TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

 

            

                         Một đoạn đường trong cuộc đời

                                 Y Sĩ Thủy Quân Lục Chiến

                                                                                         Bài viết của  Y sĩ Trung tá Nguyễn văn Thế

                                 

 Sau ngày thành lập Tiểu đoàn Quân Y Thủy Quân Lục Chiến vào ngày 1 tháng 10 năm 1968, năm Mậu Thân, chiến trường Việt Nam lắng dịu phần nào. Nhờ vậy, chúng tôi mới có thời giờ để ráo riết dời Đơn vị Quân Y đến doanh trại mới tại Rừng Cấm, Thủ Đức gồm khu vực Tiểu đoàn và Bệnh viện Lê Hữu Sanh nằm trong một khoảng đất rộng 18 mẫu tây.  

Nhắc đến Bệnh viện Lê Hữu Sanh như nhớ lại một dĩ văng xa xôi ngày nào.  

Anh Lê Hữu Sanh, cũng như anh Trần Ngọc Minh đều là bạn học cùng Trường Quân Y, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Cả hai anh là Y sĩ Thủy Quân Lục Chiến và cùng tử trận lúc phục vụ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại chiến trường Miền Trung. Anh Minh và tôi cùng tŕnh diện Thủy Quân Lục Chiến vào lúc Lữ đoàn hành quân tại B́nh Giả. Anh Minh được bổ nhậm Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến và tên anh sau này được dính liền với Quân Y viện sau chợ Trần Quốc Toản. Anh Sanh ra trường khóa 12 Quân Y Hiện Dịch, sau tôi một khóa. Một hôm, lúc về phép tại Saigon, trong quân phục rằn ri, tôi t́nh cờ gặp anh Sanh trước cổng Trường Marie Curie, lúc c̣n chưa chọn đơn vị. Nh́n bộ đồ trận tôi đang mặc, anh Sanh hỏi tôi

- Sao ? Anh thấy bên Thủy Quân Lục Chiến được không ?

 Tôi nửa  đùa nủa thật

- Anh Minh tử trận rồi ! Mỗi người một số ! Thủy Quân Lục Chiến cực nhưng vui !

- Như vậy, tôi sẽ chọn qua Thủy Quân Lục Chiến với Anh cho có bạn !

 Anh Sanh đáp và Anh đă lựa Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.

Anh Sanh, không lâu, tử trận lúc làm Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến. Với tư cách Y sĩ trưởng Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, tôi đă đề nghị đặt tên Lê Hữu Sanh cho Bệnh viện mới Thủy Quân Lục Chiến để tưởng nhớ một Anh Hùng, một Y sĩ Mũ Xanh và một người Bạn mà tên đă măi măi tồn tại trong Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và trong tôi.  

Tôi và Bác sĩ Wenger, Y sĩ Trung tá Hải quân Mỹ thời bấy giờ đă đi đến từng Evacuation Hospital Mỹ tại Căn cứ Long B́nh cũng như các Căn cứ Mỹ tại Miền Nam Việt Nam để lấy kiểu mẫu và sáng kiến cấu tạo một sơ đồ cho Bệnh viện Thủy Quân Lục Chiến mới. Bác sĩ Wenger là Cố vấn Quân Y Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam trong năm 1968 (sau nầy ông làm Y sĩ trưởng Hạm Đội Mỹ Thái B́nh Dương và sau khi tỵ nạn tại Mỹ, Ông có đến thăm tôi tại Texas).  

Bệnh viện Lê Hữu Sanh, do một hăng thầu Mỹ xây cất đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện có 250 giường với đầy đủ tiện nghi, đặc biệt là Pḥng Nha Khoa và Khu Giải  Phẫu, tối tân và đầy đủ dụng cụ. Trong Bệnh viện có Bảo Sanh Viện và khu nhi đồng để phục vụ cho gia đ́nh Thủy Quân Lục Chiến. Bảo Sanh Viện Thủy Quân Lục Chiến đă đào tạo trên 100 Nữ Hộ Sinh từ các con em trong Gia đ́nh Thủy Quân Lục Chiến.  

Bệnh viện mới, tinh thần mới. Anh em Quân Y từ Y sĩ đến Y tá, Y công đều nỗ lực làm đẹp cho Bệnh viện... với những con đường tráng nhựa dọc theo những hàng cây liễu, cây khuynh diệp phảng phất mùi thơm nhè nhẹ với những cơn gió mát vào buổi chiều; với những hành lang đầy các tượng voi, tượng sành, chậu hoa; với các khu vườn nhỏ và băng đá lạnh. Đặc biệt nhất nơi vườn hoa Bệnh viện, có khu Công Giáo với tượng Đức Mẹ, khu Phật Giáo với tượng Phật Bà Quan Âm... thật đầy ư nghĩa, v́ những ai về đến Bệnh viện Lê Hữu Sanh đều thấy có ḷng tin tưởng nơi Thượng Đế như được tái sanh, sau nhiều cuộc hành quân nguy hiểm tại các mặt trận kề bên tử thần.

Có lẽ các anh thương binh không quên mặt các Bác sĩ Tường, Cường, Hiệp, Hải... những bàn tay giải phẫu của Bệnh viện, cũng như các Bác sĩ Mỹ, Hạnh, Dơng, Nam, Tâm... và nhiều Y sĩ Thủy Quân Lục Chiến khác lúc nào cũng có mặt trong các Khu Thương Bịnh binh ngày cũng như đêm, thành những bóng ma áo trắng của Bệnh viện !  

Những năm 1969-1970 trôi qua nhẹ nhàng, với những chuyến thăm viếng đơn vị tiền phương hành quân tại Châu Đốc, Chương Thiện, Neak Lương, nơi chiến trường Kampuchea, v.v... Mặt trận có vẻ lan tràn qua các nước láng giềng nơi địch dùng làm chỗ dưỡng quân, tập trung hay tiếp tế. Các nhà chiến lược lại vẽ thêm cuộc hành quân mới  Lam Sơn 719 để chặn các nguồn tiếp tế địch trên đường ṃn Hồ Chí Minh tại Hạ Lao. Chiến trường Miền Trung lúc nào cũng sôi động. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, trong đó có Tiểu đoàn Quân Y, được chuyển quân ra Ái Tử trước khi vào Khe Sanh, một tên lịch sử , một tên đẹp nhưng nhiều bí ẩn và đau thương. Nơi Sư đoàn và các Đơn vị Yểm trợ đóng quân là những ngọn đồi nhỏ xanh tươi. Phía trước mặt và phía Tây gồm các dăy núi, đáng kể nhất là núi Coroc, cao chọc trời, đứng thấy như bức tường thành khổng lồ mà ngọn làm bạn với mây.  

Lam Sơn 719, một cuộc hành quân vĩ đại với nhiều đơn vị và Quân Binh Chủng Việt Mỹ kết hợp thành một lực lượng hùng hậu. Các ngọn đồi nhỏ tại Khe Sanh lần lượt biến thành những khu vực đóng quân của Thủy Quân Lục Chiến: Bộ Tư lệnh, các Đơn vị Yểm trợ và Pháo binh... Ban ngày, nh́n những đàn trực thăng đưa quân và tiếp tế qua Hạ Lào. Chiều chiều như những đàn chim, các trực thăng bay trở về tổ, số về có lẽ ít hơn số lúc đi. Tối đến, nằm trong hầm trú ẩn dưới ḷng đất đếm từng trái đạn pháo nổ, đạn hoả tiễn mỗi đêm trên dưới một ngàn. Một ư nghĩ khôi hài lại đến, không biết ḿnh c̣n đếm được trái đạn pháo nổ trúng hầm ḿnh hay không ? Các trực thăng tản thương thỉnh thoảng đáp tại băi cạnh đồi Quân Y. Chúng tôi bắt đầu đón nhận các thương binh, đưa về Bệnh xá hành quân ch́m trong chỗ đóng quân, nơi đây toán giải phẫu do Bác sĩ Cường điều khiển, từ đấy không ngớt ngừng tay. Nơi đóng quân nằm trong tầm pháo địch. Một hôm trong cơn mưa tầm tă, tôi từ từ leo lên dốc đồi, đường đi thật trơn trợt, để họp hành quân vào mỗi buổi chiều, một trái pháo đột ngột nổ trước mặt tôi vài trăm thước, làm bốc cháy chiếc xe Jeep và lùm cây kề bên. Sức nổ thật mạnh, đẩy tôi nhào xuống mặt đất và lăn đi vài ṿng, mang tôi trở lại thực tế của chiến tranh. Đạn pháo địch trong ngày vẫn lai rai nổ nơi khu đóng quân. Băi trực thăng nhỏ cũng không thoát khỏi tầm pháo. Số trực thăng tản thương Medevac hoạt động ngày càng nhiều làm anh em Quân Y chúng tôi thật bận rộn. Một hôm, pháo nổ quá ḍn, Bác sĩ Mạnh, Y sĩ Thâu Lựa Thương Thủy Quân Lục Chiến, vẫn hăng say trong công việc bất chấp pháo binh địch. Đạn pháo càng nổ gần, thấy quá nguy hiểm, tôi vội đến chỗ Mạnh đứng và nói

-  Mạnh, ḿnh xuống sau những tấm PSP nầy núp đi .... Khi pháo dứt, rồi tiếp tục lựa thương.

Các thương binh nặng được chuyển tiếp qua các Quân Y Viện địa phương, hoặc Bệnh viện Hạm ngoài khơi.

Tôi thường không thích số 13. Hôm đó ngày 13, ḷng tôi tự nhiên xao xuyến và bâng khuâng, cứ linh tính là sẽ có một tai biến ǵ đó xảy ra. Lúc họp Tham mưu hành quân, mới biết là một hoả tiễn đă trúng hầm Quân Y Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến bên Hạ Lào. Y sĩ trưởng Tiểu đoàn, Bác sĩ Anh bị trúng mảnh đạn, đui một mắt. Trung sĩ I Phước, Y tá trưởng Tiểu đoàn tử thương tại chỗ và nhiều Y tá khác bị thương. Tôi bị xúc động mạnh trước tin nầy. Anh Phước, người Y tá trưởng trẻ tuổi, có đến gặp tôi trước khi hành quân lúc c̣n ở Hậu Cứ, và đă xin tôi cho đương sự thuyên chuyển về một nơi không tác chiến. V́ quá cận ngày nên tôi có hứa sẽ cứu xét sau cuộc hành quân. Nhiều ngày sau, trực thăng đă đưa về Khe Sanh một số tử thi Thủy Quân Lục Chiến, xác đă bị rữa. Tay mang găng, tôi cố moi trong ḷng ngực các thi thể để t́m thẻ bài căn cước mang tên Phước. Thi hài Anh được t́m thấy và được mang về Hậu Cứ chôn cất... Trận đánh Hạ Lào vẫn tiếp diễn... rồi đến lúc lui quân. Lúc nầy, mới nhận thấy tài chiến lược của vị Chỉ Huy Thủy Quân Lục Chiến hành quân. Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận về Khe Sanh chỉ có những mất mát nhỏ. Sau hai tháng hành quân, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến được di chuyển về đóng tại La Vang dưỡng quân trước khi về lại Hậu Cứ.  

Công tŕnh và sự đóng góp các anh em Quân Y Thủy Quân Lục Chiến trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đă được thượng cấp tưởng thưởng. Hai tháng sau trận Hạ Lào trong năm 1971, Tiểu đoàn Quân Y Thủy Quân Lục Chiến và Tiểu đoàn trưởng được tuyên dương công trạng trước Quân Đội với Nhành Dương Liễu.  

Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 được tiếp tục bành trướng với nhu cầu chiến trường, trong chiến lược Việt Hóa chiến tranh Việt Nam cùng với sự rút quân các Lực lượng Đồng Minh.

Năm 1972, chiến trường Miền Trung lại sôi động trong mùa Hè Đỏ Lửa. Địch chiếm đóng Quảng Trị tiến vào Mỹ Chánh. Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam lại ra quân tại Huế, mở đầu các cuộc hành quân tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, qua một trang lịch sử mới.

             Một ngày Thủy Quân Lục Chiến là một đời Thủy Quân Lục Chiến,

             Once a Marine, always a Marine

 Sau hai mươi hai năm lưu lạc, tim tôi vẫn là Thủy Quân Lục Chiến. Mặc dù thời gian phục vụ Binh chủng chỉ bằng phân nửa thời gian ở tại Mỹ. Chúng tôi sống nhiều với kỷ niệm, với quá khứ, với những anh em c̣n sót lại. Thủy Quân Lục Chiến chúng tôi không thua trận, chúng tôi không có cơ hội đó thôi. Mất nước là chuyện chính trị, riêng đối với Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam, chúng tôi vẫn bất diệt.

 

 

 

                           Mọi tin tức, bài vở muốn post trên wesite xin email  bixitrum@yahoo.com                  

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site