Lữ
Đoàn 147 TQLC Mở Đường Máu Vương Hồng Anh tổng hợp
* Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến tại mặt trận Tây Bắc Quảng Trị:
Chiều ngày 30 tháng 3/1972, pháo binh CQ đã hỏa tập vào các vị trí
của tiểu đoàn 4 TQLC tại Bá Hô và Sarge. Tiếp đó, vào 10 giờ 45 đêm
30/4/1972, CQ điều động 1 trung đoàn bộ binh tấn công biển người
tràn ngập căn cứ Sarge. Rạng sáng ngày 1 tháng 4/1972, tiểu đoàn 4
TQLC đã mở đường máu để rút về tuyến sau.
Theo tài liệu của cựu Đại Tá Geralh H.Turley, nguyên cố vấn Thủy
quân Lục chiến VNCH, đối chiếu với tài liệu của cựu Trung Tá Trần
Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và một
số bài viết đăng trong tạp chí KBC, diễn tiến về cuộc triệt thoái
này được ghi nhận như sau: Lữ đoàn trưởng Bảo đã họp với các sĩ quan tham mưu để nhận định và duyệt xét tình hình, sau đó, ông bàn với cố vấn Joy là nên di tản thế nào để nào để ít tổn thất trên đường rút quân. Cuối cùng, phương cách được đưa ra: tiểu đoàn 7 Thủy quân Lục chiến có nhiệm vụ chận khu vực ở bên ngoài cổng phía Tây, không cho CQ tiến gần để các đơn vị khác của lữ đoàn rút quân theo phía Đông. Cả trung tá Bảo và cố vấn Joy đồng ý là nên rút khi vào trời tối, pháo binh CQ sẽ bắn không chính xác. Về lộ trình, trung tá Bảo và các cố vấn cùng nghiên cứu bản đồ để chọn con đường rút an toàn nhất về Quảng Trị ở hướng Đông. Sau đó, cố vấn Joy đề nghị con đường di tản ở phía Tây Bắc đến làng Mai Lộc để lữ đoàn 147 có thể bắt tay với tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến đang đóng quân tại làng này. Tiểu đoàn 7 có ba đại đội ở chu vi phòng thủ phía Nam và phía Đông sẽ rút lui sau cùng. Trước khi cuộc họp kết thúc, cố vấn Joy yêu cầu trung tá Bảo cho biết giờ H của cuộc di tản để các cố vấn có đủ thời gian tiêu hủy mật mã và máy truyền tin. Trung tá Bảo đồng ý và ra lệnh mọi sự đặt trong tình trạng sẵn sàng trong trường hợp căn cứ Mai Lộc phải di tản trong ngày hôm đó.
Trở về hầm truyền tin của cố vấn, thiếu tá Joy triệu tập các cố vấn
lại để thông báo về quyết định triệt thoái mà cả lữ đoàn trưởng 147
và ông đồng ý. Toán cố vấn bắt đầu tiêu hủy mật mã và những gì không
mang theo, trong khi đó, thiếu tá Joy gọi máy cho cố vấn tiểu đoàn 4
và tiểu đoàn 7 để báo mật mã liên lạc mới giữa các cố vấn để không
lầm lẫn với mật mã giữa cố vấn và các đơn vị Thủy quân Lục chiến
VNCH. Khi gần đến giờ H, liên lạc truyền tin giữa căn cứ Mai Lộc và
bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đã bị mất do trụ ăng ten truyền tin
chót của căn cứ bị hư hại do CQ pháo kích. Ngay cả đến truyền tin
nội bộ giữa cố vấn và các tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến cũng bị mất.
Được thông báo của trung tá Bảo, thiếu tá Joy cùng vài binh sĩ Thủy
quân Lục chiến xuống hầm phá hủy những gì cần phải phá hủy. Trong
khi thiếu tá Joy đội nón sắt và mặc áo giáp, ông nghe trung tá Bảo
nói với các sĩ quan thuộc cấp trong trung tâm hành quân rằng bộ chỉ
huy lữ đoàn sẽ rút đi nhưng có trật tự theo kế hoạch đã đề ra. Vì
cuộc rút quân bằng đường bộ nên các khẩu pháo binh phải bỏ lại sau
khi đơn vị trú phòng đã phá hủy bằng cách ném lựu đạn vào nòng cho
nổ. Một thành phần của bộ chỉ huy lữ đoàn rút trước tiên ra cửa phía
Tây, các đơn vị còn lại di chuyển hàng hai, sẽ rút ra tiếp theo.
Bóng đêm che phủ, mọi người lần mò đi, chỉ nghe tiếng chân đi và
tiếng côn trùng kêu. Ai cũng hiểu rằng trên đoạn đường rút quân dài
hơn 24 km, sự im lặng có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào bởi tiếng súng
phục kích và đạn pháo kích của đối phương. Trong những cây số đầu,
đoàn quân triệt thoái vẫn còn ở trong tầm pháo của CQ cho đến khi
tới làng Mai Lộc. Khi đoàn quân đi qua ngôi làng và ra tới đầu làng
bên kia thì lại bị pháo kích, tuy nhiên không có trái đạn nào gây
thương vong cho các đơn vị. Điều đó, chứng tỏ pháo binh CQ đang loay
hoay quay nóng súng để tìm tọa độ mà đoàn quân đang di chuyển qua.
Một may mắn đến với đoàn quân là một trận mưa mù đã làm giới hạn tầm
quan sát của địch quân. Sau khi qua khỏi làng Mai Lộc, đoàn quân rẽ qua hướng Đông, để tìm tiểu đoàn 7 đã mất liên lạc với bộ chỉ huy lữ đoàn. Lúc bấy giờ trời tối và mưa tầm tã. Thiếu tá Joy cũng mất liên lạc với cố vấn tiểu đoàn này. Trước tình hình đó, trung tá Bảo quyết định tiếp tục cuộc chuyển quân. Các đơn vị đi đầu của lữ đoàn tiến chậm nhưng rất chắc, đến 11 giờ đêm thì đoàn quân gặp 1 con suối có những bụi cây lớn, ngập nước ở giữa giòng, chính chướng ngại vật này đã làm trì hoãn tốc độ tiến quân. Cả đoàn quân bị khựng lại trong 3 giờ để từng người lội qua con suối lớn nước ngập tới bụng và hai bên bờ suối thì dốc cao. Trong thời gian bị khựng lại, thiếu tá Joy liên lạc được với bộ chỉ huy cố vấn Hoa Kỳ, ông báo cáo địa điểm và xin phi cơ thám thính. Thiếu tá Joy báo cáo là ông và ba cố vấn khác ở giữa đoàn quân, ba cố vấn ở đoạn đầu và một cố vấn ở đoạn hậu. Khi toán cố vấn đi với thiếu tá Joy qua suối thì họ thấy cách xa đoàn quân đi đầu một đoạn dài. Liên lạc với cố vấn và ban chỉ huy lữ đoàn bị mất, nhưng qua liên lạc với cố vấn tiểu đoàn 4, thiếu tá Joy đã tìm ra những toán đi đầu. Điều động cả lữ đoàn triệt thoái, tinh thần của trung tá Bảo căng thẳng vì các đơn vị ở giữa đoàn quân bị mất liên lạc. Các đơn vị mò mẫm, đi dưới những lùm cây đen như mực, trời mưa lớn, đường lầy lội. Khi đoàn quân gần tới Quốc lộ 1 thì nhiều người đã mệt lả nhưng vẫn tiếp tục lộ trình. Một cố vấn muốn dừng lại để nghỉ chân, nhưng ông nhận ra rằng nếu dừng sẽ bị bỏ lại, vì thế ông lấy giây tự cột mình với một cố vấn khác để vị này kéo đi, trong những phút giây này mới thấy được thế nào là tình đồng đội. Cánh quân của tiểu đoàn 7 đi bọc hậu, chiến binh của tiểu đoàn này tìm thấy nhiều đồng đội thuộc tiểu đoàn 4 bị thương, một số bị chết. Trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, những người lính tiểu đoàn 7 cố cứu tất cả những anh em bị thương của tiểu đoàn bạn, họ dìu từng người lên đường, còn những anh em đã chết, họ đành bỏ lại sau khi chào vĩnh biệt. Hành động của những người lính tiểu đoàn 7 Thủy quân Lục chiến đã làm cho cố vấn Hoa Kỳ cảm phục người lính QL/VNCH là không bao giờ bỏ đồng đội của mình ở lại. Đến 12 giờ đêm, tiểu đoàn 7 mất dấu đoàn quân đi trước, quân sĩ của tiểu đoàn đã bơi qua bơi lại sông Song Định ba lần vẫn không tìm ra được dấu vết. Do quá mệt, nên tiểu đoàn 7 phải cho dừng quân để nghỉ dưỡng sức. Sau khi vượt qua bao chướng ngại vật trên lộ trình, cuối cùng, các đơn vị của lữ đoàn 147 và các cố vấn về đến Quảng Trị an toàn nhưng trước mắt họ tình hình chiến sự đã bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. |