Đời Lính

MX Nguyễn Văn Năm

Từ năm 1946 tôi đă thấu hiểu chính sách Cộng Sản: chủ trương vô gia đ́nh, vô tôn giáo và vô tổ quốc. V́ vậy tôi đă hô hào các thanh niên Công giáo trong địa phận Bùi Chu chống lại Cộng sản. Đến năm 1949 tôi sang Phát Diệm, thâu thập được các thanh niên địa phận Bùi Chu chạy sang và lập thành từng Đại đội. Nhờ được Đức Cha Lê Hữu Từ và Cha Hoàng Quỳnh cho luyện tập quân sự và lực lượng này đă về giải phóng được địa phận Bùi Chu khỏi ách Cộng sản, lập thành Khu Tổng bộ Tự vệ Bùi Chu vào đầu năm 195O. Đến năm 1951 Bùi Chu sát nhập vào Bắc Phần Việt Nam, nên tôi lên Hà Nội gia nhập Quân đội Quốc Gia Việt Nam, quyết tâm diệt trừ Cộng sản v́ nó là mầm nọc độc hại quê hương, đất nước. Tôi nghĩ chỉ có sức mạnh của quân đội mới có thể ngăn chận được sự bạo tàn của Cộng sản.

Tôi nhập ngũ năm 1951, vào Vệ Binh Bắc Phần Việt Nam, sau thuộc Trung đoàn 48, Sư đoàn 16 Bộ binh rồi chuyển về Nha Chiến Tranh Tâm Lư Bộ Quốc Pḥng. Tôi theo học Khóa 3 Sĩ quan Bộ binh đặc biệt mở tại Nha Trang có biệt hiệu là Khóa Ấp Chiến Lược. Măn trường tôi được phân phối về binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam năm 1962. Tŕnh diện Bộ chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến đóng tại trại Cửu Long Thị Nghè, lúc đó c̣n là Lữ đoàn và mới được lệnh để thành lập Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Do đó cũng bắt đầu lập Biệt đội Quân Báo Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đóng cạnh Bộ Tư lệnh Sư đoàn.

Tôi được chia về Biệt đội Quân Báo Sư đoàn, KBC 3331 và may mắn được đề cử đi học ngay Khóa Sĩ quan T́nh báo Lănh thổ tại trường T́nh Báo Cây Mai, Chợ Lớn, Sài G̣n. Măn khóa học, tôi về đơn vị nắm giữ chức Trưởng ban Trận liệt của Biệt đội Quân báo Sư đoàn. Sau đó được biệt phái lên Pḥng 2 Bộ Tổng Tham Mưu để nghiên cứu về trận liệt Việt cộng trong miền Nam cũng như miền Bắc Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu về Binh địa toàn quốc, đặc biệt các tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam th́ lập mỗi tỉnh thành một tập riêng, khi xong tỉnh nào th́ đem về cho đơn vị đánh máy thành 12 bản, để khi hành quân tỉnh nào th́ phát cho các Tiểu đoàn hành quân xử dụng.

Sau khi đă hoàn tất công tác, tôi về đơn vị giữ chức Trưởng ban Trận liệt kiêm Trưởng ban Binh địa và soạn thảo tài liệu Huấn luyện về T́nh báo trong Sư đoàn. Thời kỳ đó, mỗi khi có cuộc hành quân th́ Biệt đội Quân Báo Sư đoàn thường biệt phái một toán T́nh báo gồm 1 Sĩ quan và 2 Hạ sĩ quan đi theo Bộ Chỉ huy Hành quân của Tiểu đoàn hoặc Chiến đoàn. Khi cuộc hành quân hoàn tất th́ lại trở về đơn vị tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn.

Năm 1964 tôi được đề cử đi tu nghiệp T́nh báo tại trường T́nh báo Okinawa ở Nhật Bản (United States Army Pacific Inteligence School, Okinawa) mà Đại tá W.R. Hecker chỉ huy. Khi trở về tôi giữ chức Trưởng ban Trận liệt kiêm Trưởng ban Binh địa và Ban Thẩm vấn Tù binh cùng phụ tá Biệt đội trưởng Biệt đội Quân báo Sư đoàn.

Trong đời lính, tôi thích thú nhất là sau khi măn Khóa 3 Sĩ quan Đặc biệt Bộ binh Nha Trang, tôi đă vui mừng khi được về phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến, là binh chủng hào hùng, luôn diệt Việt cộng bất cứ nơi nào chúng xuất hiện. Nhờ vậy tôi đă được tham dự cùng các Tiểu đoàn, Chiến đoàn hay Lữ đoàn và sau là Bộ Tư lệnh Sư đoàn, hành quân hầu hết các tỉnh thuộc 4 Vùng Chiến thuật: từ Đầm Dơi, rừng U Minh Rạch Giá, Củ Chi, đến B́nh Giả, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị...

1. Nhưng đáng ghi nhớ nhất là cuộc hành quân Mùa Hè Đỏ Lửa và Tái chiếm Quảng Trị năm 1972. Khi Việt cộng xua đại quân mưu đồ tiến chiếm Miền Nam Việt Nam, tôi được theo Bộ Tư lệnh Sư đoàn ra Huế vào tháng 5 năm 1972 do Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Sư đoàn chỉ huy, đóng tại Mang Cá, rồi vào đóng trong Đại Nội Huế. Tôi chứng kiến thảm cảnh dân chúng gồm đàn bà treœ con chết chóc trên Quốc lộ 1 (con đường từ Quảng Trị đến Mỹ Chánh) do sự tàn bạo dă man của quân Cộng sản Bắc Việt mà ḷng chua xót.

Trong trận này, các lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đă anh dũng chiến đấu cùng đại quân và xe tăng, đại pháo của Cộng sản: Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến tại căn cứ Phượng Hoàng đă dùng súng M.72 hạ hàng loạt xe tăng của Cộng quân, mở màn cho chiến dịch các Đơn vị thi đua diệt chiến xa địch. Đặc biệt Tiểu đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến cũng dùng M.72 hạ một lúc 9 xe tăng T.54 của Cộng quân vào những ngày kế tiếp. Mỗi ngày đều có nhiều xe tăng Cộng quân bị Thủy Quân Lục Chiến bắn hạ. Nhờ vậy đă chặn đứng hoàn toàn sức tiến của Cộng quân và đă lập được tuyến pḥng thủ tại phía Nam bờ sông Mỹ Chánh.

Sau đó Bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến do Đại tá Bùi Thế Lân (sau là Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn), chỉ huy đến đóng tại quận Hương Điền để mở những cuộc hành quân đột kích vào Hải Lăng, Mỹ Thủy ở phía Bắc pḥng tuyến Mỹ Chánh bằng trực thăng và đổ bộ bằng tàu Hải quân, làm cho Cộng quân luôn phải ở thế pḥng thủ và không biết ta phản công lúc nào và chỗ nào?

Trong kế hoạch tái chiếm Quảng Trị, vùng trách nhiệm được chia như sau: Phía Tây quốc lộ 1 tới chân núi Trường Sơn thuộc Sư đoàn Nhảy Dù. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ phía Đông quốc lộ 1 ra đến bờ biển. Cổ thành h́nh vuông mỗi bề 5OO thước, xây bằng gạch cứng, bao bọc bởi một lớp đất dày ở bên ngoài và hơn 5 thước trên mặt thành. Nơi đây binh sĩ Sư đoàn 3 Bộ binh đă đào công thự pḥng thủ và Công binh Sư đoàn đă kiến thiết hàng trăm lô cốt kiên cố, xây cất bằng gỗ và sắt, trên nóc đặt 15 lần bao cát. Chung quanh Thành rào kẽm gai lại có một lớp hào sâu, rộng 1O thước, nay để lại cho địch xử dụng. Đă làm cho 4 Tiểu đoàn thiện chiến của Sư đoàn Nhảy Dù bị chặn lại dưới bức Cổ thành này.

Ngày 27/7 năm 1972, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến được lệnh thay thế Sư đoàn Nhảy Dù để đánh chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng. Tại Cổ thành này, Cộng quân có hơn một Trung đoàn Bộ binh cố thủ và tăng cường thêm nhiều súng đại bác 57 ly không giật, B.4O, B.41. Trên mỗi bờ thành đều có một Tiểu đoàn Bộ binh đào hầm chữ A trú ẩn, mỗi thước đất là một tên Việt cộng nằm tử thủ với sự yểm trợ của hai Trung đoàn pháo 38 và 84. Lại c̣n súng cối 82 ly từ bờ Bắc sông Thạch Hăn bắn sang. Các lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đă phải chiến đấu gian khổ, chiếm từng tấc đất. Có ngày chỉ ḅ xa được vài chục thước, tối đến lại phải lùi. Có lúc quân số từ 14O người chỉ c̣n lại 8O, lại phải lui ra bổ sung. Sau cùng với ḷng dũng cảm, kiên tŕ quyết thắng, Thủy Quân Lục Chiến cũng đă đánh tan Cộng quân, chiếm lại được Cổ Thành Quảng Trị, chiến thắng hoàn toàn ngày 16/9/1972.

Đó là một chiến thắng oai hùng vĩ đại, v́ riêng mặt trận Huế - Quảng Trị này, Việt cộng đă huy động trước sau 7 Sư đoàn: 3O4; 3O5; 3O8; 312; 32O B; 324 B; 325 và các Trung đoàn biệt lập: 2 Trung đoàn Thiết giáp 2O3 và 2O4, 2 Trung đoàn Pháo 38 và 84 cùng các đơn vị Pḥng không, Hỏa tiễn, Trung đoàn Đặc công 126 và 2 Trung đoàn Bộ binh 246 và 27O. Phía chúng ta: trước chỉ có 2 Sư đoàn 1 và 3 với Lữ đoàn 1 Thiết kÿ cùng 2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 147 và 258, sau mới được tăng cường thêm Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến (tức toàn bộ Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến) và Sư đoàn Nhảy Dù cùng 2 Liên đoàn Biệt Động Quân số 5 và 6.

2. Thứ đến là cuộc hành quân càn quét mật khu Bời Lời (Củ Chi) của Việt Cộng. Nơi đây có hầm sâu dưới đất, rất dài và rộng. Chính giữa là Khu Chỉ huy có đường thông đến 4 góc, mỗi góc đều có đường thông đến các góc khác. Mỗi góc đều có pḥng rộng có thể chứa 1 Tiểu đội pḥng trú. Khu chỉ huy cũng như các góc đều có ống thông hơi lên trên mặt đất ở nơi bụi cây rậm. Việt cộng làm được hầm này là v́ ở nơi vắng và đất vùng này rất dẻo và cứng, nước mưa không xoi ṃn và không làm lở được đất, nên hầm được bảo đảm không sợ sập.

Suốt 13 năm tôi phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, tôi đă có đầy dẫy những kyœ niệm quư mến luôn được sưởi ấm bởi t́nh huynh đệ binh chủng, lúc thảnh thơi cũng như khi gian lao nơi trận địa... không bao giờ phai nhạt trong ḷng tôi.