TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                                                            

                                                            

Quái Điểu Melbourne, hội ngộ

                                                                                       MX Trần Văn Minh. Australia

Cũng đă hơn 30 năm đi qua, tưởng chừng những người đồng đội gần gũi chung cùng một thời, cùng một đại đội thôi, chứ chưa dám nói rộng hơn đến cấp tiểu đoàn, lữ đoàn, sư đoàn. Sau bao nhiêu biến đổi của thời cuộc, nổi trôi theo cuộc sống, một nửa đời người đă qua. Trong trái đất bao la, chắc rằng chúng tôi sẽ chẳng bao giờ có dịp gặp lại nhau nữa!

Nhưng, một sự t́nh cờ ngẫu nhiên, hai anh lính xưa của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 Quái điểu Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam ngày nào, lại có cơ duyên gặp nhau, không phải gặp nhau trên quê hương yêu dấu, mà gặp nhau ở trên một xứ sở xa lạ, tận cùng nơi một lục địa miệt dưới, xứ Úc Đại Lợi.

Tôi gặp lại anh.

Trong bao la của đất trời nước Úc.

Không thân thích họ hàng.

Anh mừng hai cánh tay giang.

Như muốn ôm vào ḷng.

Người chiến hữu.

Tôi được anh em gọi để gặp mặt sinh hoạt, với tư cách một cựu chiến binh cọp biển, vào đợt đầu tiên tại Victoria với các chiến hữu, trước khi hội được thành lập. Nh́n tên và đơn vị, trong số ít ỏi anh em, tôi vinh dự là người được đứng đầu danh sách v́ danh sách xếp theo thứ tự tiểu đoàn, và cũng hân hạnh là ḿnh được đại diện cho Tiểu Đoàn 1 TQLC. Mấy tháng sau, những buổi sinh hoạt hàng tháng, cứ liên tiếp có thêm những người mới t́m đến, những khuôn mặt lạ, những chiến binh xưa t́m về, chỉ qua giới thiệu là tự nhiên chúng tôi đă thân nhau ngay, như những người ruột thịt v́ chúng tôi cùng binh chủng mà.

Quay qua, quay lại, tôi vẫn đứng đầu, mặc dù danh sách có dài ra. Rồi một hôm, có một người cao lớn, mặt mũi sáng sủa, mang cặp kiếng trắng, với hàng ria mép rậm đến với hội. Anh Bắc giới thiệu với mọi người thành viên mới, anh bắt tay mọi người, vừa bắt tay, vừa tự giới thiệu: tôi tên Minh, đến phiên tôi cả hai cùng nói: tôi tên Minh, tôi cũng tên Minh, tôi Tiểu đoàn 1, tôi cũng Tiểu đoàn 1, tôi Đại đội 3, tôi cũng Đại đội 3, tôi Trung đội 4, tôi th́ Trung đội 3. Sự trùng hợp tuy lạ nhưng không gây ngạc nhiên, v́ chưng, nhiều cái tuy cùng nhưng khác thời gian cũng gây cho nhau những khác biệt rồi. Rồi do cùng sinh hoạt chung trong hội, chúng tôi không c̣n nói chuyện riêng lẻ nữa.

Không có cái ǵ vui hơn, là những buổi sinh hoạt của những người cùng binh chủng, bởi v́ khi nói đến đơn vị nào trong binh chủng, th́ ai cũng biết, địa danh nào đó, ai cũng đă đi qua, và nhất là những giai thoại về đời lính, trong cùng binh chủng, th́ ai cũng từng nghe đến, nên những buổi sinh hoạt riêng này, luôn làm cho chúng tôi có thêm những niềm vui, cái vui mà lúc này, ở tuổi này trong chúng tôi, ai cũng cần để mà sống.

Lần sinh hoạt tiếp, rồi tiếp nữa, mỗi dịp gặp, chúng tôi lại có với nhau những dịp trao đổi thông tin, mà mỗi thông tin nhận được, đă lôi chúng tôi gần lại. Thế là hai anh Quái điểu cùng có được nhiều cái chung, như thời gian phục vụ chung Năm 1972, có Đại úy Vàng Huy Liễu là Đại đội trưởng, đă từng chiến đấu, đă từng có mặt ở những địa danh, Bích La thôn, Chợ Săi, Triệu phong, Trường Bồ đề Quảng trị. Cùng biết về những cái chết của đồng đội trong những ngày đó, thế mà giờ mới biết mặt nhau, bởi chưng ngày đó, chúng tôi đóng quân ở những nơi ác liệt quá, chỉ vô ư một chút là giă từ vũ khí, giă từ đồng đội ngay. Nên chúng tôi nằm gần chỗ nhau, mà không biết mặt nhau, là do chúng tôi chỉ sống khác trung đội!

Tôi ở và phục vụ đơn vị thời gian ít hơn Đoàn Văn Minh, v́ trước ngày ngưng bắn theo Hiệp định Paris 10 ngày. Tại Chợ Săi, Triệu phong, tôi hứng nguyên một trái 62 ly sau lưng, cũng may có hầm bằng bao cát và gạch vụn che cho, chứ không có, chắc tôi cũng đă được bỏ ảnh trên bàn thờ rồi?  Thế nhưng suốt từ chân lên đến đầu tôi đều có mảnh đạn ghim vào, Phước một đồng đội nằm hầm bên đă d́u tôi ra đại đội rồi một chiếc M 113 đưa tôi ra đến cánh A, BS. Trung Chỉnh chuyển tôi tiếp ra bệnh xá lữ đoàn. Ở đây, đă kêu trực thăng đưa tôi về bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tôi được đưa ngay vào pḥng chụp X quang, rồi chuyển qua pḥng mổ, các bác sĩ đă mổ lấy hết miểng đạn ghim trong thân thể tôi ra, vậy mà nay phát hiện vẫn c̣n sót lại vài miểng trong người. Ngày hôm sau, Quân y TQLC, lănh tôi về bên bịnh viện dă chiến sư đoàn, BS Hải chuyển tôi về Bịnh viện Lê Hữu Sanh điều trị. Ngay đêm ấy, khi c̣n nằm ở Nguyễn Tri Phương, tôi đă được tin Trung sĩ Danh Nganh và hai chiến hữu khác cùng trung đội với tôi đă hy sinh!

Nhớ lại cái ngày hôm ấy, trung đội tôi thay nhau đi lănh lương, cứ từng tiểu đội một, lội ra cánh A gần cây cầu phao để lănh lương, rồi tiện dịp gửi thư từ, mua bán những thứ cần thiết và gửi tiền về nhà. Xong tôi ghé vào chiếc M113 bán hàng mua mấy lon bia, sau đó, quay lại chỗ đóng quân măi trong khu Chợ Săi. Về đến hầm vừa giờ ăn cơm, tôi, C/U Phát và Phước ngồi ăn, có ba lon bia, chia cho ba người, đang ăn, một viên AK lạc lơng bay qua vách hầm, hết đà rơi ngay giữa mấy cái ghế xếp cũ, trên để miếng cạc tông làm mâm cơm, ba thầy tṛ nh́n nhau kinh ngạc, mừng là nó đă không trúng ai! Viên đạn c̣n nóng hổi xoay xoay trước mặt, tôi nhặt lên bỏ vào trong cái túi ḿn claymore tính để làm kỷ niệm. Ăn xong, chúng tôi có lệnh lên tiền đồn, đổi cho trung đội bạn rút về theo định kỳ. Chuẩn úy Phát nhiều kinh nghiệm, ông nói tôi giao máy cho lính Ba, tôi về tiểu đội, mọi người chuẩn bị để đổi tuyến pḥng thủ, dặn ḍ xong, một ḿnh trung đội trưởng ông rời vị trí lên tiền đồn trước.

Tôi và mọi người c̣n đang chuẩn bị. Chắc phía địch thấy mọi người đi ra, đi vào thấp thoáng sao đó, chúng nghi ḿnh sẽ tấn công chúng hay sao đây? Thế là chúng dùng súng cối để pháo vào vị trí đóng quân của đơn vị, chuyện mà ngày nào nằm ở đây, nơi trận địa này, chúng tôi cũng được đón nhận đạn của chúng bắn qua. Nhưng hôm nay chúng bắn nhiều hơn, một trái nổ ngay trên nền nhà giữa trung tâm trung đội, nhưng không ai bị ǵ v́ chúng tôi nằm chung quanh cái nền nhà cao ấy. Trái thứ nh́, rơi ngay sau lưng tôi như đă kể ở trên, tôi không nghe tiếng nổ, v́ nó nổ ngay sát ḿnh. Mắt tôi không c̣n nh́n thấy ǵ nữa, sau này tôi mới hiểu là do làn khói đen dầy đặc của trái đạn. Nhưng lúc đó, tôi thoáng nghĩ nhanh trong đầu: hay là ḿnh chết rồi ư? Sao mắt mở mà lại không nh́n thấy ǵ? Sau nghe tiếng Phước nằm hầm kế bên hỏi vọng sang: anh Minh có sao không? Nghe thế tôi mới biết là ḿnh vẫn c̣n sống. Tôi rờ từ đầu tới chân, thấy chỗ nào cũng ướt, tôi nói với Phước: h́nh như ḿnh bị thương, Phước chui qua hầm tôi và lấy băng cá nhân  băng cho tôi, rồi d́u tôi ra đại đội.

Tiện cũng nói về cái chết của trung sĩ Danh Nganh. Nghe ông kể, ông đă giải ngũ rồi, về nhà buồn đâm nhớ đơn vị, nhớ đồng đội, nhớ màu áo, nhớ luôn đời lính, nên ông xin tái ngũ. Người Việt gốc Miên, anh em nói ông có bùa cà tha, cà thiếc ǵ đó, nên khó chết? V́ đi lính mà lên đến trung sĩ, ở một đơn vị tác chiến nhiều năm như ông mà vẫn c̣n sống khỏe, th́ chắc hẳn phải có bùa hộ mệnh! Ông coi một tiểu đội chứ không nắm trung đội phó, mặc dù kinh nghiệm trận mạc th́ đầy ḿnh, nên ông hay chỉ lại kinh nghiệm cho đồng đội.

Khi tôi được tải thương th́ trung đội cũng từ từ rời tuyến. Trung đội tiền đồn và trung đội chúng tôi cách nhau cỡ gần 100 mét, ngăn cách hai đơn vị có một con đê nhỏ, muốn đi lên đi xuống, chúng tôi phải cúi đầu chạy đến sát chân đê, chỗ có một khe hơi trũng xuống, một lối ṃn bắt buộc phải đi qua, v́ chung quanh đầy ḿn bẫy. Đến gần đê, ngồi quan sát kỹ v́ địch nằm cũng rất gần, chúng thường căn súng sẵn sàng bắn sẻ khi chúng tôi băng ngang, quan sát xong, chúng tôi chạy nhanh vượt con đê thoát sang bên kia bờ, rồi lom khom chạy vào vị trí. Nhận thấy vụ chuyển quân này của chúng tôi, địch tăng cường bám sát và nhắm đơn vị chúng tôi để bắn tỉa. Và trong cuộc chuyển quân, chúng đă ŕnh và bắn trúng một chiến hữu của chúng tôi, anh nằm vắt ngang con đê nhỏ, vừa cản đường, vừa là một mục tiêu làm mồi, chúng chờ sẵn đồng đội lên lấy xác. Và đúng với những ǵ chúng nghĩ, v́ xưa nay người lính VNCH. với truyền thống không bao giờ bỏ rơi đồng đội dù đồng đội đă hy sinh. Biết được điều đó, nên chúng cố ŕnh và lại bắn trúng một chiến hữu thứ hai lên lấy xác bạn. Trong khi đó cuộc chuyển quân bị ngưng trệ, Trung sĩ Danh Nganh đă dũng cảm đi lên làm nhiệm vụ lấy xác hai đồng đội và ông đă là người thứ ba hy sinh. Xin ngả mũ vĩnh biệt ông.

Năm 1991, tôi tới Úc, gặp Bác sĩ TQLC Trần Xuân Dũng, nghe tôi nói  ở TĐ.1, ông hỏi tôi có biết trung tá Nguyễn Đăng Ḥa không? Tôi lắc đầu nói: chỉ nghe tên thôi chứ không biết mặt. Sự thật tôi không biết ǵ đến vị tiểu đoàn trưởng của ḿnh, v́ suốt thời gian phục vụ, tôi toàn nằm bên cánh B. Thậm chí đến đại đội trưởng c̣n không biết rơ mặt, chỉ có hai lần gần ông nhất nhưng cũng không giáp mặt, đó là lần về tŕnh diện đơn vị, chiếc M 113 chở chúng tôi từ lộ băng qua cánh đồng vào đại đội, hơn chục người về bổ sung, ngoài mặt trận mọi thủ tục tŕnh diện cũng được đơn giản, ngồi trong căn nhà c̣n sót lại giữa cánh đồng và những rặng tre ở Bích la thôn, ông hỏi vọng ra: có ai được gửi gấm ǵ tôi không? Không có tiếng trả lời, trung sĩ Gấu dẫn thẳng mấy người chúng tôi về Trung đội 3 và ra tiền đồn ngay với những người chiến hữu cũ.

Rồi đơn vị cứ chuyển từ Bích la thôn ra lại Thị xă Quảng trị, vào Triệu phong, Chợ Săi, chuyên sống trong hầm, ngoài tuyến. Ít khi nào giáp mặt chỉ huy để được chào kính, nói chi gặp mà biết mặt. Lần thứ hai, ở chợ Săi, Triệu phong, tôi được lệnh đưa một máy truyền tin PRC 25 vào trả đại đội. Ra khỏi hầm, tôi vừa lom khom chạy được hơn mươi thước th́ địch pháo. Giữa đồng trống chằng chịt hố bom và cây cụt ngọn. Đạn nổ tung trời, đất cát bay tung tóe, tôi như người bất lực, cảm thấy thân phận ḿnh nhỏ bé trước lưỡi hái của Tử thần. Ông thần chết đang tức tối vung lưỡi hái lên chém hụt tôi, mà h́nh như càng hụt, càng tức, càng tức, thần chết càng trở nên vụng về chăng? Nhờ đó mà tôi thoát, v́ bản thân tôi chẳng c̣n biết phản ứng làm sao, chạy đi đâu, nấp chỗ nào, v́ chỗ nào cũng có đạn nổ. Không quay lại được, tôi đâm liều cứ chạy vào đại đội, khoảng cách chừng hơn 100 mét mà sao như xa vạn dặm! Vào đến nơi tôi giao máy, tuy không gặp mặt chỉ huy, nhưng tôi nghe đại đội trưởng ḿnh nói: “tôi tưởng đạn pháo nó thịt ông rồi.” Tôi cảm động, th́ ra năy giờ, vị chỉ huy đă theo dơi và lo lắng cho tôi, khi tôi gặp nguy khốn giữa cơn mưa trùng trùng đạn pháo của địch. Tôi chỉ c̣n nhớ danh hiệu truyền tin nội bộ của ông là Long b́nh, lúc đó có đại đội phó mới về, Thiếu úy B́nh là B́nh long, c̣n tôi ở với chuẩn úy Phát (Phước long.)  Đến ngày ngừng bắn, tôi đang nằm ở Lê Hữu Sanh gần một năm điều trị tôi cởi áo lính.

Tôi với Đoàn Văn Minh ôn lại chuyện cũ, hỏi thăm về những người chiến hữu, nhắc đến trung sĩ Tốt, rồi chuyện trung sĩ Thành phá chốt bị thương ra sao, tuy khác trung đội, nhưng nằm gần tuyến nên chúng tôi chứng kiến hết. Rồi đồng đội Hùng ngồi trong hầm ngóng ra ngoài nói chuyện bị chết như thế nào. Cả những cái chết tự nhiên không qua bom đạn của những bà cụ nằm lại giữ nhà ở Triệu phong, anh em chúng tôi phải gỡ cánh cửa để tạm làm ḥm chôn các cụ.  Như những thước phim quay chậm, chúng tôi nh́n thấy ḿnh trong những ngày gian khổ khi xưa, nhờ ḷng yêu nước, bảo vệ tự do, đúng, chúng tôi ngày đó, coi cái chết thật nhẹ tựa lông hồng. Là người lính đúng nghĩa, chúng tôi chỉ biết đến những kỷ niệm. C̣n về những trận đánh, chúng tôi không dám lạm bàn, v́ đă có các niên trưởng với đầy đủ những dữ kiện đă kể lại đầy đủ rồi.

Giờ gặp lại, khuôn mặt chúng tôi đă có những nét thay đổi khác xưa, nét trẻ trung không c̣n, lại c̣n lư do chúng tôi  không biết nhau ngày đó, nên chẳng ai nhận ra ai, nếu như không nói chuyện xưa! Có những lần, khi hoán chuyển vị trí, người đi qua, người đi lại, vội vă lom khom, có gặp mà thoáng nhận ra nhau th́ trao đổi thông tin, nói báo vọng với nhau những người bạn chung ai c̣n, ai mất, ai bị thương vv. Chỉ gần nhau và biết rơ về nhau, nếu ở chung với nhau trong cùng một trung đội mà thôi.

Chắc có những chiến hữu cùng tiểu đội, trung đội với tôi, giờ có đọc cũng khó h́nh dung tôi là ai, những lính Lũy, lính Sáng, lính Phước, lính Ba (híp) vv. chúng tôi quen gọi nhau như vậy. Trung đội trưởng chúng tôi gọi ông thầy, c̣n trung sĩ Danh Nganh chúng tôi gọi ông giáo. Nhắc như vậy, mà các vị chưa nhận ra th́ tôi xin lộ tí bí mật nữa về tôi là tay tiếu lâm có hạng ở trung đội, tôi hay đùa nữa. Chắc tiểu đội c̣n nhớ, trong những giờ phút nguy nan ấy, cái chết cận kề, thế mà những người trai cọp biển vẫn vui đùa, như đang sống ở một nơi chốn nào đó b́nh yên, ngủ trong hầm sơ sài, nằm đất mà vẫn vui đùa được. Nên qua những đêm ngủ b́nh yên, để những ngày mới thêm một niềm vui mới, chưa ai ḅ dậy v́ c̣n nằm nướng, th́ tôi, người lính già nhất tiểu đội đă đánh thức anh em bằng cách chọc cười. Một giọng nũng nịu nhăo nhẹt ngai ngái, tôi cố đóng kịch như một người em nhỏ khẽ nhơng nhẽo nói: “anh Sáng.. ơi, dắt em đi.. đái.” Ối trời đất ơi! Giữa đồng không mông quạnh mênh mông, chỉ có tiếng bom rơi đạn xéo, nơi mà đă từ lâu những tiếng nhơng nhẽo thân thương, của những người em nhỏ trong gia đ́nh chỉ c̣n trong trí nhớ mỗi người. Rồi hôm nay, tự nhiên được cất lên, nghe thật gợi cảm, làm tăng nỗi nhớ nhà, nhưng ai nằm trong hoàn cảnh này, lại thấy tức cười, và cười thật thú vị. Tiếng khúc khích trong chăn, cứ từ từ vỡ ̣a thành những tiếng cười lớn, làm thành những niềm vui đầu một ngày mới. Hay những chuyện tiếu lâm với nhan đề chàng rể láo, nghe tôi kể xong, lính Ba cười đến chảy nước mắt, cái mắt híp càng híp hơn.

Tôi đó, có bạn nào ở Trung đội 3, Đại đội 3, Tiểu Đoàn 1/TQLC khoảng Năm 1972, và đầu Năm 73, c̣n nhớ xin liên lạc với tôi để cùng hỏi thăm nhau về những ngày tháng cũ. C̣n hiện nay tôi ít nhất cũng có một người đó là Đoàn Văn Minh, hiện ở Broadmeadows, Mel. người mà tôi đă kể ở trên. C̣n MX. Hà Văn Một, cũng lính TĐ/1. nhưng sau đă theo cựu trung tá Ḥa sang Tiểu đoàn 14/ TQLC.

9-06.

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site