chôn sống tập thể c̣n đó, máu xương mồ hôi nước mắt của bao chiến sĩ QLVNCH c̣n đây trong lời thề quyết tử bảo vệ cố đô Mậu Thân 1968. C̣n đâu nữa những ngày tháng vàng son nhất của người lính chiến nơi tuyến đầu lửa đạn lúc nào cũng hùng dũng hiên ngang. Có nổi đau nào hơn niềm tủi nhục của người lính bại trận. Việc cần thiết trước nhất là phải làm sao bảo đảm đuợc đơn vị rút lui một cách trọn vẹn, an toàn hầu đủ sức chịu đựng một cuộc dạ hành trên đoạn đường dài gần 30 km. Thiếu-tá Ngô Thành Hữu, Tiểu đoàn phó và Đại úy Gianh Văn Nhân, ban 3 đang chờ đợi tại BCH Tiều đoàn. Chúng tôi cùng đồng ư với nhau bằng một cuộc lui binh trong bí mật, bất ngờ. Tất cả vũ khí nặng, cồng kềnh như 90 ly, súng cối 81 ly, hỏa tiển TOW chống chiến xa, đạn dược và những trang bị nặng nề được lệnh phá hủy tại chỗ hay ném xuống ḍng sông. Đại đội 1 của Đại úy Hồ Văn Chạnh đóng chốt từ xa được di chuyển trước, chúng tôi không xử dụng đoạn đường quen thuộc hàng ngày, phải băng qua một xóm nhỏ để đến cây số 17 cầu An Lỗ mà là dọc con đường sắt suôi Nam, rồi sau đó sẽ đổi hướng vế quốc lộ 1 khi các đại đội đă bám sát được với nhau. Đă có chừng cả trăm người lính đủ mọi binh chủng, không c̣n đơn vị đang tự tập vây quanh 4 chiến xa M48 nằm chơ vơ giữa lộ, ṇng súng chĩa thẳng về hướng quân thù, b́nh thản cười nói vui vẻ như đang tham dự một cuộc dạ hành ngoài trời. Đến trường trung học Hương Trà nằm sát lề Đông quốc lộ, tiểu đoàn dừng lại để kiểm điểm quân số và củng cố lại đội h́nh. May mà trong tay chúng tôi c̣n 1 xe Jeep hành quân, cứ thế chạy lên, chạy xuống để "tha" những người lính bết bát, trể nải sau cùng. Điều tưởng như không ngờ, thế mà đă xảy ra một cách thật tội nghiệp cho trung đội Nghĩa Quân quận Hương Trà, tập họp và bị bỏ quên tại đây chờ lệnh thượng cấp từ mấy ngày nay. Người trung đội trường già đến xin tháp tùng cùng chúng tôi. Vài chiếc xe M41 nữa cũng bắt đầu nổ máy rầm rộ tiến giữa đoàn quân. Nhiều đám đông dân chúng ḥa lẫn hoặc nối đuôi phía sau họ ra đi từ chợ Cạn, Hội Yên, Vân Tŕnh, Hải Lăng, Mỹ Chánh... từ bgày hôm qua hay sớm hôm nay v́ không c̣n ǵ để hy vọng vào sự bảo vệ của người lính chúng tôi. Tiếng khóc than vang vọng thấu trời xanh, họ, những kẻ bất hạnh, c̣n lại sau cùng đang lê lết từng bước một lần ṃ t́m "tự do" v́ một cuộc chủ nghĩa CS bạo tàn. Vài cụ ǵà chống gậy, các trẻ thơ vô tội kia rồi sẽ ra sao? Liệu có c̣n đủ súc hay phải kiệt hơi ngă qụy dọc đường. Rời ngă ba An Ḥa rẽ phải tiến về Huế, thành phố bỏ ngỏ tối tăm rải rác c̣n lại vài bóng bên đường. Nhiều vết lửa tung tóc lên bầu trời u tối do những trái sáng dược ném từ các toán lính tan hàng mất đơn vị chẳng biết phải làm ǵ. Súng vẫn nổ lẹt đẹt đó đây ḥa lẫn tiếng chó tru vọng ra từ các căn nhà vắng chủ. Phú Văn Lâu vẫn nằm đây bên bờ sông Hương, nhưng c̣n đâu bóng dáng các con đ̣ quen thuộc hàng ngày. Tiều đoàn bắt đầu tiến quân qua chiếc cầu đúc mới xây bên dưới bến bờ Nam ḍng sông, rồi từ đó quẹo trái về Đông, hướng ra biển. Tôi cho xe dừng lại ở phía bên này cầu. chờ đợi cho hết người lính sau cùng. Cảm thấy khá an tâm và một chút hănh diện về những binh sĩ thuộc quyền, tất cả đều can đảm, hy sinh chịu đựng và luôn tuân lệnh cấp chỉ huy ngay trong những giờ phút nguy hiểm nhất như lúc này. Tôi không nhớ là bao nhiêu lần ḿnh đă nhân danh thẩm quyền để mà ra lệnh cho thuôc cấp xung phong vào chỗ chết. Với 12 năm trong cuộc đời binh nghiệp con số này chắc không ít lắm đâu? Dĩ nhiên là cấp chỉ huy nhỏ, tôi cũng chỉ là kẻ truyền và kiểm soát lệnh và cá nhân ḿnh cũng bị xoay quanh trong các ṿng lẩn quẩn ấy! Vài con gió mạnh thổi từ mặt biển vào, cũng nơi đây cây cầu, ḍng sông một thời kỷ niệm, tôi bỗng cảm thấy luyến tiếc thèm khác t́m gặp lại một vài nơi chốn quen thuộc lần cuối may ra h́nh ảnh cũ để nhớ người xưa! Cho tài xế lùi xe lại tiến về hướng đại lộ Trần Hưng Đạo và dự định theo cầu Trường Tiền cũ qua sông. Đường trống vắng chẳng có một chiếc xe nào lai văng, xa xa trong bóng tối chập chờn, lác đác vài bóng người. Tôi bắt đầu cảm thấy ớn lạnh. Bây giờ ngoài đơn vị TQLC ra, các đơn vị khác chẳng c̣n ǵ nữa để mà phân biệt lẫn nhau, qủa thật chẳng c̣n t́nh nghĩa ǵ ràng buộc, nếu có ai đó nổi hứng "bóp c̣". Có lệnh cho tôi tiến về phía trước để gặp
Đại
Bàng Long Mỹ (Đại tá LĐT), ông giao cho một sấp bản đồ và thay đổi lộ tŕnh về
phía phà Tân Mỹ, đoạn đường từ đầu thôn Vỹ Dạ về cửa biển Thuân An không thể nào
nhúc nhích nổi, nhiều ḍng người di tản cùng các đơn vị tan hàng đổ về đây với
không biết bao nhiêu xe cộ. Thượng sĩ Thương, thường vụ tiểu đoàn, chẳng biết từ
đâu mang về vài két bia 33, có lẽ từ khách sạn Hương Giang bỏ trống? Anh
nói với tôi:
Đến tờ mờ sáng th́ toàn thể đơn vị đă có mặt bên này phá Tam Giang mêng mông, nềm vui rạng rỡ trên mặt mọi người. Phải mất thêm 3 tiếng đồng hồ nữa mới đến được bờ bên kia sát biển bằng một số "ghe gọ" của dân c̣n lại ở xóm chài. Từ lâu mới có một ngày nắng đẹp như hôm nay, bầu trời trong xanh với nhiều tia nắng long lanh chiếu vào mặt biển. Gió vi vu vừa để mơn trớn các con sóng vỗ ́ ạch vào bờ. Không c̣n ǵ thích bằng ngồi đây, dưới bóng râm của hàng dương xanh thẩm, trên đồi cát, hướng mắt về đại dương bao la, nơi đó nhấp nhô nhiều con tàu như người t́nh mơn trớn hưá hẹn. Ăn vội ít cơm ở bao gạo xấy c̣n lại, trong chớp mắt chập chờn, tiếng la khóc, than van c̣n măi ám ảnh trong trí tôi trên đường rút chạy sáng hôm nay. Cuộc đời khổ đến thế là cùng! Tỉnh giấc khi có lệnh cho đơn vị chuẩn bị ra bải bốc để lên tàu. Đó là khoảng 2 giờ ngày 25/3/75. Cả Lữ Đoàn tập họp trên băi các trắng xóa theo thứ tự sẵn sàng như một cuộc hành quân đổ bộ ngày nào. Đâu phải chỉ việc sắp hàng chờ lệnh lên tàu là xong, địch đă rượt theo ta đêm hôm qua, đă ṃ sát đít chúng tôi sáng hôm nay, địch đă có mặt bên kia bờ phà, địch đă trà trôn trong đ̣an quân. Theo lệnh của mặt trời Papazulu nào đó (Tướng Lâm Quang Thi, TLP/QĐ1!!!), chiếc HQ-801 dành riêng cho TQLC đă chực sẵn cách bờ khoảng 50m. Nhưng đâu phải chỉ có chúng tôi cần sống, c̣n dân chúng, những người lính mất đơn vị hỗn lộn kia, họ cũng cần cứu vớt như chúng tôi, mà chẳng ai có kế hoạch ǵ riêng để giúp đỡ họ. Trong cơn quẫn bách này, không ai cần nghĩ đến ai, chà đạp tranh dành nhau mà sống, mạnh được yếu thua, khi con rắn đă mất đầu chỉ c̣n lại cái đuôi tha hồ mà ngóc nguẩy. Như sức bật của cáo ḷ xo, tất cả ùa nhau mà ra tàu, người không biết lội ôm sát người biết bơi, ngụp lặn với tử thần trong sóng nước, vài chiếc xe M-113 lội nước ủi tới đè kên, tiếng rên la gào thét. Một sơn sóng nhồi lên, hai cơn sóng đập xuống, những cái đầu lô nhô, nhiều thân h́nh ch́m lỉm, mất hút trong khi con tàu vẫn nổ máy đợi chờ. Địch đă vượt phá Tân Mỹ, đă có mặt ở cái miếu trên đồi cát đầu làng. Địch đă bắt sống một số lính trễ nải phía sau, địch bắt đầu pháo rải rác khắp nơi trên mặt biển. Băi bốc đă không c̣n an ninh mà trật tự cũng chẳng có. Con tàu đành bất lực rời bến. Để được an toàn hơn, Lữ Đoàn quyết định dời băi bốc về hướng Nam và bằng đủ mọi cách phải tách rơi đám đông hỗn loạn kia hầu dễ dàng đối phó với t́nh h́nh mới. Dọc theo mé nước đầy rẫy xác người, những bộ mặt nhợt nhạt, bất động, ngừng thở theo cơn sóng biển dập vùi, có lạ, có quen. Người dể nhận ra nhất là Đại úy Ân, ĐĐT/ĐPQ Tiểu khu Quảng Trị. Chúng tôi đă di tản chiến thuật bằng con đường máu ở mặt trận Hạ Lào 1971, đă rời bỏ Đông Hà, Quảng Trị dọc đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa năm 1972. Với sự nguy hiểm cùng cực nhưng tinh thần đâu có quá tuyệt vọng như bây giờ v́ dù sao cũng c̣n chút ǵ để hy vọng ở đoàn quân tiếp tế phiá sau. C̣n ở đây rơi vào t́nh thế vô cùng tuyệt vọng. Cả nguyên LĐ có hơn 3000 quân, tiến thoái lưỡng nan trong cái túi càn khôn chỉ vỏn vẹn 4 km 2, đang ǵơ lưng chịu trận. Tàu chiến Hải Quân QLVNCH vẫn trương cờ lảng vảng ngoài khơi, nhưng các khẩu đại bác đâu rồi?! Niềm hy vọng mong manh c̣n nhen nhóm là sẽ được tàu vào đón, nhưng sẽ ưu tiên theo thứ tự nào? Đơn vị nào sẽ phải nằm lại chịu trận và làm vật hy sinh sau cùng? Bóng chiều bắt đầu trải dài trên băi cát trắng xóa mênh mông để báo hiệu màn đêm buôn xuống. Lữ Đoàn quyết định rải quân pḥng thủ. TĐ4 và 7 phụ trách mặt trận Tây, TĐ3 phía Nam, TĐ5 chúng tôi phía Bắc. Đại uư Tô Thanh Chiêu, ĐĐT/ĐĐ2 và Thiếu tá Nguyễn Trí Nam TĐP/TĐ4/TQLC đă hy sinh trong giờ phút thứ 25 này cùng một loạt đạn của tên du kích hèn mhát bắn lén trong khi làm nhiệm vụ điều động quân rải tuyến. Điều đáng thương tâm nhất là hai người vừa mới lập gia đ́nh và cả hai bà vợ đang mang thai. Cái chết thật quái ác, t́nh cờ bởi bàn tay oan nghiệt của tạo hóa. định mệnh! Tin từ BCH/LĐ cho biết là tàu sẽ vào đón đêm nay hay trễ nhất là sáng sớm ngày mai theo thứ tự như sau: BCH/LĐ, TĐ2PB, TĐ4, TĐ3, TĐ5, TĐ7...Đúng theo sự suy nghĩ dự đoán của chúng tôi, lẽ dĩ nhiên các đơn vị tan hàng hay bị sứt mẻ không c̣n khả năng chiến đấu th́ ưu tiên mang họ đi càn sớm càng tốt để không làm vướng bận các đơn vị c̣n lại. Nhưng cả BCH/LĐ đi hết th́ ai sẽ là người chỉ huy chúng tôi. Điều này thật cần thiết và quan trọng nhất. Cái thứ tự di chuyển mà không một binh thư nào viết ra hoặc chúng tôi chưa hề áp dụng trước đây. Qua ánh trăng mờ ảo, ḍng người bị bỏ lại ban
chiều đang ồ ạt kéo về tuyến pḥng thủ. Không c̣n cách ǵ hơn là phải chận họ
lại nằm sát pḥng tuyến trong tầm bảo vệ hỏa lực để khỏi làm xáo trộn cho sự
điều động chỉ huy của quân bạn bên trong. Súng vẫn nổ đều khắp nơi và chẳng có
con tàu nào cập bến. Trăng vẫn lên ca, khuya dần. Cùng lúc, vài tốp người xé lẻ,
hèn nhát tách bến ră ngũ ra khơi.
Nắng chiều nhạt dần, sóng biển ŕ rào và bờ
cát lại trống vắng đến lạnh lùng, không c̣n một bóng người lai văng, họ đang
chiến đấu ở tuyến đầu, họ tránh núp đạn dưới hố sâu, họ hối tiếc, thèm thuồng về
một con tàu khác. Các đại đội lại thêm một số bị thương, lại thêm vài người chết
nữa. Đạn dược, lương thực cạn dần trong khi chúng tôi cố hết sức giữ vững tinh
thần binh sĩ bằng cách liên lạc máy thường xuyên với các đại đội. Cảm giác bị
vất bỏ bắt đầu nhen nhúm trong ư nghĩ ḿnh, nhưng tôi vẫn chưa dám tin rằng điều
này có thật, v́ nếu như vậy th́ c̣n thể thống ǵ đến quân đội và tổ quốc mà biết
bao người đă hết ḷng yêu thương và phục vụ. Ṃ mẫm vào cuốn đặc lệnh truyền
tin, tôi vận máy qua tần số BTL/SĐ đang ở đâu trên đèo Hải Vân, với trạm liên
lạc chuyển tiếp giữa Huế và Đà Nẳng. Người tiếp tôi là Đ/U Đan, tùy viên tư
lệnh:
Mặt mày tối tâm, xây xẫm, thất vọng, tôi ném
ống liên hợp xuống cát...self service...có nghĩa là tự lực cánh sinh, tùy cơ ứng
biến, có thể là mạnh ai náy lo, có thể là tan hàng!
Đầu óc tôi cứ măi bị ám ảnh bởi lời đề nghị của Đ/U Đan là ông anh nên "self service". Nhưng chuyện này cũng có 5, 7 cách khác nhau. Hăy t́m một vài người lính thật khỏa mạnh, bơi nhà nghề, mà phải là dân chuyên đi biển ở Nha Trang hay Phan Thiết, ṃ vào nhà dân hay dọc theo mé nưóc, t́m sẵn một chiếc ghọ thật tốt, chuẩn bị sẵn sàng, thừa nước đục thả câu sẽ cùng bỏ trốn như loài chuột. Nhưng cũng chẳng phải dễ dàng lắm đâu! Chúng tôi sẽ bị bắn chết bởi đồng đội trước khi nạp ḿnh cho bầy cá mập, hay là tuyên bố hoạch toẹt rơ ràng, đơn vị tan hàng, mạnh ai nấy lo, đâu phải lỗi ở ḿnh. Điều này quá trắng trở và trắng trợn, chẳng c̣n t́nh nghĩa ǵ. Nếu c̣n sống làm sao dám nh́n lại mặt nhau như Hai Chồn, Pake, Loan Mắt Nhung, Chanh Trọc, Ba Ngành, các ĐĐT lương đen ĺ lợm, nhậu rượu như uống nước mà đánh giặc rất chí t́nh. Tôi liên lạc máy với Thiếu Tá Cang TĐT/TĐ7 cùng Thiếu Tá Sử TĐT/TĐ3, chúng tôi cùng đồng ư với nhau là chẳng c̣n cách nào khác hơn, mở đuờng máu xuôi Nam về cửa biển Tư Hiền c̣n nước, c̣n tát. Nói là mở đường máu chứ thực ra chỉ là cách thối thác cho một sự tan hàng, đường về bít bối, v́ nếu có trầy da tróc vẩy đến nơi th́ cũng chỉ là vùng trời mây nước mênh mông, ngồi đó chờ nộp thịt cho chằng. Di chuyển cũng theo thứ tự lớp lang, nhưng đội h́nh chẳng c̣n. Sức ṃn, lực kiệt, súng cầm tay, tinh thần đă mất, đạn dược cũng không, cứ nhắm mắt nhắm mũi mà chạy 1,2,3,4... 1,2,3,4 "đường trường xa con chó nó tha con mèo..." càng xa địch bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhiều tiếng nổ chát chúa phía sau, của địch th́ ít mà của ta th́ nhiều. Những người lính bị thương không c̣n khả năng thep kịp đ̣an quân, ḅ lết lại với nhau, bung chốt lựu đạn nổ để "thà chết vinh, c̣n hơn sống nhục". Đứa con đầu của TĐ3 Sói Biển đang bị một đại đội du kích chận lại, phía trước ùa về, ở sau đung tới, vô vọng, tuyệt vọng, chưa bao giờ tôi cảm thấy thèm sự sống bằng lúc này, miệng luôn luôn lẩm bẩm xin Phật Trời giá hộ "cùng tắc biến, biến tắc thông". Nhóm chúng tôi gồm 5 người tấp vào xóm dân chài, hy vọng sẽ được giúp đỡ bởi t́nh quân dân cá nước ngày nào, nhưng hiện tại quân đă tan th́ t́nh cũng chẳng c̣n, mặc dầu đă cố gắng nài nỉ hết sức kể cả tiền bạc thuê mướn, nhưng họ đă từ chối thẳng thừng. Chủ nghe là gă trung niên lực lưỡng, mặt rỗ hoa mè chắc là VC nằm vùng hay du kích ǵ đó. Thôi th́ "tam thập lục kế", kê súng vào đầu là thượng sách nhất. Đây là lần thứ hai tôi chạy giặc, lúc nhỏ vào lúc 5 tuổi theo mẹ trốn vào rẫy mỗi lần "mới sớm mai thằng Tây nó bố vào rừng ta quyết trốn". Và bây giờ sau 26 năm khi đă trưởng thành trong quân ngũ... vẫn c̣n súng đạn trong tay cùng những chiến hữu bạn bè, tôi phải chạy trốn giặc cộng, thằng chủ nghe đang ngồi với tôi bây giờ là một tên VC chín rơ muời mươi, hắn phá máy cho ghe ngừng, hắn làm dấu chỉ điểm mỗi lần kề sát ghe địch. Nhân (B3), Ngọc (B2) đă làm thịt tại chổ, tôi ngăn không cho, chuyện ǵ rồi cũng phải tính đường về, nếu nhỡ th́ sao! Chỉ vỏn vẹn mấy ngày phù du mà bao điều biến đổi dồn dập bất ngờ, không biết số phận của tôi và bao nhiêu người khác nữa rồi sẽ ra sao khi ánh b́nh minh của một ngày mới xuất hiện, hy vọng sống c̣n chỉ là việc hiếm mọn nhỏ nhoi trong cái chết xảy đến mới là điều chắc chắn. Tờ mờ saág hôm sau, sau khi đă cạn hết nhiên liệu, chiếc ghe đành nằm chênh vênh trên mặt nước mênh mông vùng Tư Hiền, giữa rừng cờ giặc. Xa xa là những dăy núi chập chờn xanh thẳm của đỉnh đèo Hải Vân như réo gọi, mời mọc, thèm thuồng, tiếc rẻ. Và như số phận đă an bài, nhưng rồi cũng có lúc "chí tuy c̣n mong tiến bước mà sức không kham nổi đọan đường dài, sự nghiệp bao năm đeo đuổi thôi cũng đành gián đoạn từ đây... bởi đâu? do đâu? v́ đâu?. Giă từ vũ khí, ném súng xuống ḍng sông định mệnh, ngồi chờ địch đến, đổi đời lịch sử sang trang. Chúng tôi bị trói tay lùa lên bờ. Chúng tôi bị "giải phóng" tất cả quần áo, đồng hồ, dây chuyền, đồ đạc. Một vài người bị dẫn đi xử bắn dă man. Chúng tôi bị xỉ vả, đấu tố làm tay sai cho đế quốc. Chúng tôi không c̣n là chúng tôi nữa, chỉ v́ chúng tôi là chiến sĩ QLVNCH bảo vệ miền Nam tự do, bị bỏ rơi lại phía sau thề sống chết thủy chung và chiến đấu hết ḿnh. Cuộc đời tù đầy của vài ngàn quân cũng bắt đầu từ cái ngày đáng nhớ ấy...27/3/75 tại một địa danh nhỏ, hẻo lánh, quen thuộc: thôn Vĩnh Lộc, Thừa Thiên, Huế ngay trên tổ quốc thân yêu của chúng tôi... Mũ Xanh Phạm Văn Tiền |