Bài Học
Rút Từ Cuộc Tổng Công Kích
Mùa Xuân 1972 Của CSBV Là Yếu Tố Chiến Thắng
Của Quân Đội HK Trong Trận Chiến Vùng Vịnh 1990
Nhiều
người, phần lớn chưa từng chiến đấu tại Việt Nam, đã nghi ngờ về giá trị
của những kinh nghiệm chiến đấu của chúng tôi. Nhưng, đối với Đại Tướng
Walter E. Boomer, vị tướng Tư Lệnh Đệ I Lộ quân Viển Chinh Quân Thủy
Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ, và Chuẩn Tướng John Admire, Trung đoàn
trưởng Trung đoàn 3/TQLC trong trận chiến Vùng Vịnh, thì những kinh
nghiệm chiến đấu của họ trước đây tại Việt Nam, và đặc biệt những kinh
nghiệm học hỏi được khi giữ chức vụ Cố Vấn cho các đơn vị TQLC Việt Nam,
đã trực tiếp đem lại cho họ thắng lợi trên chiến trường Vùng Vịnh. Vào
tháng 3 năm 1972, lúc đó Thiếu Tá Boomer là Cố vấn trưởng của Tiều Đoàn
4 TQLC đang hành quân trong lãnh thổ tỉnh Quảng Trị.
Sau này Đại Tướng Boomer thuật lại:
“Tiểu Đoàn TQLC lúc đó chiếm đóng một đỉnh núi tiền đồn, được đặt tên là
Căn cứ Hỏa lực Sarge. Vị trí này là tiền đồn xa nhất về hướng Tây nhìn
thẳng xuống Quốc Lộ số 9, kế cận sông Cam Lộ. Tại đây, chúng tôi thấy rõ
các đơn vị chính quy Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) di chuyển đến khu vực
chúng tôi từ Lào quốc. Họ vận chuyển quân đội bằng những đoàn xe vận tải
lớn một cách ngang nhiên”.
Về tình trạng quân bạn, ông nói:
“Những
trận mưa tối trời đã cản trở trực thăng chở đồ tiếp tế cho chúng tôi.
Chúng tôi khốn đốn vì thiếu lương thực. Thiếu tá Nguyễn Xuân Quang, vị
Tiểu Đoàn Trưởng tại trận địa chia lực lượng ra làm đôi. Tôi ở tại căn
cứ hỏa lực Sarge với hai đại đội tác chiến, một trung đội súng cối và Bộ
Chỉ Huy Tiểu đoàn. Còn Đại úy Ray Smith (hồi hưu với cấp bậc Thiếu
tướng) đi với phân nửa còn lại của Tiểu đoàn đóng quân cách xa khoảng
1,000 thước về hướng bắc trên đỉnh núi Bá Hô.”
Tướng Boomer cho biết tiếp:
“Ngày
30 tháng 3, ngày thứ Năm trước Lễ Phục Sinh, ba sư đoàn CSBV vượt qua
Vùng Phi Quân sự phía bắc, ào ạt tấn công thẳng vào tỉnh Quảng Trị. Hai
căn cứ Sarge và Núi Bá Hô bị pháo kích nặng nề bởi pháo binh và hỏa tiễn
địch. Các đơn vị bộ binh của sư đoàn 308 CSBV được điều động vào vị trí
tấn công. Chúng tôi bị bao vây. Những đám mây đen và mưa mù ngăn cản phi
cơ yểm trợ đơn bị bạn trong lúc dịch quân đã tiến sát vào vị trí chúng
tôi. Ba phần tư tuyến phòng thủ về hướng bắc bị cầy nát bởi đạn pháo
binh và hỏa tiễn địch bắn vào không ngừng. Quả thực, địch đã giết hại
chúng tôi bằng hỏa lực pháo binh và hỏa tiễn, theo sau là những đợt tấn
công biển người.
Sau 24
giờ chống cự, tôi nhận dược báo cáo từ Đại úy Smith là căn cứ Núi Bá Hô
đã bị tràn ngập. Tại vị trí tôi, binh sĩ TQLC vẫn kiên cường chiến đấu.
Nhưng vị Tiểu đoàn trưởng và tôi biết rằng, chúng tôi không thể phòng
thủ Căn cứ Sarge lâu hơn được nữa. Quá nửa đêm, khi quân CSBV bắt đầu
tràn vào phòng tuyến, Thiếu Tá Quang cho lệnh, ai còn sống sót phải
triệt thoái khỏi căn cứ! Quả là thời điểm sinh tử. Tới phân nửa Tiểu
đoàn đã bị tử thương hoặc bị thương. Lợi dụng khói mù và đêm tối, chúng
tôi tìm cách thoát ra khỏi căn cứ để lẩn trốn vào khu rừng rậm rạp dưới
sườn núi. Một cuộc hành quân triệt thoái hầu như ngoài tầm kiểm soát của
cấp chỉ huy. Nhiều quân nhân bị thương cũng phải lội bộ theo chúng tôi.
Chúng tôi vật lộn khốn khổ với cây rừng gai góc mọc dày đặc và dưới
thung lũng hố sâu và gò đất lởm chởm.
“Tứ
phía trên đường lui quân, chúng tôi bị Cộng quân tấn công. Chúng bắn
đưổi theo từ đàng sau trên sườn núi, chúng chận trước mặt chúng tôi dưới
chân núi. Sau hai ngày tháo lui và đúng vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh,
khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi ra khỏi khu rừng rậm, tiến vào vùng cỏ voi
mọc hoang cao quá đầu người. Cộng quân lại phát giác ra chúng tôi, và
chúng bao vây tấn công tới tấp. Lúc này, nhiều bình sĩ vì quá hoảng sợ,
tự động tan hàng bỏ chạy. Tôi cố ngăn cản họ đừng bỏ chạy. Tôi đã la lớn
tiếng và bắn súng chặn qua đầu họ. Bọn CSBV khốn kiếp nghe được tiếng
tôi. Tôi nghe rất rõ giọng Bắc của một tên địch la lên: Cố Vấn! Cố Vấn!
Tôi buột miệng: Bỏ mẹ, dọt khỏi chỗ này gấp!. Sau cùng, chúng tôi tập
trung được số binh sĩ còn lại khi ra tới bờ sông Cửa Việt và tổ chức vị
trí phòng thủ cuối cùng tại đây cùng với các đơn vị TQLC khác. Cuộc tổng
tấn công Mùa Xuân 1972 của quân CSBV được coi là kết quả của sự thay đổi
cấp lãnh đạo quân sự. Họ được đào luyện với chiến thuật cổ điển của Nga
Sô. Chiến thuật đó gồm xử dụng hỏa lực pháo binh bắn tối đa để tiêu
diệt, tiếp theo dùng lực lượng thiết giáp và bộ binh xung kích. Đơn vị
tôi thỉnh thoảng cũng bị chiến xa T-54 và T-55 của Nga Sô và Trung Cộng
tấn công. Chúng tôi đã xử dụng hỗn hợp nhiều loại vũ khí để ngăn chặn
đoàn xe tăng từ 15 đến 20 chiếc. Chúng tôi xử dụng pháo binh dã chiến
rất có hiệu quả. Nhiều đơn vị TQLC khác chặn đứng chiến xa trong khoảng
cách ngắn bằng hỏa tiễn chống chiến xa cá nhân M-72. Chúng tôi ghi nhận
được kinh nghiệm là, một khi chế ngự được sự sợ hãi lúc đầu, binh sĩ sẽ
vững tâm để chống trả lại chiến xa một cách hữu hiệu. Lực lượng của
TĐ4/TQLC chúng tôi đào công sự phòng thủ bên bờ sông Cửa Việt để chuẩn
bị cho trận chiến cam go sắp tới. Tất cả lực lượng TQLC Việt Nam đứng
vững giửa làn sóng tiến quân của Cộng Sản Bắc Việt và thị xã Huế. Chúng
tôi đã chặn đứng chúng, nhờ hỏa lực yểm trợ của Không quân Hoa kỳ, chúng
tôi đã đẩy lui quân CSBV. Trận chiến Vùng Vịnh được chiến đấu nhờ nghệ
thuật Lãnh đạo Chỉ huy của Binh chủng TQLC, nơi duy nhất mà tôi tin
tưởng vào các cấp chỉ huy. Một kinh nghiệm quan trọng tôi học hỏi được
từ cuộc chiến tranh Việt Nam là, không bao giờ để thiếu sự liên tục và
thống nhất về Lãnh dạo Chỉ huy. Kể từ đó, tôi thường nhấn mạnh nhiều
lần: Chúng ta sẽ giết chết binh sĩ TQLC của chúng ta vì sự thay đổi cấp
chỉ huy sau mỗi 6 tháng! Bởi vì một cấp chỉ huy vừa đặt chân tới đơn vị,
và vừa hiểu biết đôi chút về địa thế và địch tình, thì theo quy định của
quân đội, ông ta lại được thuyên chuyển qua đon vị khác. Nếu cuộc chiến
Vùng Vịnh kéo dài một năm, tôi sẽ không cho phép thay đổi cấp chỉ huy,
trừ phi họ ngã gục. Phần lớn cấp chỉ huy cao cấp các đơn vị TQLC tham dự
trận chiến Vùng Vịnh là các cựu cố vấn các đơn vị TQLC Việt Nam. Nhiều
năm trôi qua, những cựu cố vấn vẫn duy trì mối dây liên lạc, và tình bạn
giữa chúng tôi vẫn bền chặt. Đây là một yếu tố quan trọng trong tinh
thần đồng đội (team work) của TQLC Hoa kỳ trong trận chiến Vùng Vịnh.
Cuộc tấn công ồ ạt Mùa Xuân năm 1972 của quân đội CSBV là điều chúng tôi
không bao giờ quên được. Những bài học chiến thuật đắt giá từ ngày đó
vẫn in sâu trong tâm trí chúng tôi. Chúng tôi đã hiểu về tầm quan trọng
của sự phối hợp hỏa lực yểm trợ (sự phối hợp giữa quân bộ chiến và không
yểm tiếp cận)".
Đại Tướng Boomer kết luận:
“Bài học quan trọng nhất mà tôi học hỏi được khi làm cố vấn tại Việt Nam
là, làm thế nào để đối xử cho thích hợp với những nền văn hóa khác biệt.
Thuận thảo và hợp tác là yếu tố cần thiết đem lại sự thành công...”.
Trần Văn Hiển
Cựu Trung Tá TQLC
Viết theo tài liệu của Al Santoni
|