TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

 Đến thăm Đại Tá Nguyễn Năng Bảo

                                                                                                              MX Kiều Công Cự

Tôi đọc trên trang “ Diễn đàn Mũ xanh” của Binh chủng TQLC/VN một cái tin buồn “”Đại bàng Bắc Ninh đă bị ung thư.. T́nh trạng sức khỏe hết sức nghiêm trọng.” Người đưa tin là MX Trần Như Hùng, một Sĩ quan trẻ thuộc Tiểu đoàn 8/TQLC ( Hùm Xám) trước ngày 30/4/1975. Tôi hơi ngạc nhiên v́ Hùng đang ở một nơi rất xa xôi, măi tận nam bán cầu là Úc Châu. C̣n tôi th́ ở rất gần, khoảng 15 phút lái xe mà không hay biết ǵ hết. Tệ thật. Bài viết của Hùng có kèm theo một cái băng thu thanh ngắn với giọng nói của anh Bảo gởi đến anh em trong Binh chủng, nhất là những người đă từng phục vụ cùng những đơn vị với anh, từ cấp Đại đội, Tiểu đoàn và Lữ đoàn, một lời “ xin lỗi nếu có làm buồn một ai đó!” Tôi hơi ngạc nhiên và cố lục t́m trong trí nhớ của ḿnh, những cấp chỉ huy của tôi, ngay cả bản thân tôi, đă có thể làm một việc như thế này chưa? Đây cũng không phải một lời nhắn gởi, trối trăn mà chỉ đơn thuần là một lời tâm sự làm tôi và những người nghe được đều xúc động.

            Tuy cùng Binh chủng nhưng nhiều người không biết Anh, Đại bàng Bắc Ninh. Điều này cũng dĩ nhiên thôi. Ngoài những cấp chỉ huy trực tiếp những đơn vị mà ḿnh đă đi qua, thật khó mà biết hết những người khác nếu không phải có những dịp tiếp xúc đặc biệt.

   Trong Tuyển tập 2 ghi lại toàn bộ những chiến trận của Binh chủng TQLC từ ngày thành lập (1/10/1954) đến cái ngày tan đàn gảy cánh ( 30/4/1975 ), tên Anh được ghi lại ở những trận đánh khá lẫy lừng như Chiến thắng Đầm Dơi (10/9/1963), Trận Phụng Dư  (1/4/1965), Trận Mậu thân ở Sài g̣n (31/1/1968), Hành quân vượt biên sang Cambodia (13/4/1970), Hành quân Lam Sơn 719 (8/2/1971), Trận chiến trong mùa Phục Sinh năm 1972 (30/3/1972 – 15/9/1972) và Những trận chiến sau cùng của SĐ/TQLC.. ở các cương vị Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng và Lữ đoàn trưởng., nhưng tôi chưa được nghe Anh kể lại một lần nào, mặc dầu có những chi tiết mà người đọc rất mong được chính người trong cuộc là Anh kể lại một cách rơ ràng, chi tiết và trung thực..Tôi nghĩ đây là dịp cho tôi được đến thăm Anh vào buổi sáng ngày 3/3/2009 tại nhà Anh trên đường Bushard, gần ngă tư Bolsa thuộc thành phố Westminster, trong một khu nhà có tường xây bao bọc chung quanh và ra vào bằng hai cánh cửa sắt mà người đến phải biết số code hoặc chủ nhà đồng ư mở th́ mới vào được. Trong khu này c̣n có nhà của Đại tá Phạm Văn Chung, Lữ đoàn trưởng 369/TQLC, người trấn giữ một cách kiên quyết tuyến Mỹ Chánh trong mùa hè năm 1972 và là Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam trong chức vụ sau cùng và Thiếu tá Quách Ngọc Lâm, Trưởng ban 4 Lữ đoàn 258/TQLC.

            Anh nằm ở ngoài pḥng khách rộng răi, thoáng mát, trên một chiếc giường có hệ thống điều chỉnh cao thấp. Anh mặc một chiếc áo lạnh không dầy lắm, dưới đắp một chiếc chăn bông tới bụng. Nét mặt không có vẽ ǵ là đau đớn, nhăn nhó của một người đang mắc phải một chứng bịnh “ nghiêm trọng”. Hai con mắt vẫn trong sáng trên một khuôn mặt nhân hậu. Tóc hớt ngắn chải gọn gàng. Giọng nói của Anh rơ ràng, dịu nhẹ :

            “ Sau khi dự Đại hội TQLC do Nam Cali tổ chức ( 7/2008) về, đi khám bịnh và bác sĩ cho biết bịnh ung thư nhiếp hộ tuyến của anh đă biến chứng . Theo Y sĩ Đại úy Phạm Vũ Bằng, Y sĩ trưởng LĐ258 th́ căn bịnh của Anh đă đi vào xương sống rồi đi dần lên.. Căn bịnh bây giờ đă biến chứng và từ thắt lưng trở xuống không c̣n cử động được. Sinh- lăo- bịnh - tử cũng là chuyện b́nh thường của Tạo hóa.. những giai đoạn của cuộc đời ḿnh cũng đă lần lượt đi qua. Anh năm nay đă 78 tuổi rồi. Con cái đă thành đạt.. thế hệ thứ ba cũng đă bắt đầu..”

            Anh ngừng lại. H́nh như có một thoáng mây nào rất mơng đang trôi qua nhưng khuôn mặt anh vẫn trong sáng, giọng nói vẫn b́nh tĩnh, âm vang khiến ḷng tôi cũng bùi ngùi, thương căm. Tôi thấy có đủ can đảm để nói lên ư định của ḿnh về những điều mà tôi rất mong đợi ở đây. Anh cũng tỏ ra rất sẳn sàng và hào hứng được nhắc lại một khoảng đời đầy gian nan nhưng cũng đầy hào hùng nhất và bộ nhớ của Anh c̣n tốt lắm. Anh bắt đầu như thế này:

            “ Anh  sinh năm 1931 tại Hà Đông ( Bắc Việt ). Lập gia đ́nh rất sớm trước khi vào lính. H́nh như năm 17 tuổi. Hồi đó hai bên cha mẹ đồng ư là làm đám cưới chứ ḿnh đâu có ư kiến hay quen biết yêu đương ǵ đâu.  Thế mà đă chung sống với nhau hơn 60 năm. Vẫn vững vàng với nhau qua bao nhiêu sóng gió gian nan của cuộc đời, nhất là sau ngày 30/5/75, Anh đi tù 13 năm, Chị phải lo nuôi 6 đứa con c̣n nhỏ dại và  nuôi chồng ở trong tù.

Rồi  t́nh nguyện học khóa Trung đội trưởng do người Pháp tổ chức ở Nam Định. Ra trường với cấp bực Chuẩn úy và về làm Huấn luyện viên cho Trường Biệt động đội tại Đồng Đế , Nha trang. Tháng 10/1957  t́nh nguyện về Binh chủng TQLC, Tiểu đoàn 1 Đổ bộ. Theo lịnh của Đại đội 1 ( Thiếu úy Trần Văn Nhựt) dẫn Trung đội ra trấn giữ đảo Hoàng Sa trong 4 tháng. Lúc trở về được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 2 vừa thành lập ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. Tôi không c̣n nhớ rơ ngày tháng.. chỉ biết sau đó được đi học khóa Basic Marine tại Quantico, tiểu bang Virginia ( Hoa Kỳ). Rồi về nước, tham dự cuộc hành quân Đổ Xá và được  đi du hành quan sát tại Okinawa ( Nhật ) trong ṿng một tháng. Khi trở về làm Đại đội trưởng ĐĐ3 thay thế cho Trung úy Giang Khánh Tước được điều động về làm Đại đội trưởng Đại đội Yểm trợ Thủy bộ thuộc Liên đoàn TQLC. Cuộc đời binh nghiệp được ghi lại với những trận chiến lớn trong thời gian này như ” :

            _ Chiến thắng Đầm Dơi  ( 9/9/1963 ) : TĐ2/TQLC được trực thăng vận tái chiếm quận lỵ Đầm Dơi cách tỉnh lỵ An Xuyên ( Cà Mâu ) khoảng 20 cây số về hướng đông nam. TĐ2 do Đại úy Nguyễn Thành Yên làm Tiểu đoàn trưởng và Đ/U Smith làm Cố vấn trưởng và Thiếu úy David A. Capitanio làm Cố vấn phó, đă đánh tan tiểu đoàn 306 chủ lực của quân khu 9 VC và đă chiếm lại quận lỵ sau 2 ngày kịch chiến. Đây là một chiến thắng lớn của Quân lực VNCH và TĐ2 đă nhận được huy chương President Unit Citation của Tổng thống  Hoa Kỳ,  do chính Thống tướng Creighton Abrams trao gắn. Các Đại đội trưởng là Trung úy Phạm Nhă (ĐĐ1), Đại úy Nguyễn Văn Hay (ĐĐ2 kiêm Tiểu đoàn phó), Trung úy Nguyễn Năng Bảo (ĐĐ3) và Trung úy Ngô Văn Định (ĐĐ4) đều được ân thưởng Đệ ngũ đẳng Bảo quốc huân chương kèm Anh dũng bội tinh với Nhành dương liễu. Riêng Trung úy Bảo được ân thưởng Ngôi sao bạc ( Silver Star) là một huy chương rất cao quí của Quân đội Mỹ.

            _ Trận Phụng Dư ( 1/4/1965 ): Liên đoàn TQLC đă được nâng cấp Lữ đoàn và đă tổ chức Chiến đoàn đặc nhiệm TQLC. Trong trận này Chiến đoàn TQLC ( Trung tá Nguyễn Thành Yên) với Tiểu đoàn 2 ( Thiếu tá Hoàng Tích Thông ) và Tiểu đoàn 1 ( Thiếu tá Tôn Thất Soạn) và Pháo đội 75 ly gồm 4 khẩu do Trung úy Đoàn Trọng Cảo làm Pháo đội trưởng tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh ( Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng) nhằm tái chiếm xă Tam Quan đồng thời mở rộng an ninh cho Quốc lộ I từ quận lỵ Bồng sơn đến đèo B́nh khê giáp ranh với quận Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngăi (Quân khu I). Chiến đoàn TQLC phải đương đầu với một lực lượng đông đảo của địch thuộc sư đoàn 3 sao vàng và các trung đoàn 807 và 101 của quân khu 5 VC. Những trận đánh dữ dội đă xảy ra ở đây và TQLC đă làm chủ được trận địa và gây nhiều kinh hoàng cho cộng quân khiến chúng phải kêu lên trong máy truyền tin mà ta đă nghe được : “ Bọn Lính thủy đánh bộ ngụy húc như những con Trâu Điên.” Và TĐ2/TQLC là đơn vị đầu tiên được đặt tên trong một trường hợp như thế. Trong trận này các Đại đội trưởng : Phạm Nhă, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Năng Bảo và Ngô Văn Định được ân thưởng Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương với nhành Dương liễu.

            _Trận Đức Cơ ( 9/8/1965 ) : Quân đoàn II ( Chuẩn tướng Vĩnh Lộc) mở cuộc hành quân giải tỏa trung đoàn 32 VC đang xử dụng chiến thuật “ công đồn đả viện” để bao vây trại Lực lượng đặc biệt Đức Cơ từ ngày 30/6/1965. Chiến đoàn 2 Dù là lực lượng tiếp viện đầu tiên. Tiểu đoàn 952 địa phương của VC cũng chiếm quận lỵ Lệ Thanh và chận đánh viện quân trên Quốc lộ 19 là con đường độc đạo dẫn đến trại Đức Cơ sát vùng biên giới Lào.  Hành quân Dân Thắng 7 với hai chiến đoàn đặc nhiệm gồm : Trung đoàn 3 Thiết giáp cùng Tiểu đoàn 21 Biệt động quân do Trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy và Chiến đoàn TQLC ( Trung tá Nguyễn Thành Yên ) với TĐ2 (Thiếu tá Hoàng Tích Thông) và TĐ5 (Thiếu tá Dương Hạnh Phước) tiến dọc theo hai bên Quốc lộ 19, đă càn quét địch và đă tiến vào trại Đức Cơ. Trong trận này TĐ2 có một số thương vong do đạn của chiến xa bạn bắn lầm..

            “ Sau trận này, Anh kể tiếp, tôi được điều động về làm Tiều đoàn phó TĐ1 mà Thiếu tá Phan Văn Thắng là Tiểu đoàn trưởng. Tháng 10/1966, tôi được chỉ định chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ3, thay thế cho Thiếu tá Nguyễn Thế Lương tại Kim Long, Huế. Đây là thời điểm mà người Mỹ đề ra chiến thuật “ T́m và Diệt”. Thật ra chiến thuật này không thích hợp với lối “Đánh mạnh, Rút nhanh” của những đơn vị tổng trừ bị như Dù và TQLC, nhưng TĐ3/TQLC cũng được điều động đến vùng Khe Sanh để t́m kiếm địch trước khi SĐ3/TQLC Mỹ mở cuộc hành quân lớn tại đây. Tại Bồng Sơn, cùng với TĐ2 trong Chiến đoàn B, TĐ3 đă phá tan sào huyệt của địch tại An Lăo. TĐ3 cũng tạo được nhiều chiến thắng vẽ vang như trận Mây Tào ( Long khánh), trận Bàn Long (Định Tường ), Đầm Trà Ổ ( Bồng sơn ), Hảng sơn Bạch Tuyết, cầu B́nh Lợi trong dịp Tết Mậu thân ở Sài g̣n, đánh ngang hông địch tại rạch Đầu Sấu ( Phong Điền, Cần Thơ ). Cùng với Lực lượng sông ng̣i Hoa kỳ  đánh tan các đơn vị địch dọc theo kinh Cán Gáo, khai thông thủy tŕnh từ Rạch Sỏi ( Rạch Giá) đến Thới B́nh ( U minh thượng ). Chiến công vang dội nhất của TĐ3 trong thời kỳ này là trực thăng vận đổ ngay vào an toàn khu của VC tại Sông Bé, chiếm và phá hủy nhiều kho vũ khí và những tiếp liệu và lương thực của VC. Lần đầu tiên hỏa tiển 240 ly của liên sô chế tạo, bị lọt vào tay TQLC/VN..”

            Cuối năm 1969, Anh tham dự khóa học Chỉ huy Tham mưu tại Đà lạt và bàn giao TĐ3 cho vị Tiểu đoàn phó của ḿnh là Thiếu tá Phạm văn Sắt. Sau khi mản khóa học Anh trở về ( 1970 ) lại TĐ3 và theo Lữ đoàn B tăng phái cho Quân đoàn IV tham dự cuộc Hành quân Cửu Long vượt biên giới tiến đánh những căn cứ và những trung tâm tiếp vận của VC trên đất Cambodia. Từ đầu năm 1971, các Lữ đoàn TQLC thường xuyên có mặt tại vùng hỏa tuyến. TĐ3 là đơn vị đặt chân đến đây đầu tiên. Sau khi di chuyển đến Cùa ( Hương Hóa ), đóng quân trong  khu vườn cà phê của bà Cả Lễ ( chị ruột của TT Diệm ), Tiểu đoàn được một đoàn trực thăng Mỹ bốc đi từ một phi đạo nhỏ ở Mai lộc vượt qua biên giới Lào đến vùng động Ông Nhiên trên đất Lào để cứu một phi hành đoàn Mỹ bị bắn hạ tại đây. Đến nơi chỉ thấy xác chiếc trực thăng cùng những vật dụng nhưng không t́m thấy xác của các phi công chỉ thấy mấy ngôi mộ mới chôn nhưng không có mộ bia. Sau đó, vào tháng 2/1971, toàn bộ Sư đoàn TQLC tham dự cuộc Hành quân Lam sơn 719 với những đơn vị hùng mạnh nhất của Quân lực VNCH là Sư đoàn Dù, Sư đoàn 1 Bộ binh, Liên đoàn 1 BĐQ, Lữ đoàn 1 Kỵ binh và nhiều đơn vị yểm trợ khác. Trong giai đoạn đầu, SĐ/TQLC giữ nhiệm vụ trừ bị cho Quân đoàn nhưng Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư lịnh Sư đoàn, không có mặt tại chỗ mà giao quyền điều động cho Đại tá Tư lịnh phó Bùi Thế Lân. Đại tá Tôn Thất Soạn được chỉ định làm Tham mưu trưởng Hành quân trong thời gian ngắn, sau đó ông được gọi về Sài g̣n làm Trưởng pḥng Thanh tra Sư đoàn và sau đó ông đi làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Hậu Nghĩa cho đến ngày 30/4/1975. Chiến trường tại Hạ Lào diễn ra khá ác liệt, địch quân tập trung về đây 5 Sư đoàn và hỏa lực pḥng không và pháo rất hùng hậu. Mặc dầu quân Mỹ tích cực yểm trợ cho ta mọi loại tiếp vận và hỏa lực không quân kể cả B52 trăi thảm nhưng hai cái tiền đồn phía bắc của TĐ 21 và TĐ 39 BĐQ đă phải di tản dưới áp lực địch, căn cứ 30 và 31 của Dù bị tràn ngập, Đại tá Nguyễn Văn Thọ cùng một số Sĩ quan tham mưu của Lữ đoàn 3 Dù bị bắt. Căn cứ A Lưới ( Bản Đông ) với Lữ đoàn 1 Kỵ binh và Lữ đoàn 1 Dù cũng  bị pháo tơi bời. SĐ1/BB với Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 ở phía nam của Quốc lộ 9, đă đưa Trung đoàn 2 nhảy vào mục tiêu cuối cùng là thị trấn Tchepone hoang tàn cũng phải để lại một số tù binh trong đó có một vị Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Trần Ngọc Huế. Đến lúc này th́ Lữ đoàn 147/TQLC (Đại tá Hoàng Tích Thông) với TĐ2 ( Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc), TĐ4 ( Thiếu tá Vỏ Kỉnh), TĐ7 ( Thiếu tá Phạm Nhă) và TĐ2/PB ( Thiếu tá Đặng Bá Đạt) nhảy vào căn cứ Đống Đa và Lữ đoàn 258 (Đại tá Nguyễn Thành Trí) tại Korock với TĐ1(Thiếu tá Nguyễn Đằng Tống ), TĐ3 (Trung tá Nguyễn Năng Bảo), TĐ8 (Thiếu tá Nguyễn Văn Phán) và TĐ3/PB (Thiếu tá Trần Thiện Hiệu ) sẳn sàng làm nhiệm vụ tiếp ứng.

            “LĐ147 và LĐ258/TQLC là hai đơn vị chận hậu cho các đơn vị của Quân lực VNCH rút về bên này biên giới nên hứng chịu mọi hỏa lực về pháo, tăng và bộ binh của địch. Tiểu đoàn 3 của tôi nhận lịnh, vượt qua TĐ1 đang tiến quân trên Quốc lộ 9, tiến về hướng tây nam (căn cứ Đống Đa ) để đón đơn vị bạn. Không thể đi trên những con đường ṃn nhưng  phải  lấy phương giác mà đi. Phải leo qua những sườn núi cao gần như thẳng đứng của núi Koroc, phải băng qua những rừng tre gai. Cuối cùng đă đón được quân bạn và việc quan trọng là tổ chức an ninh những băi đáp để những chiếc Chinook đáp xuống bốc quân về Khe sanh. Những băi bốc hoàn toàn bất ngờ đối với địch.  Tôi rất vui mừng đến chảy nước mắt khi gặp lại những chiến hửu của ḿnh, tuy có phần mệt mơi tơi tả nhưng người nào cũng hân hoan nghĩ rằng không ai bỏ rơi ḿnh cả nhất  là những anh em TĐ3 đang hiện diện tại đây. Đại tá Hoàng Tích Thông gần kiệt sức. Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc t́nh nguyện ở lại gom con cái và đi chuyến chót với tôi.Cả Tiểu đoàn rất mệt nhưng ở đầu máy đă có lịnh của Lạng Sơn : “ Ông phải cho con cái rời khỏi khu vực đó ngay đêm nay. Vị trí đă bị lộ và tụi Vẹm sẽ cho pháo đến bây giờ.” Lịnh phải được thi hành. TĐ3 di chuyển suốt đêm và và buổi sáng hôm sau được một Đại đội Viễn thám bảo vệ an ninh băi đáp cho TĐ được bốc đi. Khi ra đến Khe Sanh mới biết ḿnh là đơn vị sau cùng rời  chiến trường của cuộc hành quân Lam sơn 719.”

            Đó là thời gian sau cùng Anh ở với TĐ3 ( 1966-1971) với 6 Vị Tiểu đoàn phó hợp tác rất đắc lực với Anh như : Đ/U Nguyễn minh Châu, Th/tá Phạm văn Sắt, Th/tá Nguyễn phát Roanh, Đ/u Nguyễn văn Kim, Th/tá Lê bá B́nh và Th/tá Nguyễn văn Nhiều. Những Đại đội trưởng tài giỏi như : Dương văn Hưng, Vũ mạnh Hùng, Nguyễn kim Tiền, Hoàng đôn Tuấn, Đổ trung Giao,..

            Sau những lễ lạc, diễn hành chào mừng chiến thắng của Hành quân Lam sơn 719, Đại tá Hoàng Tích Thông về Sài g̣n để tham dự khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt sau đó về làm Tư lịnh phó Sư đoàn 2/BB mà vị Tư lịnh là Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, người Đại đội trưởng đầu tiên khi Anh đầu quân về Binh chủng TQLC.  Anh được chỉ định thay thế trong chức vụ Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147/TQLC. Thời gian c̣n lại của năm 1971, LĐ147 được tái tổ chức và tái bổ sung trang bị sau đó được lịnh thay thế LĐ369 (Đ/tá Phạm Văn Chung) về nghĩ dưỡng quân ở Sài g̣n vào đầu năm 1972. Khu vực trách nhiệm của Lữ đoàn gồm có : BCH/LĐ, TĐ2/PB và TĐ 8 (-) ( Thiếu tá Nguyễn Văn Phán ) trấn giữ căn cứ hỏa lực Mai lộc.  Hai Đại đội c̣n lại của TĐ8 do Đ/U Tiểu đoàn phó Lê Văn Huyền chỉ huy trấn giữ căn cứ Holcomb trên những đồi cao nh́n xuống ḍng sông Ba Ḷng. Cánh A của TĐ4 ( Thiếu tá Trần Xuân Quang ) trấn giữ căn cứ Sarge, cánh B ( Th/tá Nguyễn Đăng Ḥa ) với hai Đại đội giữ núi Bá Hô . Đây là đỉnh cao nhất của rặng Trường Sơn về phía tây có thể quan sát mọi chuyển động trên đường số 9, cũng có thể nh́n rơ căn cứ Mai Lộc và xa hơn là căn cứ Tân Lâm ( camp Carroll ) ở phía bắc. Và sau cùng là TĐ1 ( Th/tá Nguyễn Đằng Tống ) đang trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng ( Pedro ), tạo thành một ṿng cung bảo vệ phía tây của tỉnh Quảng Trị.

            Trận chiến trong mùa Phục Sinh năm 1972 nổ ra vào lúc 11 giờ sáng ngày 30/3/1972, trong lúc Trung đoàn 2 ( Trung tá Huỳnh Đ́nh Tùng) và Trung đoàn 56  ( Trung tá Phạm Văn Đính ) thuộc Sư đoàn 3 tân lập ( Chuẩn tướng Vũ Văn Giai ) đang trên đường hoán đổi vị trí cho nhau. Quân BV đă xử dụng sư đoàn 308 với 3 trung đoàn 88, 36 và 162 và 3 trung đoàn 27, 31 và 126 đặc công thuộc mặt trận B5 cùng với trung đoàn thiết giáp 202, vượt qua sông Bến Hải mở cuộc tiền pháo hậu xung vào toàn bộ các căn cứ lộ thiên của SĐ3/BB. Tại mặt trận phía tây, các căn cứ của Lữ đoàn 147 cũng bị pháo kích nặng nề và tấn công liên tục bởi sư đoàn 304 với các trung đoàn 24, 9 và 66. Ít nhất cũng có 3 trung đoàn pháo 130 ly tập trung mọi hỏa lực trong những giây phút đầu tiên là 38, 68 và 84. Lữ đoàn 258 ( Trung tá Ngô Văn Định ) nhận lịnh trực tiếp từ tướng Giai di chuyển tăng cường cho mặt trận phía Bắc.  BCH/LĐ rời căn cứ Nancy  đến  căn cứ Ái Tử  để thay cho BTL/SĐ3 về cổ thành Đinh Công Tráng, trước đây là BCH của Tiểu khu Quảng trị. TĐ3 bảo vệ cầu Đông hà và giữ an ninh Quốc lộ 9 từ Đông Hà đến Cam Lộ. TĐ6 rời động Ông Đô tiến về phía bắc bảo vệ BCH/LĐ258. TĐ7/TQLC (Thiếu tá Vỏ Trí Huệ) đang làm nhiệm vụ ứng chiến cho Quân đoàn I tại căn cứ Non Nước (Đà Nẳng ) được lịnh di chuyển tăng cường cho LĐ147. Nhưng t́nh h́nh chiến sự ngày càng nghiêm trọng, các căn cứ của SĐ3/BB lần lượt rơi vào tay của CS, ngay cả các căn cứ của LĐ147/TQLC như Núi Ba Hô, Sarge và Holcomb cũng phải di tản trước áp lực nặng nề của cộng quân. Tệ hại hơn nữa là căn cứ Tân Lâm ( camp Carroll ) với hơn 1.500 quân, và Phạm Văn Đính đă treo cờ trắng  đă hàng giặc, trước sự kể sững sốt của cả Pháo đội B/TQLC. Đó là ngày 2/4/1972 lúc 1430G..

            “.. Trước đó, Đính có nói với tôi : Tôi và Anh cố gắng liên kết chống giữ mặt trận phía tây.. nhưng nếu áp lực địch quá nặng tôi sẽ di chuyển xuống phía nam cùng với Anh..Bây giờ th́ Tân Lâm đă lọt vào tay giặc, ṿng đai thép phía tây đă bị chọc thủng. Mai Lộc phải gồng ḿnh chịu pháo, cộng quân đang từ phía bắc và tây tiến sát, các Tiểu đoàn 4 và 8 cũng đang rút về phía đông. Tôi đă xin quyết định của tướng Giai và ông ấy đă trả lời- “nếu giữ được th́ cố gắng, c̣n không th́ rút”. Như thế th́ đă rơ ràng rồi. Tôi và Thiếu tá Jim Joy, cố vấn trưởng của Lữ đoàn đă chuẩn bị một kế hoạch rút quân và lộ tŕnh di chuyển. Khi những thành phần c̣n lại của TĐ4 và TĐ8 đă về đến Mai lộc và bố trí tại một ngôi làng ngoài căn cứ. Khi TĐ7 từ Đà nẳng đă hiện diện tại đây. TĐ2/PB sau khi đă bắn đi hết đạn và đă cho những quả lựu đạn lửa vào ṇng pháo, những cố vấn Mỹ đốt những tài liệu và phá hủy máy móc quan trọng, tôi ra lịnh rút quân. Lúc đó là 1815G ngày 3/4/1972, các đơn vị lần lượt rút ra khỏi căn cứ dưới cơn mưa pháo của địch và cơn mưa băo trút xuống từ trời cao. Con đường bộ dài 20 cây số đầy những gian nan, nguy hiểm nhưng là con đường an toàn nhất. LĐ147 đă về đến Quốc lộ I tại một địa điểm giữa căn cứ Ái Tử và căn cứ Đông Hà. Sau một đêm đóng quân ở đây, LĐ147 được đưa về Huế để tái trang bị và bổ sung..TĐ7 là đơn vị đoạn hậu, hai ngày sau cũng đă về Đông hà và được tăng cường cho LĐ258 v́ quân số c̣n đầy đủ.”

            LĐ369/TQLC (Đ/tá Phạm Văn Chung ) với các TĐ2 ( rung tá Nguyễn Xuân Phúc), TĐ9 (Thiếu tá Nguyễn Kim Đễ ),  TĐ5 (Thiếu tá Hồ Quang Lịch ), TĐ1/PB (Trung tá Đoàn Trọng Cảo) được không vận tức tốc từ Sài G̣n ra Quảng Trị nhận lảnh một vùng trách nhiệm khoảng 200 cây số vuông, giới hạn phía bắc từ bờ nam của sông Nhung và phía nam là bờ bắc của sông Mỹ chánh. LĐ 258 vẫn vững vàng tại mặt trận phía bắc. TĐ3 (Thiếu tá Lê Bá B́nh ) không cho phép trung đoàn tăng 202 của CSBV vượt qua cầu Đông Hà và vượt cầu Cam Lộ để tiến về phía đông của Quốc lộ 9. TĐ6 (Thiếu tá Đổ Hửu Tùng) cùng cánh B của TĐ1 (Thiếu tá Đoàn Đức Nghi), TĐ3/PB (Trung tá Trần Thiện Hiệu) tăng cường Chi đoàn 3/20 Chiến xa M48 (Đại úy Đoàn Chí Sanh)  đă đánh tan trung đoàn 66 thuộc sư đoàn 304 CSBV phối hợp với trung đoàn tăng 202 tại căn cứ Phượng Hoàng ( Pedro ). Trong trận này, Phi đoàn 518,  Không đoàn 23 thuộc Sư đoàn 3 Không quân đă tung hoành săn đuổi chiến xa địch và Đại úy trẻ tuổi Trần Thế Vinh, đă gảy cánh đại bàng trên đồi Phượng Hoàng. Người đích thân điều động trận đánh này là Trung tá Ngô Văn Định, đă được vinh thăng Đại tá tại mặt trận.

            Ngày 22/4/1972, LĐ147 sau khi trang bị đầy đủ đă vào thay thế LĐ258 tại căn cứ Ái tử. TĐ1 với quân số c̣n đầy đủ đă ở lại cùng TĐ4 và TĐ8. TĐ2/PB vừa nhận được 18 khẩu Howitzer 105 ly của SĐ1/ TQLC Mỹ từ Okinawa chở qua, sẳn sàng yểm trợ cho quân bạn. Liên đoàn 5 và 4 BĐQ từ trong Nam được không vận tăng cường cho mặt trận giới tuyến. Quân đoàn I mở cuộc tổng tấn công chiếm lại những căn cứ đă mất nhưng không thành công. Tuyến ngăn chận phía bắc bị tan vỡ. Hổn loạn đă bắt đầu xảy ra. Cộng quân dùng chiến thuật đánh ngang hông, tấn công mạnh vào các LĐ147 và 369/TQLC. Sư đoàn 304 CSBV tấn công biển người vào TĐ1 và TĐ8. TĐ2 và TĐ9 tại dăy Trường Phước cũng bị pháo kích và tấn công liên tục. Căn cứ Ái tử bị pháo ngày đêm và bằng những đầu đạn delay rất nguy hiểm..

            “ Các toán tiền sát địch bám rất sát. Toàn bộ hệ thống antel liên lạc bị gảy đổ.. Đang đêm tôi ra lịnh cho BCH/LĐ rời khỏi căn cứ ra nằm ngoài đồng trống phía tây Quốc lộ I. Sáng hôm sau, trước khi trời sáng, lại âm thầm di chuyển vào một cái bịnh viện dă chiến của quân đội Mỹ trước đây trong khu vực phi trường Ái tử. .

Hàng đoàn người dân và quân theo Quốc lộ I tràn về phía nam. LĐ147 cũng nhận được lịnh di chuyển về thành phố Quảng Trị để thành lập tuyến án ngữ mới. Công binh TQLC  được lịnh đặt chất nổ trên cầu Thạch Hản. Lịnh di tản được ban ra rất khẩn cấp và các đơn vị xuất phát lúc ban ngày. Cộng quân pháo một cách nặng nề vào cầu Thạch Hản không cho xe kéo pháo và thiết giáp xử dụng. Thiết giáp th́ t́m mọi cách để sang sông c̣n xe kéo những khẩu pháo 105 và 155 ly đành phải bỏ lại bên này cầu. Đây là lần thứ ba mà TĐ2/PB phải phá hủy những khẩu pháo của ḿnh. Chỉ có bộ binh th́ lần lượt các Tiểu đoàn qua sông v́ mùa này nước sông xuống thấp. LĐ147/TQLC được giao pḥng thủ tuyến phía tây và bắc. Nhưng tướng Giai vẫn không kiểm soát được t́nh h́nh. Đoàn người tiếp tục xuôi nam mặc dầu có lịnh dừng lại ở thành phố Quảng Trị. Trong một cuộc họp tại cổ thành Đinh Công Tráng với Đại tá Ngô Văn Chung (Tư lịnh phó SĐ3/BB) cùng các đơn vị trưởng của TQLC, BĐQ, SĐ3/BB, ĐPQ và NQ , tướng Giai ra lịnh di tản về tuyến Mỹ Chánh nhưng tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lịnh Quân đoàn I, không đồng ư quyết định này.

..Trước sự hiện diện của mọi người, tướng Lăm đă yêu cầu nói chuyện với tướng Giai 3 lần trên hệ thống truyền tin, nhưng tướng Giai đă bảo Đ/tá Chung là ông đă đi quan sát t́nh h́nh bên ngoài. Cuối cùng tướng Lăm yêu cầu  nói chuyện với tôi. Tôi hơi ngạc nhiên v́ dù sao trong pḥng họp tôi không phải là người có cấp bực cao nhất. Chỉ có một lư do duy nhất là đến bây giờ những người lính TQLC kể cả LĐ369 vẫn giữ được tinh thần chiến đấu cao và không hề hoang mang, giao động trước sự tấn công quyết liệt của địch. LĐ147 c̣n giữ nguyên được sự chỉ huy và kiểm soát. Tuy nhiên, tướng Giai vẫn giữ nguyên ư định và ban lịnh di chuyển vào sáng mai ngày 2/5/1972. Sau phiên họp, tướng Giai đă gọi tôi và nói : “ Tôi sẽ đi sau cùng với TQLC”. Tôi thật sự không hiểu được tâm trạng của ông khi nói ra câu này v́  sự thực hiện không đơn giản ở cương vị của ông. Đội h́nh di chuyển vào ngày hôm sau là thành phần Bộ binh đi bên hướng tây Quốc lộ I, BĐQ và Thiết giáp đi trên Quốc lộ và LĐ147/TQLC và Thiết đoàn 18 Kỵ binh đi hướng đông của Quốc lộ. TQLC là lực lượng sau cùng rời thành phố Quảng trị, tôi có gọi máy qua cho tướng Giai hai lần nhưng không có trả lời. Tôi chờ đợi ông khoảng nửa giờ nhưng ông không tới. Sau này tôi mới biết ông bị áp lực của những Sĩ quan trong BTL/SĐ3 lên trực thăng  bay về căn cứ Ḥa Mỹ.”

            Lữ đoàn 147 di chuyển suốt ngày và chiều tối th́ đến Hải Lăng. LĐ cho lịnh dừng lại đóng quân trong một thôn xóm gần nhà thờ Hải Thọ v́ Thiết giáp không thể di chuyển đêm qua một địa thế śnh lầy và nhiều mương hói như thế này. Đ/U Tôn Thất Trân đă dẫn cánh A của TĐ7 nhập vào đơn vị gốc. Thiếu tá Vỏ Trí Huệ đă bị thương v́ pháo  khi đưa TĐ7 từ Hải Lăng đến tăng cường cho LĐ ở Ái Tử. Đ/U Nguyễn văn Kim chính thức nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ7 khi đơn vị ra đến Huế. Buổi sáng hôm sau, những chiếc tăng PT76 của CSBV từ phía đông xuất hiện đă bị quân của ta bắn hạ. LĐ tiếp tục di chuyển. Qua khỏi TĐ9/TQLC tại cầu Bến Đá trên sông Ô Khê. Vượt qua TĐ2 đang trấn giữ cầu Mỹ Chánh. LĐ được xe quân vận chở ra Huế.

            Ngày 2/5/1972, thành phố Quảng Trị với cổ thành Đinh Công Tráng và các quận Gio Linh, Cam Lộ, Hương Hóa , Triệu Phong, Hải Lăng , Mai Lĩnh đă hoàn toàn lọt vào tay giặc. Cả một lực lượng hùng mạnh được điều động để bảo vệ tuyến đầu Tổ quốc bây giờ chỉ c̣n lại Lữ đoàn 369 với các TĐ2, 5, 9 và TĐ1/PB quyết tâm ở lại để làm một cái đập ngăn làn sóng đỏ từ phương bắc tràn xuống đúng như lời đoan quyết của Đ/tá Phạm Văn Chung : “ LĐ369/TQLC là một LĐ giỏi. Chúng tôi không đi đâu hết. Với sự yểm trợ hỏa lực của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ ngăn địch ngay tại đây, không một tên CSBV nào có thể qua được ḍng sông Mỹ Chánh này.”

            Thành phố Huế hổn loạn đang đứng trên bờ tuyệt vọng và sụp đổ. Người dân không c̣n tin tưỡng vào sự bảo vệ của Quân đội. Một sự ra đi hối hả của những người chạy loạn đă ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần chiến đấu của binh sĩ c̣n lại trên chiến trường. Trong hoàn cảnh này đă có sự thay đổi về nhân sự rất cần thiết và kịp thời : Ngày 4/5, TT Thiệu đă chỉ định Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Tr/tướng Hoàng Xuân Lăm ở chức vụ Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I chiến thuật. Cũng trong ngày đó, tại BTL/SĐ/TQLC trong thành nội Huế, trước sự chứng kiến của TT Thiệu, một sự chuyển giao quyền Tư lịnh SĐ/TQLC giữa Trung Tướng Lê Ngyên Khang và người phó của ông là Đại tá Bùi Thế Lân.

Một tuần lễ sau khi nhậm chức, Đại tá Bùi Thế Lân đă làm 3 việc quan trọng :

1/ Di chuyển BTL/SĐ/TQLC từ thành nội Huế ra một trường học tại quận Hương Điền, dựa vào phá Tam Giang.

2/ Thay đổi nhân sự  : Đ/tá Phạm Văn Chung về làm Tham mưu trưởng hành quân SĐ và Trung tá Nguyễn Thế Lương đảm nhận LĐ369. Trung tá Nguyễn Xuân Phúc về làm Lữ đoàn phó 147 và Thiếu tá Trần Văn Hợp lên thay ở TĐ2/TQLC.

3/ Bắt đầu thiết lập kế hoạch cho những cuộc hành quân thăm ḍ vào sâu trong vùng địch chiếm :

_ Hành quân Sóng thần 5/72 mở ra ngày 13/5/72 với TĐ3,   TĐ6 và TĐ9.

_ Hành quân Sóng thần 6/72 mở ra ngày 23/5/72 với TĐ4, TĐ6, TĐ7,  do LĐ147 trực tiếp điều động. Lần này TQLC xử dụng hai loại h́nh tấn công  với TĐ4 và TĐ6 được trực thăng vận đổ xuống giao điểm của Tỉnh lộ 555 và Hương lộ 602 trong khi đó TĐ7 được các tàu đổ bộ thuộc Hạm đội 7 tràn vào băi biển Mỹ Thủy cách quận Hải lăng khoảng 10 cây số về hướng đông bắc.

_ Hành quân Sóng thần 8 và 8A/72 với sự tham dự của 3 LĐ/TQLC. Sau 9 ngày tấn công cường tập về phía bắc, SĐ/TQLC đă thiết lập được một tuyến tấn công cách Tuyến pḥng thủ Mỹ Chánh hơn 5 cây số về phía bắc và đây cũng là Tuyến xuất phát để toàn bộ SĐ/TQLC mở ra cuộc tấn công quyết liệt với kẻ thù để chiếm lại những phần đất đă mất vào ngày  28/6/1972 .

Để hổ trợ chính trị cho cuộc thương thuyết tại Paris, cộng quân đă mở ra ba cuộc tấn công trong mùa hè đỏ lửa  1972 tại An Lộc ( 4/4/72 ),  Kontum ( 1/4/72 ) và Quảng Trị (30/3/72) với toàn bộ sức mạnh mà chúng có được. Nhưng ba sư đoàn 5,7, 9 VC bị đánh bật ra khỏi An lộc trong ngày 12/6/72, các sư đoàn 2, 3,  320 và các trung đoàn biệt lập của mặt trận B3 cũng bị đánh bật ra khỏi Kontum ngày 30/5/72. Bây giờ hai SĐ tổng trừ bị là Dù và TQLC cũng đang dàn đội h́nh, vượt qua cầu Mỹ Chánh để chiếm những vùng đất Quảng Trị đă bị địch tạm chiếm. Cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 72 hay là Sóng thần 9/72. Quốc lộ I được vẽ như đường ranh giới của hai trục tiến quân với SĐ/Dù ở phía tây và SĐ/TQLC ở phía đông. Thành phố Quảng trị và cổ thành Đinh Công Tráng là hai mục tiêu biểu tượng được giao cho SĐ/Dù.

Trong ṿng một tuần lễ đầu tiên lực lượng Dù tiến rất nhanh . Đơn vị đầu tiên đă đến ngă ba Long Hưng, ngưỡng cửa dẫn vào thành phố Quảng Trị. Lữ đoàn 2 Dù đă cho lịnh con cái dừng lại để kiểm soát đội h́nh và xử dụng toàn bộ hỏa lực phi pháo dọn đường cho một cuộc tấn công tràn ngập. Quân CSBV đă lui vào trong thành phố và thiết lập những hệ thống pḥng thủ dày đặt, chúng tăng cường thêm quân, quyết tử thù để giữ tư thế mạnh tại bàn hội nghị Paris. Ngày 8/7 LĐ2 Dù cho lịnh tấn công nhưng đă gặp sự chống trả mănh liệt của địch. Những đợt pháo 130 ly từ Đông Hà và phía tây Cam Lộ đổ xuống thật bất ngờ và dữ dội. LĐ2 Dù đă khựng lại tại đây. Trong hai tuần lễ kế tiếp, một cuộc chiến dằng dai và tiêu hao trên những đường phố đổ nát. TĐ5 Dù đă tiến vào nhà thờ Tri Bưu, nhưng cũng không chiếm được góc đông bắc của cổ thành. Liên đoàn Biệt kích 81, xử dụng từng toán nhỏ với lối đánh cá nhân tác chiến khôn ngoan và mưu lược cũng không thể tiến thêm được bước nào.

Trong khi đó, tại mặt trận phía đông, các LĐ/TQLC từng bước tiến về phía bắc, đánh tan những trung đoàn biệt lập của mặt trận B5 từ Gia đẳng đến Lệ xuyên. LĐ 147 của Bắc Ninh đang áp sát mục tiêu cuối cùng là Triệu Phong. TĐ2 theo tỉnh lộ 555 đang tiến đến cầu Ba Bến, TĐ6 băng qua những đồi cát ở vùng Chợ Cạn, Đồng Bào để tiến sát sông Vĩnh Định. Tướng Lân đă có một quyết định đầy khôn ngoan và táo bạo là đổ TĐ1 vào giữa ḷng đất địch để cắt đứt con đường tiếp tế của Vc từ Cửa Việt vào cổ thành là Hương lộ 560 :

“ Tôi nhớ đó là ngày 11/7/72, TĐ1 của Thiếu tá Nguyễn đăng Ḥa, với quân số khoảng 700 người bao gồm những thành phần tăng cường như Đại đội Viễn thám A/TQLC (Đ/U Phan văn Thân ), một trung đội Địa phương quân của Chi  khu Triệu Phong, một toán Hải pháo của hạm đội 7 Mỹ do Trung úy Stephen Biddulph hướng dẫn đă sẳn sàng tại khu đất trống nhà thờ hai chuông Điền Môn thuộc quận Hương điền. Trung tướng Trưởng, Chuẩn tướng Lân và tôi đều có mặt tại chỗ. Tướng Lân đă nói với Th/tá Ḥa : “ Vinh dự này Binh chủng  giao cho Anh và TĐ1/TQLC.” Tôi cũng nói với Ḥa: “ Phải chấp nhận  thương vong, phải bám giữ những vị trí đă chiếm được, TĐ2 sẳn sàng tiếp ứng cho Anh.”Tôi không muốn làm cho Ḥa lo lắng,  nhưng tôi nghĩ con số thương vong ít nhất cũng hơn 1 Đại đội khoảng hơn 160 người. Dĩ nhiên trong giao tranh có những sự kiện mà ḿnh phải chấp nhận.

 Những chiếc Chinook CH53 và CH46 từ những Mẩu hạm Tripoli và Okinawa ngoài biển đông vào bốc TĐ1 đổ vào hai băi Blue Ray và Crown. TĐ1 đă đổ ngay vào ổ vận động phục kích của trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 312 Vc. Trận đánh đẩm máu ngay từ những giây phút đầu tiên nhưng TĐ1 đă làm chủ được trận địa vào buổi chiều. TĐ2 cùng với Chi đoàn 3 của Thiết đoàn 17 Kỵ binh cố vượt qua đoạn đường 6 cây số dày đặt chốt của địch từ Ngô Xá đông qua Ngô Xá tây đến tận cầu Ba Bến.  TĐ6 cũng tiến ở phía bắc của TĐ2 băng qua các vị trí của địch ở An Trứ, Đồng Bào để bám lấy bờ đông của sông Vĩnh Định. Cộng quân đă điều động các trung đoàn 141, 165 và 209 thuộc sư đoàn 312 cùng với T54 và PT76 liên tục tấn công vào các Đại đội của TĐ1. Hỏa lực pḥng không trong vùng rất hùng mạnh,chúng đặt những súng pḥng không trên những tháp chuông nhà thờ trong,  những chiếc trực thăng khó mà đáp xuống để tiếp tế và tản thương.

.. Những xác chết gói trong poncho 3, 4 ngày dưới ánh nắng gay gắt đă bốc mùi khó chịu. Có người đề nghị cho chôn tại chỗ nhưng tôi không đồng ư. Tôi ra lịnh cho TĐ2 làm những cái bè chuối để đưa những thương binh và tử sỉ về bên này và thiết vận xa M113 sẽ chở về phía sau. TĐ1 đă chịu trận ở đây đúng 10 ngày và TĐ2 đă sang thay thế và những trận đánh đẩm máu xảy ra ở vùng Chợ Săi, Triệu phong, nhưng ta đă hoàn toàn cắt đứt cái yết hầu của địch về phía bắc.”

Tại mặt trận phía nam, tướng Trưởng đă ấn định lại khu vực trách nhiệm : SĐ/Dù tấn công về phía nam và phía tây Quốc lộ I , khống chế các căn cứ Lê Huấn, Sharon ở phía nam và cắt đứt con đường tiếp tế của CSBV tại Tích Tường , Như Lệ ở đầu nguồn của sông Thạch Hản. SĐ/TQLC quét sạch địch trong thành phố Quảng Trị và dựng cờ trên cổ thành Đinh Công Tráng.

Buổi sáng ngày 27/7/1972, hai người bạn cùng khóa Cương Quyết Vơ bị Đà lạt (1954 ) là Đ/tá Trần Quốc Lịch (LĐ2 Dù) và Đ/tá Ngô Văn Định (LĐ258/TQLC) bàn giao vùng trách nhiệm. Đă có sự chuẩn bị từ trước nên TĐ3/TQLC tiến vào xóm đạo Tri Bưu thay thế TĐ5 Dù, TĐ9/TQLC thay thế TĐ7 trên đường Hồ Đắc Khanh và TĐ5/TQLC từ ngă ba Long Hưng theo đường Lê Huấn tiến về phía bắc thay thế TĐ6 Dù.

            Trong giai đoạn I và II ( 27/7 – 9/9/1972 ) LĐ258 đă điều động lần lượt các TĐ 3, 5, 9, 7, 8, 1, 2, 6 và 1/PB, quân số có lúc lên tới 5.000 người , liên tục tấn công, tiến chiếm từng con đường, từng vị trí địch trong thành phố. Truyền thống của TQLC là “đánh chắc, giữ chắc”. Địch chống trả  rất mảnh liệt và có lợi thế về pḥng thủ. Trung đoàn 48 thuộc sư đoàn 320B và tiểu đoàn K8 Quảng Trị thề quyết tử với cổ thành. Hằng ngày những trận mưa pháo và bom đạn đổ xuống không ngừng, mặt đất rung lên từng cơn , bao nhiêu thân xác con người ngă xuống.

            Ngày 9/9 , SĐ/TQLC bước qua Giai đoạn III cũng là giai đoạn quyết định. Phóng đồ hành quân đă được vẽ lại. “ Cái bánh chưng” Cổ thành được cắt đôi với nửa phía bắc giành cho LĐ147 với các TĐ3,7, 8, nửa phía nam với LĐ258 gồm TĐ1, 2, 6. Tiểu đoàn 3  từ góc đông bắc và TĐ6 từ góc đông nam, băng qua những hào nước sâu và tràn ngập cổ thành . Các TĐ7 và TĐ 8 khóa chặt mặt bắc. TĐ2 và TĐ1 chiếm dinh Tỉnh trưởng, nơi đặt BCH của trung đoàn 48 thuộc sư đoàn thép Điện biên 320B . ĐĐ2/TĐ8 của Đ/U Bùi phúc Lộc thuộc LĐ147 từ phía bắc tràn xuống theo đường Gia Long bắt tay với ĐĐ4/TĐ2 của Đ/U Lê quang Liễn thuộc LĐ258. Như vậy SĐ/TQLC đă khóa chặt cộng quân từ 4 mặt. TĐ3 và TĐ 6 đă làm chủ hoàn toàn Cổ thành . Ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ đă được dựng lên trong ngày 15/9/1972 sau 81 ngày đêm.

            Đúng 12giờ 45 ngày 16/9/1972, một buổi lễ dựng cờ đầy sự trang nghiêm và cũng đầy nước mắt của những người lính TQLC : “ Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu..”

            Cái tin “ TQLC đă dựng cờ trên cổ thành Quảng trị” đă làm nức ḷng toàn quân, toàn dân miền Nam VN. TT Thiệu đă yêu cầu Đ/tướng Cao Văn Viên gởi ngay một bức điện văn khen ngợi đến toàn thể quân nhân SĐ/TQLC. Vài ngày sau TT Thiệu cùng các thành viên Quốc hội và Chính phủ đă đến thăm TQLC ngay tại Cổ thành. Đ/tá Ngô Văn Định đă lái xe đưa TT đến thành phố đổ nát Quảng trị. Nhân dịp này ông đă ân thưởng huy chương và thăng cấp cho nhiều quân nhân đă tham gia cuộc tổng phản công tái chiếm như SĐ/Dù, SĐ1/BB, SĐ/TQLC, Liên đoàn BĐQ, Liên đoàn 81 Biệt kích, Lữ đoàn 1 Kỵ binh và nhiều thành phần yểm trợ khác. Riêng hai vị Lử đoàn trưởng LĐ 147 và 258 được ân thưởng Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng, nhưng theo lời Đ/tá Phạm Văn Chung th́ :

            “ TT Thiệu đến Quảng Trị gắn đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương cho hai ông Định và ông Bảo nhưng lại không có sẳn huy chương nên TT phải mượn BQHC của ông Tư lịnh Lạng Sơn gắn cho ông Định đứng trước, c̣n ông Bảo đứng sau th́ không có ǵ dù đă có nghị định đàng hoàng. Tấm huy chương gắn cho ông Định sau đó phải trả lại cho Ban tổ chức.”

            Riêng tướng Lân cũng được ân thưởng huy chương Legion of Merit ( Degree of Commander ). Huy chương này chỉ dành cho cấp tướng có những hoạt động phối hợp với quân đội Hoa kỳ tại chiến trường. Tướng Lân được Tổng thống Mỹ trao tặng do SĐ/TQLC mà ông chỉ huy đă đánh tan nhiều sư đoàn quân Vc tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Hồi đó là thời kỳ hành quân nên ṭa Đại sứ Mỹ chỉ tổ chức đơn giản với sự hiện diện của Tr/tướng Lê Nguyên Khang, Tổng tham mưu phó hành quân QL/VNCH, Tr/tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lịnh Quân đoàn I và Th/tướng John E. Murray, đại diện ṭa Đại sứ Mỹ . Tướng Lân là người đầu tiên và duy nhất được trao tặng huy chương này trong QL/VNCH. Và một buổi lễ Tuyên dương chính thức được tổ chức 37 năm sau,  vào ngày 7/3/2009 tại Houston , Texas. Bản Tuyên dương do chính Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ hiện tại là ông Robert M. Gates ấn kư.

            Chiến thắng Quảng Trị của SĐ/TQLC cũng đưa đến một hệ quả rất lớn về mặt chính trị. Cái loa tuyên truyền của CSBV ở bàn hội nghị Paris đă hết âm lượng và những phái đoàn thương thuyết cs phải đàm phán nghiêm chỉnh hơn và đă đưa đến bản văn Ngưng bắn 27/1/73, mặc dầu chính bản văn này là một lời báo động rơ ràng nhất về sự sụp đổ của miền Nam VN sau này.

            Vào khoảng tháng 4/1974 Anh bàn giao LĐ147 cho Đ/tá Nguyễn Thế Lương và về Sài g̣n tham dự khóa học Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Long B́nh. Mản khóa học Anh được nghĩ ngơi một tháng trong chức vụ Chỉ huy trưởng căn cứ Sóng thần tại Dĩ An. Đến ngày 31/12/1974 Anh nhận LĐ258 để Đ/tá Định về Sài G̣n thành lập LĐ 468 tân lập.

            “ Có thể nói Tôi và Anh Định (Đồ Sơn ) là đôi bạn chiến đấu gắn bó nhất trong Binh chủng TQLC. Chúng tôi cùng ở TĐ2 trong thời gian lâu nhất, cùng làm Đại đội trưởng sát cánh bên nhau trong những trận đánh dữ dội  nhất như Đầm Dơi, Phụng Dư. Sau đó trong năm 1966, Anh Định đi làm Tiểu đoàn trưởng TĐ2 ( 29/6/1966 ) c̣n tôi về TĐ3 ( 10/1966). Tháng 11/1969 Anh đi thành lập Lữ đoàn 369, c̣n tôi được chỉ định Lữ đoàn trưởng 147 ( 3/1971).Cùng được ân thưởng các Bảo quốc Huân chương trong cùng một trận đánh : Đệ ngũ đẳng ( trận Đầm Dơi), đệ tứ đẳng ( trận Phụng Dư ) và Đệ tam đẳng ( trận tái chiếm Quảng trị).  Cùng chung thủy với một người bạn đời. Tuy nhiên tôi có gia đ́nh trước, nhiều con hơn; chưa một lần bị thương c̣n Anh Định lảnh đạn 4 lần; Tôi đi tù 13 năm c̣n Anh Định  qua Mỹ từ năm 1975. Nhưng lần này chắc tôi “ lái xe”  lên Thiên Đàng trước Anh ấy là cái chắc ( cười nhẹ ). Anh Định có đến thăm tôi cùng nhiều Anh em khác, Anh có có mang theo Huy chương Đệ tam đẳng, thú thật đây là lần đầu tiên tôi cầm được huy chương này dù đă có quyết định từ lâu.  Anh nâng tôi dậy ngay ngắn, choàng tấm huy chương qua cổ tôi, rồi Anh nói trong nghẹn ngào, tôi cũng không cầm được nước mắt. Anh Chung, chị Huy lễ, anh B́nh, Cấp, Đuông, Lâm..cũng xúc động :

_  “ Anh Bảo ..Anh và Tôi đă cùng bên nhau trên chiến trường và nay th́ chúng ta sắp xa nhau ( anh Định khóc, tôi cũng thế). Tháng 9/1972 tại Quảng Trị, Anh và Tôi được TT Thiệu ân thưởng Đệ tam đẳng BQHC, nhưng cho đến nay Anh chưa một lần thấy và choàng vào cổ huy chương này. Hôm nay tôi mang đến và xin được quàng lên cổ Anh để nhắc rằng chúng ta được hănh diện mang tấm huy chương cao quí  này là nhờ công lao và sự hy sinh của biết bao anh em chiến sĩ, chúng ta phải trân trọng và biết ơn các chiến hửu TQLC đă nằm xuống hay trở thành phế nhân và những Anh em c̣n lại..”

            Theo lịnh của Bộ TTM, SĐ/Dù sẽ rút về Sài g̣n và SĐ/TQLC sẽ bảo vệ thành phố Đà Nẳng. Theo kế hoạch thay quân sẽ dự trù như sau :

            _ BTL/SĐ/TQLC sẽ đóng tại căn cứ Non Nước.

            _ LĐ147 (Đ/tá Nguyễn Thế Lương) với các TĐ3,TĐ4, TĐ5 và TĐ7  cùng TĐ2/PB sẽ pḥng thủ tuyến ngăn chận Sông Bồ ( Quảng trị ), một BCH /SĐ nhẹ (Đ/tá Nguyễn Thành Trí ) ở Hương Điền.

            _ LĐ 258 (Đ/tá Nguyễn Năng Bảo ) sẽ thay LĐ2 Dù tại đèo Phước Tường, phía bắc đèo Hải vân thuộc tỉnh Thừa Thiên.

            _ LĐ369 ( Trung tá Nguyễn Xuân Phúc ) với các TĐ 2, TĐ6 và TĐ9  sẽ thay LĐ3 Dù tại vùng Đại Lộc.

            _ LĐ468 tân lập (Đ/tá Ngô Văn Định ) với các TĐ 14, TĐ16, TĐ8, từ Sài g̣n không vận ra Đà Nẳng và  sẽ thay cho LĐ1 Dù tại đèo Hải Vân.

            T́nh h́nh thay đổi quá nhanh, nhất là sau cuộc họp của TT Thiệu với Tướng Phú tại Cam Ranh ( 14/3/1975 ) quyết định rút bỏ Cao nguyên để đem quân  về vùng đồng bằng  và vùng Duyên hải.  Quân đoàn II đă bị khai tử và Quân đoàn I cũng ở trong một số phận tương tự .

            “ Ngày 28/3/75 Đ/tá Lê Đ́nh Quế, Tham mưu trưởng SĐ/TQLC , trên chuyến trực thăng bay ra phía bắc, đă ra lịnh cho tôi đưa LĐ258 vượt qua đèo Hải Vân và tập trung tại căn cứ Non Nước. Trước đó một ngày mất liên lạc với LĐ147. Đêm hôm đó, tôi ngủ lại trong TOC của Sư đoàn với tướng Ngô Quang Trưởng và Đ/tá Nguyễn Thành Trí. Buổi sáng hôm sau, dân chúng bắt đầu tràn vào băi biển Non Nước, Trung tá Nguyễn Văn Phán đă điều động Đại đội Quân cảnh 202 làm thành một tuyến cản để tướng Trưởng, Đ/tá Trí và Tôi cùng  anh em BTL/SĐ bơi ra tàu HQ 404 đang đậu ngoài khơi. Cái ngày mà biển nổi cơn sóng lớn và chúng tôi cũng phải đành ḷng bỏ Đà Nẳng, bỏ Quân đoàn I mà ra đi.Tướng Trưởng đă nghẹn ngào mà nói : “Đây là một cuộc tự sát.” Một số anh em của LĐ258, LĐ369 cũng đă bơi ra tàu trong đó có Trung tá Huỳnh Văn Lượm, Lữ đoàn phó, Đ/U Mai Văn Tấn, Trưởng ban 3/LĐ. Làm sao mà tôi quên được những ngày tháng bi thăm đó.”

            Ngày 1/4/1975, cơ xưởng hạm 802 của Hải quân VN đă chở những thành phần c̣n lại của SĐ/TQLC ( khoảng 4.000 người ) về Băi Sau, Vũng Tàu. Tất cả được đưa vào một khu doanh trại của quân đội Úc đại lợi trước đây. Tướng Lân nhận lịnh của Bộ TTM phải gấp rút trang bị  và sẽ nhận nhiệm vụ sau một tuần lễ. Những tân binh đang huấn luyện tại TTHL/TQLC tại Rừng Cấm Thủ Đức được đưa qua Khối bổ sung, sẳn sàng phân phối cho các Tiểu đoàn. Sĩ quan các khóa Đà Lạt và Thủ Đức được làm lễ mản khóa sớm và đưa ra các đơn vị. Các quân nhân tản lạc từ Quảng Trị, Đà Nẳng cũng đă t́m về tŕnh diện tại các Hậu cứ TĐ. Quân nhân từ các Quân đoàn I và II chạy về Sài g̣n đă được tập trung thành đơn vị và đưa ra các tuyến pḥng thủ. Mọi người quyết tâm chống giặc nhưng cũng có nhiều người bỏ ngũ, bỏ nước ra đi.

            Ngày 8/ 4/75, LĐ468 (Đ/tá Ngô Văn Định ) với TĐ 1 ( Thiếu tá Dương Văn Hưng ), TĐ8 ( Trung tá Nguyễn Đăng Ḥa ), TĐ16 ( Thiếu tá Đinh Xuân Lăm ), và 1 Pháo đội ( khoảng 2.500 người )  lên đường tăng cường cho Quân đoàn III ( Trung tướng Nguyễn Văn Toàn ).

            Ngày 21/4/75, LĐ258 (Đ/tá Nguyễn Năng Bảo ) với TĐ2 ( Thiếu tá Trần Văn Hợp), TĐ4 ( Thiếu tá Trần Ngọc Toàn ), TĐ6 ( Trung tá Lê Bá B́nh ), và 1 Pháo đội tiếp tục tăng cường cho Quân đoàn III. Một BCH nhẹ của SĐ/TQLC cũng được Đ/tá Tư lịnh phó Nguyễn Thành Trí thành lập và đóng tại căn cứ Long B́nh. Ngày 24/4, Đ/tá Định bàn giao LĐ468 cho Trung tá Nguyễn Đằng Tống để ra Vũng Tàu nhận nhiệm vụ tái tổ chức LĐ147.

            SĐ/TQLC tiếp tục tái bổ sung và trang bị và sẳn sàng nhận lịnh. Nhưng số phận miền Nam đă được định đoạt. Việt Nam Cộng ḥa son trẻ đă bị xóa tên . Cả một Quân lực VNCH hùng mạnh đă sụp đổ. Cả một Sư đoàn TQLC bách chiến chỉ c̣n lại những âm vang..

            “ Ngày 30/4/1975, Tôi trở về nhà  và chấp nhận tất cả những ǵ sẽ xảy ra với ḿnh là những người thua cuộc. Tôi đă làm hết sức ḿnh trong trách nhiệm giao phó. Định mệnh của  toàn quân toàn dân miền Nam đă được an bài, Cho nên tôi đă khuyên cả nhà tôi và con cái đừng hoang mang,  hăy b́nh tĩnh và phải biết chấp nhận rồi tùy cơ ứng biến. Có lẽ bản tánh của tôi là thế. Tôi đă qua 21 năm trong Quân đội, thuần túy là một người lính tác chiến, luôn luôn hiện diện tại chiến trường, kề cận với bao hiểm nguy và cái chết. Tôi  đă chiến thắng và tôi cũng đă thua trận. Tôi đă ngă xuống và tôi cũng đă đứng dậy. Luôn luôn kiên tŕ, trung thực  và chiến đấu với một tấm ḷng nhân hậu và không hiếu sát.

            Tôi cũng qua 13 năm trong các trại tù CS, cùng với các Chiến hửu của tôi:  Nguyễn Thành Trí, Hoàng Tích Thông, Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thế Lương, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Văn Châu, Lê Văn Hiền. Lê Bá B́nh, Trần Vệ, Mai Văn Tấn..và c̣n nhiều nữa. Chúng tôi đi từ nam ra bắc với bao nỗi thống khổ nhục nhằn, tủi hổ..

            Đúng như lời của MX Mai Văn Tấn đă ghi lại: “ ..khoảng đời cực khổ và xót xa nhất của một kiếp người trong giai đoạn đau thương cùng cực của chiều dài lịch sử dân tộc. Lúc đó nh́n h́nh hài của các “Đại bàng” Bắc Ninh, Tango, Long Mỹ, Thăng Long,..quá thê thăm, lê lết trong chuỗi ngày vô vọng..H́nh ảnh ấy đă ăn sâu vào tiềm thức tôi cho đến ngày nay và sẽ vĩnh viễn ở trong tôi cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt..Tôi với Bắc Ninh ở trại tù Nam Hà khá lâu, Tango, Thăng Long.. được đưa về Nam rồi được thả, c̣n chúng tôi vẫn c̣n bám trụ tại đây..Bắc Ninh là người đă cho tôi những t́nh nghĩa rất quí hiếm , những cung cách đối xử đầy ắp t́nh người, nhất là những ngày tôi từ trại kỷ luật Mễ về lại trại Nam Hà A. Tôi biết rất rơ Bắc Ninh là người ít nói, tánh t́nh đằm thắm, nhưng ông cũng nóng giận và bất b́nh đối với những người mất tư cách và có những hành động xấu hổ. Đối với tôi, hồi ở đơn vị chiến đấu hay trong trại tù cs, Bắc Ninh là một cấp chỉ huy đạo đức nhất, đầy ắp t́nh người..”

             Người con gái mang đến cho Anh ly sửa với cái ống hút. Anh cầm lấy và làm công việc đó một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Tôi thấy Anh vẫn b́nh tĩnh, thoải mái..nhưng tôi nghĩ đă đến lúc ḿnh phải xin phép ra về. Và đây là những lời nói của Anh trong những ḍng cuối cùng mà tôi được ghi lại về Anh :

            ..Nhưng tôi đă c̣n Tất cả  với Tinh thần Quốc gia, Lư tưởng Tự do, với người vợ mà chúng tôi đă cưới nhau khi c̣n rất trẻ  và 6 đứa con và giữa những con người đầy ḷng bao dung và nhân ái này. Tôi vẫn c̣n những người bạn, những Chiến hửu đă đến với tôi trong những giây phút này,  mang theo những tấm ḷng thương yêu và những ngôn từ thân ái. Tôi đă rất măn nguyện và cho rằng Ḿnh  là người thật sự Hạnh phúc và May mắn.

            Ít nhất tôi cũng đă làm tṛn nhiệm vụ của một người lính đối với Quân đội, chu toàn bổn phận của một người dân của chế độ VNCH, làm  một người chồng chung thủy và một người Cha biết thương yêu và đùm bọc các Con. Như thế cũng đủ rồi. Bây giờ nếu có ra đi, th́ tôi cũng đă chuẩn bị sẳn sàng  hành trang của ḿnh để lên đường..như đă bao lần tôi đă làm như thế.

 

Nam California ngày 9/3/2009.

 

           

 

           

           

 
 
 
 
 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com